4 chất xúc tác của hạnh phúc

Đăng ngày:

Cảm giác hạnh phúc không chỉ đến một cách ngẫu nhiên, nó còn phụ thuộc vào cách chúng “gia giảm” một vài chất xúc tác đúng lúc và hợp lý.

1. Chất xúc tác niềm tin

1080 (16)

Con người chỉ có thể hạnh phúc khi được sống trong tập thể và có cảm giác mình thuộc về nơi đó. Vì thế, niềm tin là một chất xúc tác rất quan trọng quyết định đến việc con người có cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống hay không.

Để có thể tăng chất xúc tác niềm tin, làm cho cuộc sống hạnh phúc hơn, bạn nên:

– Là một người đáng tin: Đối với những người luôn tin tưởng ở bạn thì bạn tự nhiên cũng sẽ tin tưởng họ hơn. Vì thế, để tìm niềm tin nơi người khác thì đầu tiên bạn hãy chứng tỏ điều đó luôn có sẵn trong bản thân mình.

– Đặt niềm tin ở nơi an toàn: Thú cưng là một lựa chọn an toàn, nếu bạn lo sợ niềm tin bị phản bội. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào một nhóm mà bạn cảm thấy thoải mái, không bị đánh giá. Một lựa chọn an toàn nữa là chơi một môn thể thao có tính đồng đội.

– Sự tiếp xúc: Những va chạm như nắm tay, vuốt nhẹ có thể giúp cho mối quan hệ của bạn với những người xung quanh trở nên thân thiết hơn, sự tin cậy cũng sẽ tăng lên. Bởi thế, để tăng xúc tác niềm tin, bạn hãy chú ý đến những sự tiếp xúc nhẹ nhàng này.

– Thử cơ hội mới: Bên cạnh việc sống trong vòng tròn an toàn của những người thân thiết, bạn cũng cần cho phép niềm tin của mình được thử thách một vài cơ hội với những người lạ. Điều này chắc chắn sẽ có tác động rất bất ngờ.

2. Chất xúc tác hưng phấn

1080 (18)

Hưng phấn sẽ kích thích khả năng giảm đau tự nhiên của cơ thể, bởi thế nếu có thể nạp một lượng vừa đủ chất xúc tác này, cảm xúc của bạn cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Để nạp đủ chất xúc tác hưng phấn, bạn cần:

– Cười: Một nụ cười sảng khoái có thể giúp cho các cảm xúc tích cực bên trong của bạn được đánh thức, thậm chí nụ cười hết sức (khiến bạn có cảm giác đau cơ mặt) sẽ có tác dụng xua tan mọi nỗi lo sợ.

– Khóc: Kìm nén nước mắt có thể khiến cho bạn cảm thấy căng thẳng hơn, vì thế khi cảm thấy cần thiết bạn cứ để mình khóc. Nghiên cứu cho thấy, khóc có thể giúp bạn giảm bớt sự đau đớn, áp lực, đặc biệt ở cơ hoành (cơ nằm giữa bụng và ngực).

– Tập luyện: Cần phải luân chuyển những trạng thái kể trên để cơ thể cảm giác nhận được một chuỗi những hoạt động mới, nhờ vậy chất xúc tác hưng phấn giúp giảm đau sẽ xuất hiện một cách hoàn hảo nhất.

– Căng cơ: Căng cơ giúp tăng khả năng tuần hoàn và bạn sẽ thấy sảng khoái hơn, vì thế hãy thử một lớp yoga để cảm nhận những điều kỳ diệu mà bạn chưa từng nghĩ mình có thể làm được.

3. Chất xúc tác mục tiêu

Girl with binoculars standing on the ship, and looks into the di

Mục tiêu sẽ giúp não bộ chúng ta sản sinh năng lượng để đạt được những điều mình muốn.

Để tăng cường được chất xúc tác này, bạn có thể làm theo những cách sau:

– Tiến bước nhỏ: Khi vượt qua được một mục tiêu, bạn sẽ có cảm giác tự tin hơn về bản thân, não bộ cũng sản sinh ra những xúc cảm hưng phấn ngợi khen những gì mà bạn đạt được. Nhờ thế, mục tiêu tiếp theo sẽ có khả năng đạt được cao hơn.

– Tự chúc mừng: Đừng tiếc lời chúc mừng bản thân sau những thành quả đạt được dù nhỏ để bạn có cảm giác mình giành ưu thế trong lĩnh vực đó.

– Nâng cấp từ từ: Không cần biết mục tiêu lớn cuối cùng của bạn là gì, nhưng bạn cần đề ra những mục tiêu nhỏ thật rõ ràng, thực tế và nâng bậc từ từ để có thể nắm chắc thành công.

– Hành động: Dành khoảng thời gian nhất định mỗi ngày hiện thực hóa mục tiêu, não bộ sẽ sản sinh năng lượng giúp bạn dồn sức thực hiện điều này.

4. Chất xúc tác an toàn 

1080 (20)

Giống như tất cả những loài động vật có vú khác, con người thấy an toàn và thoải mái khi biết mình lớn hơn, mạnh hơn và chiếm ưu thế với đối phương.

Để thúc đầy sự sản sinh chất xúc tác an toàn này, chúng ta nên:

– Tôn trọng hiện tại: Dù đang ở bất kỳ nơi đâu và dưới vai trò nào, bạn cũng nên tìm ra ý nghĩa của điều đó, và tận hưởng hiện tại hơn là chịu đựng và chờ nó qua đi.

– Từ bỏ sự kiểm soát:  Sau khi từ bỏ thói quen kiểm soát, mọi thứ dù diễn ra thế nào cũng không thể làm bạn thất vọng

– Đánh giá sự ảnh hưởng: Thỉnh thoảng bạn hãy tự nhìn lại và đánh giá mức độ ảnh hưởng của mình lên người khác. Đừng hy vọng những kết quả lớn lao, hãy chỉ làm như vậy để thấy rằng ít ra mình cũng đang có tác động tích cực với ai đó.

– Tự hào: Hãy tự nói với bản thân: “Nhìn xem, tôi làm được gì đây!”. Có thể những điều bạn làm được chưa thật gần với những gì bạn muốn, tuy nhiên có hề gì, nó vẫn đáng tự hào là được.
Xem thêm 8 bước đến hạnh phúc

Xem thêm Hạnh phúc là sự lựa chọn

Nhóm thực hiện

Theo Psychologies

Biên dịch: Bình Phạm

Ảnh: Tư liệu

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more