Bạn sẽ không bao giờ biết khách hàng của thời trang Haute Couture là ai

Đăng ngày:

Dù có dồn NTK Karl Lagerfeld vào chân tường đi nữa, ông cũng kiên quyết không tiết lộ ra tên của chủ nhân những bộ đồ thời trang Haute Couture.

Haute Couture bắt nguồn từ tiếng Pháp có thể tạm dịch là thời trang thượng lưu (couture: may đo, haute: sang trọng, cao cấp). Cụm từ này nhằm để tôn vinh sự sáng tạo, xa hoa, và kĩ nghệ bậc nhất trong thế giới thời trang. Vì lẽ đó mà Haute Couture – như một bà hoàng “chễm chệ” với danh xưng “Giấc mơ không bao giờ chết” – có hẳn một mảng riêng biệt trong nghệ thuật may mặc. Nó không chỉ đơn thuần là đỉnh cao của sự sáng tạo, tinh tế, cũng như chuẩn mực khắc nghiệt mà nó còn là tấm gương phản ánh chính xác nhất chân dung của thời đại.

Haute Couture tuyệt nhiên không dành cho tất cả mọi người vì bản chất khởi nguồn của nó vốn là cuộc chơi vô tiền khoáng hậu của giới quý tộc. Thiết kế của các bộ sưu tập trong show Couture đều có sự biến chuyển qua từng thời kì. Từ những mẫu đầm đơn giản, quý phái, tỉ mỉ từng đường kim mũi chỉ đến những bộ cánh với họa tiết cầu kì, gam màu lạnh-nóng được kết hợp khéo léo, và phụ kiện lạ mắt. Nhưng từ năm 2010 trở lại đây, thì trang phục  Haute Couture thanh lịch và nhã nhặn hơn.

“Khu vườn bí mật” mang tên Haute Couture

Haute Couture như một “thế giới cổ tích” mà không phải ai cũng có thể đặt chân vào. Ngay cả những nhà thời trang phải nhận sự công nhận bởi Nghiệp đoàn may đo cao cấp (Chambre Syndicale de la Haute Couture) mới được xem là có đủ tư cách để làm ra Haute Couture. Điều kiện để trở thành “Couturier” cũng không dễ dàng gì khi các nhà may phải có khả năng thiết kế những đơn hàng chuyên biệt, có một xưởng may ở Paris với ít nhất 50 nghệ nhân làm việc toàn thời gian và 20 thợ lành nghề làm việc tại mỗi xưởng thiết kế. Ngoài ra, mỗi một mùa phải giới thiệu một bộ sự tập gồm ít nhất 35 mẫu công khai với báo giới Paris, cả trang phục ban ngày và dạ tiệc.

Một bộ Couture sẽ được các nghệ nhân may bằng tay, tỉ mỉ cẩn thận từng đường chỉ mũi kim

Một bộ Couture sẽ được các nghệ nhân may bằng tay, tỉ mỉ cẩn thận từng đường kim mũi chỉ.

Xưởng may điển hình của nhà Haute Couture

Xưởng may điển hình của nhà Haute Couture.

Những thiết kế Haute Couture tất nhiên là không được bày bán rộng rãi vì tính độc nhất vô nhị “chủ nghĩa” chính của nó. Và không phải cứ có thật nhiều tiền là mua được. Quả thật không nói quá khi ví Haute Couture là “nữ hoàng quyền lực và đỏng đảnh” của vương quốc thời trang. Nếu muốn mua, khách hàng phải trực tiếp liên hệ với nhà Haute Couture để đặt may. Quy trình thường là họ trực tiếp hoặc qua các mối quan hệ để liên hệ và đặt hàng với nhà may. Sau đó, nhà Haute Couture sẽ xem xét tùy thuộc vào mối quan hệ và địa vị xã hội của họ mà có đồng ý nhận may đồ cho họ hay không. Nếu được chấp nhận, khách hàng sẽ được hẹn đến nhà may tại Paris, gặp nhà thiết kế chính để trao đổi, chọn mẫu và lấy số đo. Nhà may tiến hành thực hiện và bạn sẽ phải đến thử và sửa trang phục vài lần nữa. Thường thì các nghệ nhân và thợ may mất trung bình 172 giờ để làm ra một món Haute Couture chỉnh chu. Giá cả sẽ tùy thuộc vào từng món đồ: một bộ suit hay áo blouse sẽ có giá dao động từ 20,000USD đến 30,000USD. Còn những chiếc đầm thêu sẽ được bán với giá trên 100,000USD. Là một khách hàng thân thiết của Haute Couture đồng nghĩa với việc họ sẽ phải ăn kiêng và giảm cân liên tục, vì nếu họ có thể mặc vừa vặn mẫu thiết kếcho người mẫu ở các show trình diễn thì họ sẽ được giảm giá 30%. Nhưng nếu Couture được đặt may theo ý của khách hàng, thì họ sẽ trả theo giá gốc.

Mặc dù trông có vẻ rườm rà với nhiều khối vải và họa tiết sặc sỡ, nhưng thật ra Couture có tính thông dụng mà những người ở ngoài giới Couture ít biết. Các bộ Couture sẽ cực kì khác so với trên sàn diễn vì nó được đặt may theo yêu cầu của chính khách hàng

Mặc dù trông có vẻ rườm rà với nhiều khối vải đụn và họa tiết sặc sỡ, nhưng thật ra Couture cũng có tính thông dụng mà những người ở ngoài giới Couture ít biết đến. Các bộ Couture để mặc sẽ hoàn toàn khác so với trên sàn diễn vì nó được đặt may theo yêu cầu của chính khách hàng.

Những tín đồ Couture đã lập ra một cộng đồng nhỏ khoảng 200 thành viên khắp nơi trên thế giới. Thường niên, xuyên suốt Tuần lễ Haute Couture ở Paris, họ sẽ gặp gỡ, trò chuyện, thậm chí có thể đi mua sắm cùng nhau. Vì là một nhóm kín, nên họ không thích “kết nạp” người lạ. Thông thường, “newbie” phải kiên nhẫn xây dựng mối quan hệ với các thành viên, phải cho họ thấy rằng mình xứng đáng được là một phần của thế giới Couture. Các bản vẽ và mẫu vải sẽ được các nhà may gửi đến cho thành viên trong nhóm để tham khảo và lựa chọn.

Các mẫu thiết kế sẽ có bản sketch và chất liệu vải đính kèm để gửi cho khách hàng

Các mẫu thiết kế sẽ có bản sketch và chất liệu vải đính kèm để gửi cho khách hàng.

Những thành viên trong cộng đồng Haute Couture khá kín tiếng vì họ không muốn quá nhiều người biết về họ hay họ sở hữu bao nhiêu bộ Couture. Sự gắt gao và nghiêm ngặt của văn hóa Haute Couture đã ăn vào trong máu họ đến độ họ sẽ không bao giờ mua bất kì bộ Couture nào nếu đã có người nổi tiếng mặc qua. Mỗi món chỉ dành cho một chủ nhân và chỉ một người sở hữu nó trên cả hành tinh này mà thôi. Không có kẻ thứ hai nào có thể mặc được tuyệt tác độc nhất đó. Họ cũng sẽ không mặc một món quá ba lần. Qua vài năm, họ có thể tặng những bộ Couture cho viện bảo tàng. Trong 12 cái tên của nhà Haute Couture, thì Chanel là thương hiệu “hái ra tiền” nhiều nhất vì hầu hết những tín đồ Couture cực kỳ ưa chuộng các món đồ của Chanel bởi sự trang nhã mà không kém phần lộng lẫy.

Đối với những Couture boutique thì khách hàng sẽ phải đặt hẹn trước nếu muốn đến xem qua và mặc thử các mẫu thiết kế. Thường thì những bộ Couture sẽ không có tag để giá cả. Những tín độ Couture thực thụ sẽ tự đoán được giá của món đồ mình chọn

Đối với những Couture boutique, khách hàng sẽ phải đặt hẹn trước nếu muốn đến xem qua và mặc thử các mẫu thiết kế. Thường thì những bộ Couture sẽ không có tag. Những tín độ Couture thực thụ sẽ tự đoán được giá của món đồ mình chọn.

Haute Couture nắm giữ chóp vàng kim tự tháp thời trang đồng thời kiến tạo nên những giấc mơ. Dù không tưởng hay quá khích, những giấc mơ vẫn có một vai trò không nhỏ trong sự vận động của sáng tạo và nghệ thuật

Haute Couture nắm giữ chóp vàng kim tự tháp thời trang đồng thời đóng một vai trò không nhỏ trong sự vận động của sáng tạo và nghệ thuật.

Tuy mỗi thành viên có gout và sở thích về Couture khác nhau, nhưng họ đều có chung một niềm tin trường tồn qua thời gian: Haute Couture không đơn thuần là thời trang mà nó còn là một loại hình nghệ thuật đáng được trân trọng và dung dưỡng. Trong vòng quay cuồng nộ của dòng thời trang may sẵn hiện nay, tuy Haute Couture đang dần bị “nuốt chửng” bởi tính thực dụng và lợi nhuận, những tín đồ thực thụ vẫn có đủ hoài vọng để nuôi dưỡng những giấc mơ, những giấc mơ dù trắc trở, nhưng không bao giờ chết.

Chặng đường của Haute Couture qua năm tháng

Vào những năm 1960, các mẫu Couture thường là những chiếc đầm dài tới đầu gối hay chấm đất với màu sắc và họa tiết đơn giản. Người mẫu sẽ đeo vài loại phụ kiện và mang giày cao gót đế thô giúp cho vóc dáng của họ thêm cao và thanh thoát hơn. Cửa tiệm Couture đầu tiên khai trương do “khối óc thời trang” vĩ đại, Saint Laurent nghĩ ra khi ông cho ra mắt dòng sản phẩm Saint Laurent Rive Gauche.

Trang phục Haute Couture những năm 1960

Người mẫu trong chiế c đầm dài với họa tiết kim cương trong show Haute Couture Thu-Đông của James Galano những năm 1960.

Cửa hàng Haute Couture đầu tiên do Yves Saint Laurent sáng lập

Cửa hàng Haute Couture đầu tiên do Yves Saint Laurent sáng lập.

Xuyên suốt những năm 1970, loại giày “thân thiện” cho runway tiếp tục dẫn đầu xu hướng. Giới người mẫu cực kì ưa chuộng giày kitten heels hay thậm chí là giày bệt để thoải mái hơn khi trình diễn. Những mẫu quần áo được trình diễn trong các show thời trang được nạm đá nên có phần kiểu cách hơn.

Couture gown vào những năm 1970

Những chiếc đầm Couture năm 1970 được thiết kế với nhiều họa tiết hơn so với thập niên trước.

Thập niên 80 là giai đoạn thịnh vượng của vùng Trung Đông và phương Tây nên thời trang Haute Couture phát triển hơn bao giờ hết. Người mẫu khoác lên những bộ cánh không cách điệu nhiều về chất liệu lẫn silhouette (sự cô đọng đường bao hình dáng áo, loại bỏ những chi tiết nằm trong và nằm ngoài dáng áo). Loại giày được họ mang khi trình diễn là strappy sandals và giày slingback (giày cao gót hở mũi hoặc gót chân).

Đầm Couture trong thập niên 80s thường có kiểu dáng suông bóng, khoe vẻ đẹp nuột nà của người phụ nữ, vừa quyến rũ mà không kém phần quý phái

Đầm Couture trong thập niên 80s thường có kiểu dáng suông bóng, khoe vẻ đẹp nuột nà của người phụ nữ, vừa quyến rũ mà không kém phần quý phái.

Những năm 90 là niên đại của sự sáng tạo trong chặng đường phát triển của Haute Couture. Nếu các mẫu quần áo lúc trước thường được kết hợp với kiểu tóc và lối makeup đơn giản, thì đến giai đoạn này, tóc búi updo công phu và makeup táo bạo là xu hướng chính. Hai nhà thiết kế tài ba của Christian Dior và Givenchy, John Galliano và Alexander McQueen đã đi tiên phong và dẫn đầu xu hướng trong suốt mười năm với những mẫu thiết kế sang trọng. Họ còn cách tân các loại giày cổ điển như thêm vài đường cut-outs và thử nghiệm các chất liệu mới.

Siêu mẫu Christy Turlington trong bộ đầm Couture thiết kế bởi Valentino.

Đầm Couture của Dior năm 1991

Một trong những mẫu Couture của Christian Dior năm 1991.  Họa tiết hoa nhiều màu sắc cùng với sự phối hợp giữa những gam màu nóng-lạnh, tóc búi updo là những điểm nhấn của Couture thập niên 90s.

Vào những năm 2000, Haute Couture đánh dấu một cuộc đột phá về màu sắc, Đây là giai đoạn mà gam màu sáng như hồng và xanh neon được các nhà thiết kế tận dụng triệt để. Cùng với những phụ kiện tóc cầu kì, có phần “quái gỡ” và khó hiểu, giày cao gót sặc sỡ, các show Couture tại thời điểm đó được ví như một runway sắc màu.

Đầm Couture với nhiều họa tiết hoa kết hợp với nón có gắn lông vũ xanh lá được thiết kế bởi John Galliano tại show Haute Couture Thu-Đông năm 2000-2001 của Christian Dior

Đầm Couture với nhiều họa tiết hoa kết hợp với nón lông vũ được thiết kế bởi John Galliano tại show Haute Couture Thu-Đông năm 2000-2001 của Christian Dior.

Show Couture Thu-Đông 2000-2001 của Christian Dior

Sử dụng những gam màu nóng với nhiều họa tiết lạ mắt, lối makeup táo bạo có phần “khó hiểu” là những điểm đặc trưng của Couture lúc bấy giờ.

Từ năm 2010 đến hiện tại, các nhà thiết kế quay trở lại với phong cách tối giản và thanh lịch về trang phục cũng như kiểu tóc, và dành nhiều chú trọng đặc biệt vào giày. Đế giày được làm cao hơn, hình dáng và màu sắc cũng phù hợp với từng mẫu Couture qua các mùa. Danh sách những nhà thời trang Haute Couture chính thức tại Paris thu gọn lại chỉ còn 12 thành viên gồm có những cái tên vô “nhẵn mặt” trong làng thời trang quốc tế: Chanel, Christian Dior, Givenchy, Maurizio Galante, Atelier Gustavolins, Bouchra Jarrar, Alexis Mabille, Alexandre Vauthier, Frank Sorbier, Jean Paul Gaultier, Stéphane Rolland, Adeline AndréNgoài ra có các thành viên khách mời từ nước ngoài cũng nằm trong lịch diễn chính thức của Tuần lễ Haute Couture như Elie Saab, Giorgio Armani, Valentino, Versace, Alexandre Vauthier, và Iris Van Herpen.

Show Haute Couture của Versace vào năm ngoái.

Show Haute Couture của Versace vào năm ngoái.

 

Nhóm thực hiện

Lược dịch: Quỳnh Như (Nguồn: Footwearnews)

 

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more