Luật cấm cho phim, điều trăn trở của đạo diễn Việt

Đăng ngày:

Sự việc “Bụi đời Chợ Lớn” bị cấm chiếu vĩnh viễn đã trôi qua, nhưng những gì còn đọng lại trong nhà làm phim Việt là một dấu chấm hỏi to lớn: làm sao để luật cấm rõ ràng hơn?
Theo ý kiến của một số nhà đạo diễn có tiếng hiện nay, họ cảm thấy […]

Sự việc “Bụi đời Chợ Lớn” bị cấm chiếu vĩnh viễn đã trôi qua, nhưng những gì còn đọng lại trong nhà làm phim Việt là một dấu chấm hỏi to lớn: làm sao để luật cấm rõ ràng hơn?

Theo ý kiến của một số nhà đạo diễn có tiếng hiện nay, họ cảm thấy băn khoăn về luật cấm cho phim điện ảnh nước nhà. Có quá nhiều phim được đầu tư hoặc có tiếng vang trên quốc tế, nhưng vẫn bị cấm ở Việt Nam, kể sơ sơ thì cũng có đoàn phim “007” đã sắp đặt chuẩn bị đến ngày quay tại Việt Nam thì bị từ chối và không cho quay, đoàn phim “Chuyện tình kể trước lúc rạng đông” của Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn do Pháp đầu tư quay được 1/2 phim cũng đã bị dừng, “Xích lô” của đạo diễn Trần Anh Hùng quay tại Việt Nam cũng không được chiếu ở Việt Nam…

 

"Xích lô" của đạo diễn Trần Anh Hùng.

“Xích lô” của đạo diễn Trần Anh Hùng.

“Cha đẻ” của những “đứa con bị chung thân” nói gì?

Nói về việc “Xích lô” (Cyclo) bị cấm tại Việt Nam, Trần Anh Hùng trải lòng: “Khi tôi làm phim Cyclo tôi không hề nghĩ đến chuyện bôi nhọ đất nước của tôi. Tôi là một nghệ sĩ Việt Nam định cư ở nước ngoài. Và Tổ quốc Việt Nam rất thiêng liêng đối với tôi. Nếu ai không hiểu về tôi mà kết luận vội vàng về tôi thì đó là một ác cảm ghê tởm tôi không thể tưởng tượng nổi… Cái mục đích của tôi khi làm phim này là để đưa vào nền Điện ảnh thế giới một tác phẩm nghệ thuật do một người Việt Nam làm.

Và tôi chọn một con đường đi cực kỳ khó khăn là vì phim Cyclo không phải là một loại phim dễ thương. Sự giằng xé giữa cái thiện và cái ác là một đề tài rất nặng nề, rất khó xử. Đã nói đến cái thiện và cái ác thì đừng nói đến sự cân bằng giữa hai khái niệm này. Cái ác thường phô trương một cách ly kỳ. Còn cái thiện thì không. Cái thiện không phải là loại sức mạnh biểu hiện ở bên ngoài. Phim Cyclo gắn bó rất chặt chẽ với cái ý này. Để tránh sự giả tạo và để gần sự thật, phim Cyclo dành cho cái thiện một chỗ đứng đặc biệt, đó là giữa hai hình ảnh, giữa hai cảnh, ở khoảng trống giữa hai hàng chữ. Phong cách mô tả cái thiện qua âm bản tạo cho tâm hồn thèm muốn cái thiện và đi tìm nó. Ai cũng biết trong xã hội nào cũng có mảng sáng và mảng tối. Đó cũng có nghĩa là thiện và ác. Tôi muốn thể hiện cái ác ghê gớm bao nhiêu thì sự tồn tại và giá trị của cái thiện càng lớn bấy nhiêu.”

 

Đạo diễn Trần Anh Hùng.

Đạo diễn Trần Anh Hùng.

Còn đạo diễn Charlie Nguyễn thì băn khoăn: “Với một bộ phim hành động như “Bụi đời Chợ Lớn” thì tính bạo lực là cần thiết. Vậy thì bạo lực như thế nào thì được duyệt và như thế nào thì không được duyệt? Nếu luật không rõ thì người làm phim dựa vào đâu để không hoang mang khi dàn dựng những màn hành động. Bởi vì cảm nhận mức độ bạo lực của mỗi người đều khác nhau. Giống như mình lái xe mà bên đường có bảng ghi “không chạy nhanh”, vậy thì mình chạy với tốc độ bao nhiêu thì không phạm luật? Vừa lái xe vừa hoang mang thì làm sao yên tâm được.”

 

Charlie Nguyễn

Charlie Nguyễn

Nỗi lo lắng biết tỏ cùng ai?

Theo đạo diễn Nguyễn Quang Dũng thì Việt Nam không phải là nơi có luật điện ảnh khắt khe, nhưng luật của chúng ta lại rất… khó đoán. Đa phần phụ thuộc vào sự quyết định của những người cầm quyền, không phải riêng Điện ảnh mà còn nhiều cấp, ngành khác nữa.

 

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng

Anh cho biết: “Chúng ta hay nghe những câu: do vấn đề nhạy cảm, không đúng thuần phong mỹ tục truyền thống Việt Nam, hay không đúng hiện thực xã hội… đó là những câu từ rất khó đoán, vì mỗi người một cảm nhận khác nhau. Ở đâu cũng vậy. Có người sáng tạo, sản xuất và có cơ quan quản lý. Không phải sự sáng tạo nào dù nghiêm túc cũng hay và phù hợp với môi trường chung quanh. 

Tôi nói ví dụ như muốn đóng cửa một quán ăn thì không thể nào nói là vì món ăn này không giống các món ăn truyền thống được, hay không thể nào nói vì quán này sẽ có nhiều người không thích mà đóng cửa quán được. Mà phải cho biết quán này đã vi phạm điều gì? Chằng hạn: Không hợp vệ sinh vì hàm lượng chất gây hại (tên gì đó) đạt chỉ số bao nhiêu mà chuẩn cho phép của an toàn thực phẩm chỉ cho phép giới hạng ở mức bao nhiêu.. (phải rất cụ thể và chính xác) thì mới thuyết phục được.”

Vậy thì để tránh tổn thất cho nhà làm phim, phát triển sự sáng tạo của nghệ thuật và thúc đẩy nền điện ảnh nước nhà, nên chăng chúng ta sẽ có một luật cấm rõ ràng và cụ thể hơn cho ban kiểm duyệt?

Nhóm thực hiện

Bài: Khải Phong
Ảnh: Tư liệu

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more