6 quan niệm sai lầm về xả Stress

Đăng ngày:

Những suy nghĩ sai lầm về thực phẩm chống stress chẳng những không giúp bạn giảm căng thẳng mà còn làm bạn bị stress trầm trọng hơn, thậm chí gây ra những chứng bệnh khác.

Những quan niệm sai lầm về xả stress

Những quan niệm sai lầm về xả stress

1. Ăn vặt để xả stress 

Quà vặt vô cùng phong phú từ bánh ngọt, snack, các loại hạt đến trái cây tươi ngon. Nếu bạn xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, chọn mua những loại quà vặt có lợi cho sức khỏe thì không có gì đáng nói.

Vấn đề là khi stress ta có xu hướng làm những gì mình thích và thường quên đi núi kiến thức về dinh dưỡng, về stress. Đường, chất béo trong các loại quà vặt không giúp bạn giảm căng thẳng mà còn đưa bạn vào những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như béo phì, tiểu đường, tim mạch…

2. Không cần uống viên bổ sung, tôi đã ăn uống đủ chất 

Bộ Nông Nghiệp Hoa Kì (USDA) đã nghiên cứu thực đơn ăn uống của hơn 21.000 người Mỹ và phát hiện không có một người nào ăn uống đủ lượng tối thiểu tất cả những chất cần thiết cho cơ thể từ bữa ăn hàng ngày của họ.

Một kiểm chứng dễ thấy nhất là: Mức Vitamin E cần thiết cho cơ thể là 30 IU mỗi ngày. Gạo lức và đậu phộng là loại thực phẩm giàu Vitamin E và dễ kiếm. Tuy nhiên, để có đủ 30 IU Vitamin E, bạn cần ăn tối thiểu 2,3 kg gạo với 91000 calories hoặc 300g đậu phộng với 33600 calories. Bất khả thi phải không?

3. Hút thuốc giảm căng thẳng 

Nếu hỏi 10 người, có lẽ hết 9 người hút thuốc trả lời là hút thuốc để đầu óc tỉnh táo, bớt căng thẳng, sáng suốt và dễ tập trung suy nghĩ. Hiện nay, do nhu cầu giảm căng thẳng, số lượng phụ nữ hút thuốc cũng tăng lên đáng kể.

Sự thật là Nicotin trong thuốc lá nếu được sử dụng ở liều thấp, tạo ra sự sảng khoái nhẹ nhàng, làm dịu cơn đói và bớt mệt mỏi nhưng nếu dùng lâu dài sẽ gây lệ thuộc và độc hại cho cơ thể. Một số chất khác trong thuốc lá làm bộ não và cơ thể căng thẳng, tăng lo lắng, stress lại càng stress.

4. Mượn rượu giải sầu 

Một ly rượu chất lượng cao có thể làm bạn ăn ngon miệng, kích thích hệ tiêu hóa và chống lão hóa cho phụ nữ nhưng “mượn rượu giải sầu”, “tìm quên trong men rượu” hoặc nhờ rượu “nói hộ lòng mình” khi bị stress lại là chuyện khác.

Rượu lại cho ta cảm giác thư giãn nhất thời nhưng rượu cũng làm “cùn” các giác quan và làm tăng stress sinh lý, giảm trí nhớ chưa kể những rắc rối có thể phát sinh trong lúc quá chén càng làm bạn đau đầu vì khó xử lý hơn.

5. Uống cà phê cho tỉnh táo 

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), việc lạm dụng cà phê sẽ làm hại thần kinh, gây cảm giác bồn chồn, lo lắng, mất ngủ, căng thẳng, thậm chí còn dẫn đến nôn mửa và rối loạn dạ dày. Cà phê còn là nguyên nhân gây tắc mạch máu, tăng huyết áp.

Cà phê không phải là thức uống chống stress như nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chứng minh café có khả năng làm bạn thấy hưng phấn và tỉnh táo nhưng cũng khuyến cáo là bạn chỉ cần một lượng nhỏ, không nên quá lạm dụng.

6. Dùng thuốc an thần để giảm stress 

Đó là kết quả nghiên cứu của giáo sư Genevieve Belleville, trường Đại học Tâm lý Laval’s, Canada. Giáo sư phân tích trên 14.000 người từ độ tuổi 18 đến 102 trong 12 năm từ 1994 – 2007. Sau khi loại bỏ các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến tỉ lệ tử vong, tiêu biểu như uống rượu, hút thuốc, dị tật, các dấu hiệu suy nhược hay trầm cảm… việc trị mất ngủ và lo lắng bằng thuốc tăng nguy cơ tử vong 36%.

Nhiều giả thiết được đặt ra để giải thích mối liên hệ giữa việc dùng thuốc ngủ, thuốc giảm căng thẳng thần kinh đến tỉ lệ tử vong. Các loại thuốc này ảnh hưởng đến khả năng phản ứng, khả năng cảnh giác và phối hợp làm tăng nguy cơ bị ngã hoặc các tai nạn khác. Các thuốc này cũng cản trở hệ thống hô hấp làm các vấn đề hô hấp trở nên trầm trọng hơn trong lúc ngủ. Thuốc cũng là chất gây ức chế hệ thần kinh trung ương ảnh hưởng đến khả năng đánh giá vấn đề, vì vậy mà tăng nguy cơ tự tử.

Xem thêm: Bạn stress không, xả stress với tôi.

Nhóm thực hiện

Nhung Nguyên tổng hợp
Ảnh Heras Angelica
Styling Jimenez Mateos Immaculada

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more