Áo khoác Bomber hạ cánh từ giữa không trung xuống sàn runway

Đăng ngày:

Khởi đầu là những chiếc áo khoác giữ nhiệt cho các phi công trong Thế chiến, áo khoác bomber đã có một chặng đường dài hạ cánh từ giữa không trung xuống những sàn runway danh tiếng bậc nhất hiện nay và trở thành một item thời thượng dành cho những kẻ mộ điệu thời trang.

06-seoul-fashion-week-fall-2015-street-style-31

Bomber jacket – Xu hướng thời trang không bao giờ lỗi thời

Chiếc áo khoác bước ra từ thế chiến

Áo khoác thời chiến

Áo khoác Bomber thời chiến

Lịch sử của chiếc áo khoác bomber đương đại được bắt đầu viết vào những ngày tháng khốc liệt của Thế chiến thứ I. Vào thời điểm này, máy bay chiến đấu vẫn chưa có buồng lái được đóng kín hoàn toàn nên các phi công cần thứ quân phục có khả năng giữ nhiệt cao giúp họ hoạt động hiệu quả trong không trung lạnh giá. Trong khoảng năm 1917, quân đội Mỹ đã thành lập một Uỷ ban Không phục chuyên cung cấp những mẫu áo khoác da hạng nặng cho các phi công (những mẫu áo này có phần cổ cao, bo ở cổ tay và thắt lưng, chất liệu da pha cùng lông thú để giữ ấm). Đây chính là mẫu thiết kế khởi nguồn cho những chiếc bomber jacket sau này với dáng áo thắt ống đặc trưng.

Áo khoác phi công

Áo khoác phi công

Tới Thế chiến thứ II, công nghệ dành cho Không chiến phát triển nhanh chóng, kéo theo hệ thống điều khiển đồ sộ trong buồng lái máy bay chật hẹp. Chính điều này đã thúc đẩy sự cải tiến trong việc thiết kế áo khoác cho phi công, thay vì những chiếc áo ấm áp nhưng nặng nề bằng da hoặc lông, các phi công cần những chiếc áo gọn nhẹ hơn được làm từ chất liệu không thấm nước hoặc sợi len.

Áo khoác bomber MA1

Áo khoác bomber MA1

Chiếc áo bomber jacket trong thời kỳ này được gọi bằng cái tên số hiệu B-15 jacket. Nhằm mục đích phục vụ cho việc ngồi trong buồng lái hẹp nhưng vẫn đảm bảo được nhiệt độ ấm áp cho các phi công, áo B-15 được thiết kế bằng chất liệu nylon tổng hợp nhồi bông trong áo, cổ lông dày, túi khoá kéo ở hai bên cánh tay. Sau đó, chiếc áo B-15 đã được cải thiện bằng việc bỏ đi chiếc cổ lông nhằm tránh việc gây vướng víu khi nhảy dù, thêm vào những đường cam dọc cánh tay giúp hỗ trợ việc tìm kiếm cứu nạn trong trường hợp máy bay gặp sự cố. Đây chính là chiếc áo MA1 – chiếc áo được sử dụng rộng rãi trong quân đội Mỹ ngày nay và cũng là mẫu áo truyền cảm hứng mạnh mẽ cho xu hướng bomber jacket của làng thời trang thế giới.

Cuộc hạ cánh xuống văn hoá đương đại

Mẫu áo MA1 bắt đầu được sử dụng rộng rãi ngoài phạm vi quân đội trong khoảng thập niên 70 thế kỷ trước. Thời điểm này, bomber jacket thường được tầng lớp skinheads (hoặc scooterboys) – một bộ phận văn hoá nhỏ đầy tính nổi loạn của lớp thanh niên lao động tại châu Âu – mặc cùng quần jeans xắn gấu, ủng Doc Martens và những phụ kiện mang hơi hướng quân phiệt.

skinheads

Hình ảnh những anh chàng cạo đầu hầm hố này cùng chiếc bomber jacket đã tạo nên một trào lưu thời trang đầy tính nổi loạn trong tầng lớp lao động suốt những năm 1970.

Phim Top Gun

Phim Top Gun

Tuy nhiên chỉ đến khi được đưa vào điện ảnh bằng những bộ phim ăn khách của Hollywood suốt thập niên 80 – 90 như The Hunter (với sự tham gia của Steve McQueen), Indiana Jones (có Harrison Ford), Top Gun (với sự xuất hiện của Tom Cruise), chiếc áo này mới thực sự trở thành một item có sức ảnh hưởng rộng rãi đối với thế giới thời trang: không chỉ được sử dụng trong quân đội hay trong tầng lớp lao động, bomber jacket còn len lỏi vào những ngôi trường cấp 3, đại học và trở thành những chiếc áo baseball jacket lừng danh thường xuyên được sử dụng làm đồng phục trong giới thanh thiếu niên cho đến tận ngày nay. Thậm chí vào năm 1993, chiếc áo này đã được chọn là “quốc phục” của Hoa Kỳ tại hội nghị APEC được tổ chức tại Seattle, Washington.

Ngôi sao sáng của runway và streetstyle

Cũng giống như chiếc áo khoác denim bụi bặm, bomber jacket cũng là một item mang tính biểu tượng cao trong gia phả thời trang thế giới. Cùng lịch sử bước ra từ thế chiến đến những tháng ngày “chinh chiến” giữa các tầng lớp văn hoá đa dạng của xã hội, áo khoác bomber trở thành một điển hình cho sự giao điểm giữa tính tiện dụng và tính độc đáo trong thời trang.

Raf Simons bomber jacket

Raf Simons bomber jacket

Các NTK thời trang cũng vì vậy mà khó lòng bỏ lỡ item này trong công cuộc sáng tạo tận tuỵ của mình. Trong BST Xuân-Hè 2000, Raf Simons đã cho trình làng mẫu áo bomber “kim tự tháp” kinh điển với phần logo in sau lưng áo được truyền cảm hứng từ nhóm nhạc điện tử khét tiếng suốt thập niên 90 – Rotterdam Terror Corp. Vào năm 2003, ông cũng tạo nên một cơn sốt khác trong giới mộ điệu thời trang bởi chiếc bomber “lính dù” với phần thiết kế túi hộp, dây kéo tinh xảo. Chiếc áo bomber này của Raf Simons vẫn thường được đưa vào các bảo tàng trưng bày như thể một thiết kế tuyệt đỉnh của đương đại và hầu như không bao giờ “on sale”.

Fear of god bomber jacket

Fear of god bomber jacket

Trong năm 2004, sau khi Raf Simons tung ra chiếc bomber “lính dù”, Helmut Lang cũng cho ra đời siêu phẩm bondage bomber với phần dây lưng tối giản. Và những năm gần đây, những mẫu áo bomber dáng dài của Rick Owen, Fear Of God tung hoành ngang dọc khắp các sàn runway cũng như trên những nẻo đường phố streetstyle của các kinh đô thời trang lớn. Hay Balenciaga, Dries Van Noten cũng không đứng ngoài cuộc chơi cùng bomber khi liên tiếp cho ra đời những mẫu áo in hoa bắt mắt luôn được các fashionista săn lùng.

Áo khoác bomber họa tiết hoa

Áo khoác bomber họa tiết hoa

Áo khoác bomber họa tiết hoa

Áo khoác bomber họa tiết hoa

Áo khoác bomber họa tiết hoa

Xem thêm

Những kiểu áo khoác đẹp cho nữ khi đi du lịch

1 món đồ 2 phong cách: Áo khoác ngắn

7 thiết kế áo khoác nữ “hot” nhất Thu-Đông 2016/17

Nhóm thực hiện

Dan Linh (Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE)

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more