Liệu pháp shopping – Mua sắm giúp phụ nữ chữa bệnh tâm lý

Đăng ngày:

Các nhà khoa học đang giải mã sự thèm muốn mua sắm của chị em bằng cách chứng minh rằng, một phần vỏ não của phụ nữ hoạt động tích cực hơn khi nhìn thấy váy áo, giày dép.

Liệu pháp shopping

Liệu pháp shopping

Tháng 9/1998, sau khi lĩnh tháng lương đầu tiên, tớ bay từ Hà Nội vào Sài Gòn để thực hiện chuyến du lịch mua sắm đầu tiên trong đời. Một bộ nhẫn và mặt dây chuyền đá Citrine to như đáy chai bia Hà Nội, tớ mua ở cửa hàng Alphana, lúc đó còn nhỏ xíu trên đường Đồng Khởi, hai bộ vests của shop CoCo trên đường Lê Duẩn, mấy chiếc quần Jeans của Max là những chiến lợi phẩm của chuyến đi đó. Thay vì biếu bố mẹ hay khao bạn bè (là những việc đáng nhẽ nên làm) thì tớ, một con nghiện thực sự, đã đi theo tiếng gọi, ma lực và sự mê hoặc của mua sắm.

Tại sao phụ nữ chúng mình mua nhiều thế nhỉ?

Chúng mình shop trung bình mỗi tuần 3 tiếng đồng hồ (1.5 tiếng cho quần áo, và 1.5 tiếng cho phụ kiện, giày dép), chúng mình tiêu gấp đôi cho trang phục và đồ dùng cá nhân so với cánh mày râu và tụi trẻ con. Chúng mình ra quyết định hoặc có ảnh hưởng lớn tới 83% đối với các mặt hàng tiêu dùng (theo Phoenix Marketing Consulting), và chiếm đa số phần trăm dân mua sắm trên mạng (theo Mindshares, Ogilvy & Marther).

Cái sự mua bán của chị em đã tốn biết bao nhiêu giấy mực, thời gian, công sức của toàn xã hội, từ các giáo sư tiến sĩ về tâm lý học, xã hội học, các nhà nghiên cứu thị trường, các chuyên gia marketing và PR, các công ty bán buôn bán lẻ lớn bé, cũng như là đề tài cho khối sự tò mò, bực bội, thậm chí dè bỉu của anh em. Hậu quả của tất cả các sự quan tâm trên là chúng mình bị phân tích, mổ xẻ rồi “phân loại”.

 

Erik Almas Photography

Erik Almas Photography

Phụ nữ chúng mình có bản năng khao khát shopping

Các nhà khoa học vẫn đang trong quá trình giải mã sự thèm muốn mua sắm của chị em bằng cách chứng minh rằng một phần vỏ não của phụ nữ hoạt động tích cực hơn khi nhìn thấy váy áo, giày dép. Hơn nữa, một nghiên cứu gần đây của trường đại học Minnesota mới đăng trên tạp chí nghiên cứu tiêu dùng (The Journal of Consumer Research) đã chứng minh rằng chúng mình mua nhiều hơn trong những ngày rụng trứng. Trong thời điểm đó, chúng mình có nhu cầu mặc đẹp hơn, quyến rũ hơn và hậu quả là thấy cần phải đi mua đồ nhiều hơn.

Chúng mình là những con nghiện – những đôi giày mới có khả năng làm chúng mình “phê” hơn cả thuốc phiện. Nhân vật Rebecca trong Shopaholics là một ví dụ.

Chúng mình là những kẻ hay đua đòi. Tâm lý “nếu nó có, mình cũng phải có” là nguyên nhân nhiều chị em xách ví đi mua sắm.

Chúng mình là những kẻ phù phiếm, điệu đà. Cơ hội đi mua sắm thỏa mãn nhu cầu cần nhìn ngắm bản thân trong gương của chị em.

Với chúng mình, mua sắm là một dịp quan trọng để một nhóm nhỏ bạn bè, chị em gắn bó, hiểu, và thân nhau hơn.

Mua sắm là cách chúng mình chữa bệnh tâm lý (shopping therapy). Sau một ngày làm việc căng thẳng, vất vả, hoặc khi giận chồng con, ức chế với mẹ chồng, mọi phiền muộn trên đời đều có thể giải quyết được bằng cách đi mua sắm.

Xem thêm

1. Các tin tức về thời trang của tạp chí ELLE
2. Các kiến thức về mua sắm từ tạp chí ELLE 

 

Nhóm thực hiện

Bài VŨ PHƯƠNG NHU

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more