6 cách đơn giản để có tinh thần khỏe mạnh trong năm mới

Đăng ngày:

Bước sang năm mới, chúng ta cần một kế hoạch dài hạn để thực hiện mục tiêu giúp tinh thần mạnh khỏe hơn. Bất cứ mục tiêu lớn nào cũng phải bắt đầu từ những thay đổi nhỏ.

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà mỗi người dành tới 8 tiếng mỗi ngày cho các phương tiện truyền thông. Trong 8 tiếng ấy, chúng ta lướt Facebook, Instagram và đọc những bài báo đáng sợ về tệ nạn xã hội và chiến tranh hạt nhân. Cuộc sống này thật áp lực và căng thẳng làm sao! Vậy, chúng ta nên làm gì để cải thiện sức khỏe tinh thần hơn là chỉ chăm chăm vào sức khỏe thể chất trong năm nay? Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Bidvine, 1/3 trong tổng số hơn 1.500 người Anh cho biết họ muốn cải thiện sức khỏe tinh thần và chỉ 1/5 số đó muốn giảm cân.

tinh thần

Ảnh: Farsai C.

Bước sang năm mới, chúng ta cần một kế hoạch dài hạn để thực hiện mục tiêu giúp tâm trí trở nên mạnh khỏe hơn. Và việc gì cũng phải bắt đầu từ những thay đổi nhỏ, đúng không nào? Hãy bắt đầu những việc sau đây ngay nhé!

tinh thần

Ảnh: Chungkuk Bae

1. Hãy ngủ đủ giấc, nghiêm túc đấy

tinh thần

Ảnh: Jacob Townsend

Các nghiên cứu gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới đã xác định một “dịch bệnh mất ngủ” với 2/3 người lớn ở các nước phát triển không được ngủ đủ 8 giờ mỗi đêm. Mất ngủ mãn tính có thể dẫn đến các những rối loạn cảm xúc về lâu dài như chứng lo âu và trầm cảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất. Trong cuốn sách sắp tới của mình – Tại sao chúng ta ngủ, giáo sư Matthew Walker đã ghi chú việc “cá nhân không nhận ra tình trạng thiếu ngủ kéo dài của họ đến đâu, dẫn đến tình trạng bỏ mặc sức khỏe tinh thần và sức sống thể chất của mình. Các căn bệnh cứ theo đó mà tích lũy dần dần”.

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, cần tránh tất cả các thủ phạm ảnh hưởng đến thời gian ngủ của chúng ta như các thiết bị phát ra ánh sáng xanh và cà phê vào đêm muộn. Nếu cảm thấy khó ngủ, hãy tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia.

2. Bớt lo xa đi nào

tinh thần

Ảnh: Kristen Sturdivant

Theo cuốn sách Liệu pháp chữa chứng lo âu của Tiến sĩ Robert L. Leahy năm 2005, 85% những gì mà chúng ta lo lắng không bao giờ thật sự xảy ra, trong khi căng thẳng mãn tính lại khiến khả năng bị trầm cảm bệnh lý cao hơn. Thế nên, việc gì phải lo lắng quá nhiều như thế cơ chứ? Về cơ bản, từ bỏ những lo lắng là một giải pháp tuyệt vời cho sức khoẻ tinh thần.

Nhưng bằng cách nào? Trị liệu tâm lý có thể là một lựa chọn, nhưng lại khá tốn kém. Vậy thì hãy thử tải xuống ứng dụng Worry Watch – ứng dụng cho phép bạn ghi lại những lo lắng của mình và báo cáo kết quả sau đó. Nó sẽ nhắc nhở bạn về kết quả thực sự xảy ra đối với những lo lắng trong quá khứ và chứng minh cuộc sống không tồi tệ như những nỗi lo mà bạn đang trầm trọng hóa. Hãy để não bạn được huấn luyện từ từ.

3. Ngừng ăn kiêng

tinh thần

Ảnh: Francesca Hotchin

Nhờ vào phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng trong thời gian gần đây, ăn kiêng dần trở thành một khái niệm không tốt trong mắt nhiều người. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không còn ám ảnh về trọng lượng của mình mà thay vào đó, ta gọi nó bằng cái tên mới – kế hoạch dinh dưỡng dựa vào thực vật.

Dù tên gọi của nó có là gì đi chăng nữa, trong năm 2018, từ “ăn kiêng” vẫn cần bị xóa bỏ. Qz báo cáo rằng, “Những người đánh giá cao cơ thể của mình, không quan trọng kích cỡ cơ thể thường có sức khoẻ tinh thần ổn định hơn, hoạt động tình dục tốt hơn và hạnh phúc hơn trong các mối quan hệ lãng mạn. Nếu bạn nghiêm túc về việc giảm cân, hãy theo đuổi một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên. Đừng nên áp đặt những kiêng cử ngặt nghèo hoặc ăn kiêng theo những cách khó có thể duy trì lâu dài”.

4. Chọn một sở thích

tinh thần

Ảnh: Rachael Gorjestani

Không phải là sở thích kiểu ngồi nhà và xem phim đâu nhé? Hãy chọn một sở thích cho bõ thời gian như học một kỹ năng mới hoặc nâng cao tài năng của mình ở một lĩnh vực nào đó để bạn có thể tự hào về nó.

Đọc sách đã được chứng minh giúp cải thiện các mối quan hệ và giảm trầm cảm. Bạn cũng có thể viết ra các sự kiện đã trải qua, những cảm xúc hoặc thương tổn của bản thân bởi viết lách cũng là liệu pháp giúp bạn phục hồi. Các hình thức sáng tạo nghệ thuật cũng có khả năng lấp đầy sự trống rỗng trong tâm hồn, giảm cảm xúc tiêu cực, giảm căng thẳng và lo lắng. Vì thế, hãy làm những gì khiến bạn vui và chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tốt hơn.

5. Hạn chế sử dụng công nghệ

tinh thần

Ảnh: Alphacolor 13

Công cuộc cai nghiện công nghệ có vẻ khó khăn và dường như là bất khả thi đối với một số người, nhưng 8 giờ một ngày cho phương tiện truyền thông đang ảnh hưởng không tốt đến bạn. Các chuyên gia về sức khỏe tinh thần tin rằng Twitter hay các mạng xã hội tương tự đang làm chúng ta mất tập trung vào các sự kiện ngoài đời thật, dẫn đến khả năng xử lý tình huống thực tế trở nên chậm chạp. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Instagram có ảnh hưởng xấu đến ngủ, hình ảnh cá nhân đi kèm các nỗi sợ như sợ bị mất tích, bắt nạt và cảm giác lo lắng, trầm cảm và cô đơn.

Tuy nhiên, có rất nhiều điều thú vị trên mạng mà chúng ta không thể bỏ lỡ. Và tất nhiên, trừ khi bạn sống trong rừng, bạn luôn phải dựa vào công nghệ để phục vụ cho các mối quan hệ xã hội hoặc công việc. Chỉ cần thiết lập một số quy tắc đơn giản như không nhìn vào điện thoại vào giờ ăn hoặc một giờ trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ hoàn toàn không có các thiết bị công nghệ để bản thân đầu óc thực sự được thanh thản và hòa quyện cùng thiên nhiên.

6. Tập thể dục

Ảnh: Viktor Jakovlev

Không thể phủ nhận lợi ích to lớn mà việc vận động mang lại cho sức khoẻ thể chất cũng như tinh thần nhưng điều này không có nghĩa là bạn phải chăm chỉ tập luyện mỗi ngày.

Hãy thử một môn thể thao không quá tốn sức và ít ảnh hưởng đến tim mạch, chẳng hạn như yoga – một bộ môn đã được chứng minh là giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm, kém tập trung và rối loạn giấc ngủ. Bơi lội cũng giúp làm giảm căng thẳng và lo lắng. Hoặc nếu bạn muốn thử thách bản thân, hãy đăng ký một sự kiện nào đó như một cuộc chạy việt dã hoặc đi bộ tuần hành.

Chúc bạn có một năm mới tròn đầy, khỏe mạnh về thể chất và an yên trong tâm hồn!

Xem thêm:

11 thói quen bất ngờ của người mắc chứng trầm cảm

Bạn có bao giờ lạc lối trong dòng suy tưởng của chính mình?

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more