Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến vật nuôi và động vật hoang dã như thế nào?

Đăng ngày:

Không chỉ có con người, vật nuôi trong nhà và các loài động vật hoang da cũng đang phải chịu tác động xấu từ tình trạng ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí gây ra vô số vấn đề cho con người bao gồm dị ứng, bệnh mãn tính và các vấn đề về da. Có nhiều thông tin về tác động của ô nhiễm không khí đến con người nhưng về động vật thì sao? Ô nhiễm không khí có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của các loài vật nuôi trong nhà khác và cả những loài động vật hoang dã, côn trùng, song chúng ta lại không dành đủ sự quan tâm đến vấn đề này.

Vật nuôi trong nhà

Những loài vật nuôi thường dành phần lớn thời gian trong nhà, do đó, nếu không khí trong nhà bị ô nhiễm sẽ làm sức khỏe của chúng bị ảnh hưởng. Những bệnh phổ biến thường gặp ở vật nuôi bao gồm viêm mũi, cổ họng, suyễn và viêm phế quản. Để bảo vệ vật nuôi, chúng ta nên giữ cho nhà thông thoáng, dọn rác thường xuyên, hoặc nếu cần thiết, bạn có thể trang bị một máy làm khô không khí để cân bằng độ ẩm và làm sạch không khí.

ô nhiễm không khí 1

Vật nuôi dễ mắc bệnh nếu không khí trong nhà bị ô nhiễm, song chúng ta lại thường không quan tâm đến vấn đề này. (Ảnh: Unsplash)

ô nhiễm không khí 2

Những bệnh phổ biến thường gặp ở vật nuôi bao gồm viêm mũi, cổ họng, suyễn và viêm phế quản. (Ảnh: Unsplash)

Ngoài ra, tương tự như con người, vật nuôi cũng có phản ứng tiêu cực với không khí ô nhiễm bên ngoài. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy dấu hiệu của các chất độc hại ở những chú chó bị ô nhiễm không khí. Ví dụ ở Mexico, một trong những thành phố bị ô nhiễm nặng nề, bộ não của những chú chó ở quốc gia này có tình trạng viêm, rối loại thần kinh và triệu chứng của bệnh Alzheimer như ở người. Trong nhiều nguyên nhân, thuốc trừ sâu là nguyên do chủ yếu. Đại học Massachusetts và Trường Y học thú ý Cummings thuộc Đại học Tufts đã thực hiện một nghiên cứu với 700 người nuôi chó có sử dụng thuốc trừ sâu và kết quả cho ra rất đáng kinh ngạc. Theo nghiên cứu này, có khoảng 33% số chó được chẩn đoác mắc khối u lympho ác tính, một dạng của bệnh ung thư. Nghiên cứu cũng cho thấy chó sẽ có nguy cơ bị ung thư hạch cao hơn 70% nếu liên tục hít phải thuốc trừ sâu trong sân.

ô nhiễm không khí 3

Chó sẽ có nguy cơ mắc ung thư hơn 70% khi hít quá nhiều thuốc trừ sâu. (Ảnh: Unsplash)

Biện pháp bảo vệ vật nuôi khỏi tác động xấu từ ô nhiễm không khí ngoài trời là hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu trong khu vực sân nhà, tránh mang vật nuôi đến nơi có không khí ô nhiễm như khu công trường, nơi đông đúc. Ngoài ra, việc giữ gìn vệ sinh cơ thể cho vật nuôi sẽ giúp chúng tránh các bệnh ngoài da khác.

ô nhiễm không khí 4

Bạn nên hạn chế dẫn vật nuôi đến những nơi có nhiều khói bụi. (Ảnh: Unsplash)

ô nhiễm không khí 5

Thường xuyên tắm gội cho chúng để tránh các bệnh về da khác. (Ảnh: Unsplash)

Côn trùng

Côn trùng là một loài vật dễ bị ảnh hưởng bởi hậu quả của ô nhiễm không khí. Một biến đổi nhỏ trong không khí cũng sẽ khiến côn trùng phải di dời chỗ ở, thay đổi lượng thức ăn. Ong nói riêng là chủ đề nóng khi thảo luận về tác động của ô nhiễm không khí lên động vật hoang dã. Các chất gây ô nhiễm trong không khí sẽ phá vỡ các phân tử mùi thơm từ các loài thực vật. Điều này làm cho quá trình thụ phấn của ong bị giảm đáng kể vì chúng phải dành nhiều thời gian hơn để kiếm ăn. Các chuyên gia nghiên cứu về chủ đề này cho biết vì nồng độ mùi không cân bằng nên sự tương tác giữa thực vật và côn trùng bị giảm. Ong mật và các loài thụ phấn khác đang gặp rắc rối. Bằng cách nghiên cứu mối tương quan giữa quần thể ong và tình trạng không khí ô nhiễm, các chuyên gia có thể hiểu rõ hơn những yếu tố nào ảnh hưởng đến số lượng mật ong suy giảm và những hành động cần phải được thực hiện để cải thiện tình hình.

ô nhiễm không khí 6

Quá trình thụ phấn của loài ong bị chậm trễ vì nồng độ mùi hương trong không khí không ổn định. (Ảnh: Unsplash)

Động vật lưỡng cư và cá

Mưa axit rơi trên các vùng nước nông khiến cho mức độ pH biến động. Đây là nguyên nhân khiến nhiều đàn cá phải di dời chỗ ở. Không những vậy, cá còn dễ gặp vấn đề về hô hấp, thậm chí chết hàng loạt. Động vật thân mềm như động vật lưỡng cư hấp thụ các chất gây ô nhiễm qua da vì thế chúng trở nên nhạy cảm hơn nhiều nếu mức độ pH trong nước giảm. Trong khi đó, một số loài lưỡng cư có khả năng miễn dịch axit hóa nước cao hơn các loài khác. Độ pH mất cân bằng làm thay đổi quần thể khi nó làm tăng tính cạnh tranh và ăn thịt lẫn nhau giữa loài lưỡng cư.

ô nhiễm không khí 7

Mất cân bằng pH trong nước khiến các loài lưỡng cư bị đe dọa. (Ảnh: Relajemos)

Chim

Chim bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp bởi ô nhiễm không khí. Chúng dành nhiều thời gian hơn trong không khí và có nhịp thở cao hơn con người. Đó là lý do khiến loài chim dễ mắc bệnh khi không khí bị ô nhiễm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với các loài chim có tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm sẽ làm giảm sản lượng trứng và khả năng nở, suy phổi, viêm và giảm kích thước cơ thể .

Môi trường sống của chim cũng bị ảnh hưởng bởi không khí ô nhiễm. Tầng ôzôn gây thiệt hại cho cây mà chim dựa vào để lấy nguồn thức ăn, làm tổ và trú ẩn. Khi mưa axit ảnh hưởng đến quần thể cá, nguồn thực phẩm của chúng trở nên khan hiếm và dân số dần suy giảm.

ô nhiễm không khí 8

Cả môi trường sống sạch và nguồn thức ăn của loài chim đều đang trở nên khan hiếm. (Ảnh: Unsplash)

Ô nhiễm không khí có tác động phức tạp lên tất cả các loài động vật trên hành tinh này. Không chỉ tìm kiếm biện pháp cải thiện môi trường sống cho con người, chúng ta cần dành nhiều sự quan tâm hơn đến những loài vật xung quanh. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh không thể thiếu các loài động, thực vật. Do đó, việc bảo vệ các loài động vật trước tác hại của ô nhiễm cũng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Xem thêm:

10 “việc nhỏ mình làm” để bảo vệ môi trường

Nguyễn Thu Huệ – Bảo vệ môi trường biển & lợi ích lâu dài

Nhóm thực hiện

Thùy Dung (Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE/ Venta-usa)

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more