Thời trang bền vững: Những phương cách giúp sinh viên thời trang đi theo xu hướng văn minh này

Đăng ngày:

Sinh viên thời trang sẽ có những cách thức nào để tiếp cận với thời trang bền vững?

Để hướng đến lối sống bền vững, hạn chế tối đa ảnh hưởng của con người đối với môi trường và xã hội trong lĩnh vực may mặc, ELLE Việt Nam tổ chức ELLE Design Contest – cuộc thi thiết kế “Thời trang bền vững” (Sustainable Fashion) – thuộc khuôn khổ sự kiện ELLE Fashion Journey sẽ được tổ chức cuối năm nay. Đây là sân chơi dành cho các bạn trẻ đam mê thời trang, muốn thử sức với một loại hình thiết kế mới mẻ và đem đến những giải pháp có ý nghĩa ứng dụng cao.

Tư duy thực tiễn để phát triển ngành công nghiệp thời trang bền vững

Thời gian nhận hồ sơ dự thi: 3/10 – 5/11/2017

Xem thêm thông tin chi tiết TẠI ĐÂY


sustainable-fashion-va-nhung-huong-di-cho-sinh-vien-thoi-trang-1

(Ảnh: GreenPeace)

“Sustainable fashion” – “Thời trang bền vững” là xu thế được xem như tương lai của thời trang, thể hiện sự nhân văn và tiến bộ của những người theo đuổi. “Sustainable fashion” bao gồm hệ thống tôn chỉ toàn diện từ quy trình sản xuất, chọn vật liệu, thiết kế, gia công cho đến bán hàng và truyền thông. Tất cả các tiêu chí, nhìn chung đều nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Đối với sinh viên ngành thiết kế, việc theo đuổi Thời trang bền vững đòi hỏi sự tìm đòi và đầu tư nghiêm túc. Nguyên nhân chính là vì các bạn sinh viên vốn giàu sức sáng tạo và ý chí theo đuổi, cởi mở trong tư duy nhưng lại gặp nhiều khó khăn ở kinh nghiệm còn hạn chế lẫn chưa có điều kiện tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất (chủ yếu thuộc về máy móc, quy trình sản xuất công nghiệp). Trong bài viết này, ELLE sẽ gợi ý một số kỹ thuật triển vọng, giúp các bạn sinh viên có nhận định rõ hơn và xác định được con đường theo đuổi thời trang bền vững phù hợp mà vẫn dung hòa được với phong cách thiết kế riêng của mình.

Zero waste (Thời trang không hao tổn)

sustainable-fashion-va-nhung-huong-di-cho-sinh-vien-thoi-trang-2

Zero waste hạn chế được tối đa sự hao phí chất liệu (Ảnh: Ricardo Villamil)

Zero waste (thời trang không hao tổn) là một trường phái thiết kế xuất hiện từ xa xưa, với đặc trưng như đúng như tên gọi của nó: Không có vải thừa bị bỏ đi trong quy trình thiết kế. Sari hay Chiton là một trong các loại trang phục ra đời từ xa xưa có đặc tính của thời trang không hao tổn. Việc không để thừa dù chỉ 1 cm2 vải giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, đồng thời cũng hạn chế sự ô nhiễm do sản xuất vải (chủ yếu ở quy trình nhuộm) lẫn việc xả vải vụn sau khi gia công.

sustainable-fashion-va-nhung-huong-di-cho-sinh-vien-thoi-trang-3

(Ảnh: CoolHunting)

Marc Liu, Julian Roberts, Zandra Rhodes,… là các nhà thiết kế hiện đại tiêu biểu cho trường phái này. Do đặc thù của phương pháp, giai đoạn thiết kế gần như được thực hiện trực tiếp với rập chứ không phải với phác thảo như quy trình thiết kế truyền thống. Vì vậy, việc theo đuổi Zero waste đòi hỏi NTK phải có sự tìm tòi và thực nghiệm bền bỉ mới có thể tạo ra sản phẩm ưng ý.

Kỹ thuật Subtraction cutting (Kỹ thuật cắt trừ)

sustainable-fashion-va-nhung-huong-di-cho-sinh-vien-thoi-trang-4

Subtraction cutting và sự hạn chế đáng kể về hao tổn chất liệu (Ảnh: Jane Magazine)

So với phương pháp rập 2D truyền thống, subtraction cutting (hay còn gọi là phương pháp cắt trừ) họat động với nguyên lý tạo ra cấu trúc trang phục bằng việc xoắn vải dựa trên các lỗ cắt sẵn. Mặc dù độ tiết kiệm vải không tuyệt đối như Zero waste, nhưng lượng vải bỏ đi trong quy trình sáng tác bằng subtraction cutting được xem là đã giảm đi nhiều so với cutting truyền thống.

sustainable-fashion-va-nhung-huong-di-cho-sinh-vien-thoi-trang-5

Giáo trình “Subtraction cutting của Julian Roberts (Ảnh: Julia Roberts)

Việc tận dụng tối đa chiều ngang vải đảm bảo vải được tận dụng một cách triệt để nhất. Đồng thời, các dạng thù hình của phần vải bỏ đi cũng cho phép tận dụng trở thành các chi tiết trang trí (tùy theo dụng ý thiết kế), nếu NTK thật sự để tâm khai thác yếu tố này. Cũng như zero waste, phương pháp thực nghiệm này cũng đòi hỏi quá trình nghiên cứu và đầu tư bài bản để có thể cân bằng được tính ứng dụng và tính nghệ thuật của sản phẩm thiết kế.

Trang phục unisex/ androgyny

sustainable-fashion-va-nhung-huong-di-cho-sinh-vien-thoi-trang-9

Kanye West trong một thiết kế unisex (Ảnh: ST)

sustainable-fashion-va-nhung-huong-di-cho-sinh-vien-thoi-trang-10

Dòng sustainable unisex của một thương hiệu thời trang phổ thông (Ảnh: ST)

Trang phục unisex (phi giới tính) và androgyny (lưỡng tính) là một giải pháp đậm chất “sustainable fashion”. Sự hữu hiệu và tiết kiệm nằm ở chỗ thay vì phải phân biệt riêng tủ đồ của nam và nữ, các món trang phục lúc này được dùng chung cho cả hai giới. Giải pháp này thích hợp trong việc thiết kế cho các cặp đôi hoặc thành viên trong gia đình. Việc dùng chung trang phục với người thân ngoài việc tiết kiệm, còn tạo được cảm giác mới lạ và thích thú cho người mặc. Từ đó, unisex và androgyny trở thành giải pháp lý tưởng với các NTK theo đuổi Thời trang bền vững. Hơn nữa, bộ đôi phong cách này vốn rất phóng khoáng trong tinh thần và các đặc trưng (từ phom dáng, chất liệu cho đến chi tiết), vì vậy người nghiên cứu sau khi đào sâu và xem xét bài bản, có thể thoải mái sáng tác để thể hiện cái tôi trong thiết kế.

Eco dye (Phẩm nhuộm tự nhiên)

sustainable-fashion-va-nhung-huong-di-cho-sinh-vien-thoi-trang-6

Các hiệu hứng họa tiết tạo được từ phẩm nhuộm tự nhiên khá đa dạng (Ảnh: Ayn Hanna)

Quy trình nhuộm vải trong sản xuất thời trang được thống kê là một trong những hoạt động xả thải hàng đầu ra môi trường. Cụ thế, việc một số thương hiệu thời trang nhanh đặt xưởng nhuộm tại Trung Quốc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước tự nhiên của quốc gia này. Chưa kể, các hóa chất có trong phẩm nhuộm hóa học có thể gây ra các chứng dị ứng trong quá trình sử dụng đối với những cơ địa nhạy cảm.

sustainable-fashion-va-nhung-huong-di-cho-sinh-vien-thoi-trang-7

Quy trình xử lý phẩm nhuộm tự nhiên tại một làng nhuộm truyền thống ở nước ta (Ảnh: VAWAA)

Vì vậy, việc tận dụng các phẩm nhuộm có trong tự nhiên được đề cao trong thời trang bền vững. Nguyên liệu dùng cho eco dye – nhuộm tự nhiên rất đa dạng. Bằng chứng là các dân tộc sinh sống ở cao nguyên, miền núi nước ta từ lâu đời đã biết khai thác những sản vật có sẵn trong thiên nhiên để tạo nên phẩm nhuộm dùng cho việc dệt vải thổ cẩm. Phẩm nhuộm có thể được chế tạo từ các vật liệu quen luộc như lá cây xà cừ, lá bàng, là chàm, củ nâu, củ nghệ,…

sustainable-fashion-va-nhung-huong-di-cho-sinh-vien-thoi-trang-8

Các nghệ nhân làm việc với chất liệu trong bể nhuộm tự nhiên (Ảnh: VAWAA)

Bên cạnh đó, nền thủ công mỹ nghệ của một số nước bạn cũng khai thác phương pháp này khá triệt để (cụ thể như kỹ thuật nhuộm truyền thống Shibori của Nhật Bản, hầu hết sử dụng phẩm nhuộm tự nhiên). Thủ pháp mang đậm tính dân gian này vừa có giá trị nhân văn về môi trường, vừa hiển hiện bề dày của bản sắc văn hóa, tập quán.

Tái chế vật liệu

sustainable-fashion-va-nhung-huong-di-cho-sinh-vien-thoi-trang-11

Thiết kế tái chế Jeans của nhà mốt Lutz Huelle (Ảnh: Giovanni Giannoni WWD)

Việc nhanh chóng thải đi khối lượng lớn trang phục sau thời gian ngắn sử dụng của một bộ phận người tiêu dùng ngày nay gây nguy hại không nhỏ cho môi trường tự nhiên. Chưa kể, điều này là vô cùng lãng phí về mặt kinh tế. Thời trang tái chế từ đó nhen nhóm hình thành và phát triển, lấy tôn chỉ tận dụng triệt để mọi nguyên vật liệu vốn được cho là bỏ đi. Chất liệu đầu tiên được nghĩ đến cho việc tái chế là denim, vì loại vải này có đặc trưng cá biệt là càng qua sử dụng, độ bạc của bề mặt càng tạo nên các hiệu ứng hấp dẫn. Nói đơn giản, denim càng cũ càng đẹp nên được khai thác với tần suất cao trong thời trang tái chế. Tuy nhiên, còn một số vật liệu khác cũng là gợi ý tốt cho ý tưởng tái chế như cotton, khaki, vải bố.

sustainable-fashion-va-nhung-huong-di-cho-sinh-vien-thoi-trang-12

Các cách thức triển khai đa dạng của patchwork tái chế (Ảnh: IMAXtree)

Ngoài ra, nếu bản thân vật liệu tái chế đã bị hư hại qua sử dụng, có thể nghĩ đến việc áp dụng thủ pháp patchwork (nối và chần nhiều mảnh vải nhỏ với nhau). Nhìn chung, tái chế khá đa dạng và tùy biến được theo quan điểm NTK. Tái chế cũng từ đó góp phần với zero waste, substraction cutting, eco dye, unisex/ androgyny làm nên diện mạo chung đầy triển vọng cho tương lai của sự bền vững trong thời trang.

Nhóm thực hiện

Bài: Joey (Nguồn Tạp chí Phái đẹp ELLE/ Ảnh: Tổng hợp)

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more