JUNYA WATANABE – Bộ sưu tập Thu-Đông 2015/16

Đăng ngày:

Với bộ sưu tập Thu-Đông lần này, Junya Watanabe mang đến các vấn đề toán học và sự ám ảnh về cấu trúc đa chiều trong thiết kế thời trang.

Luôn có một khoảnh khắc “Rosebud” (một từ xuất hiện ở phút cuối cùng của bộ phim điện ảnh Citizen Kane như thông điệp về tính phức tạp và đa diện) trong các BST của Junya Watanabe. Với BST Thu-Đông lần này, Watanabe mang đến các vấn đề toán học và sự ám ảnh về cấu trúc đa chiều trong thiết kế thời trang.

Các mô hình Fractal, những con số Fibonacci hay tỷ lệ vàng (Golden Ratio) dường như tham gia vào cuộc chơi thời trang thông qua hình dạng của từng trang phục trong BST. Yếu tố then chốt chính là khi toán học và thiên nhiên gặp nhau trong một kiến trúc hữu cơ đầy sáng tạo. Các khối đa giác luôn hiện hữu trong tự nhiên, mà ở đây là biểu tượng kim cương và kim tự tháp, được kiến tạo thành điểm nhấn 3D cho trang phục thông qua những đường cắt xẻ, gấp khúc, tạo nếp… chính xác và cân bằng tuyệt đối. Thiết kế dạng lưới tổ ong được vận dụng nhuần nhuyễn, tưởng như Watanabe đang chơi trò cắt dán trên nền chất liệu vải thay vì những mô hình bằng giấy. Hệ thống xếp li hoàn chỉnh cũng là đặc điểm dễ nhận thấy trong nhiều BST của nhà thiết kế người Nhật này.

Tuy nhiên, sự lãng mạn của show diễn đã gỡ bỏ cảm giác cứng nhắc của hình học. Còn lại trong nhận thức của người xem là tính cổ điển và sự ám ảnh. Những người mẫu xuất hiện đầy nghệ thuật với nét vẽ nguệch ngoạc trên các bộ phận của cơ thể, và nếu nhìn kỹ hơn, đó là mô phỏng của các phương trình toán học. Giống như nhà toán học John Nash, Watanabe luôn tự thôi thúc tìm kiếm các mô hình ẩn, và ông giải quyết các vấn đề đó thông qua những thiết kế đầy bất ngờ trong các BST của mình.

\

 

Nhóm thực hiện

Bài: Đoàn Trúc

Ảnh: Imaxtree

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more