Ngành công nghiệp thời trang tại Hoa Kỳ cần sẵn sàng cho cuộc chạy đua thương mại

Đăng ngày:

Ngành công nghiệp thời trang Mỹ đang gặp những khó khăn và hạn chế trong lĩnh vực nhập khẩu hàng may mặc từ các thị trường ngoài nước.

Hiện nay, các mặt hàng may mặc và giày dép của Trung Quốc không nằm trong những danh sách các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ, thế nhưng nếu ngành công nghiệp thời trang của cả hai quốc gia phát triển thêm 200 tỷ đô la nữa thì một cuộc xung đột sẽ có nguy cơ xảy ra.

Theo Dylan Chu – nhà phân tích các hành vi của người tiêu dùng Trung Quốc tại CLSA Ltd thì các sản phẩm thời trang đang chiếm khoảng 35 tỷ đô la các mặt hàng xuất khẩu hàng năm của Trung Quốc sang Mỹ, trong khi địa hạt giày dép trị giá 15 tỷ đô la và chiếm khoảng 10%. Thêm vào đó, sản xuất bên ngoài thị trường Trung Quốc đã có sự chuyển mình và phát triển đột biến trong vòng 5 đến 10 năm qua, một phần là để đáp ứng với chi phí gia tăng của đất nước.

Trung Quốc là nhà xuất khẩu chủ lực hàng dệt may tại châu Á và cả trên thế giới. (Ảnh: Lucas Schifres/Getty images)

Ngoài Trung Quốc, Bangladesh cũng là quốc gia thu hút được các thị trường châu Âu nhờ việc áp dụng sản phẩm dệt may miễn thuế. Các nguồn cung tiềm năng khác bao gồm Campuchia, Indonesia, Philippines và Ấn Độ. Châu Phi cũng nằm trong danh sách đang phát triển các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng tân tiến, bao gồm ở Ethiopia, Kenya và các quốc gia ở phía bắc lục địa.

Thế nhưng, không thể phủ nhận thực tế rằng Trung Quốc vẫn là đối thủ lớn trên thị trường, chiếm 36,4% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may toàn cầu vào năm 2017, theo báo cáo từ Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organisation). Chính vì vậy, các nhà bán lẻ Mỹ có thể tìm những nguồn nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy hoặc nhà cung cấp bên ngoài Trung Quốc với chi phí rẻ hơn, nhưng phải thành thật rằng hạn chế của kế hoạch đó lại nằm ở chính khía cạnh thời gian.

(Ảnh: The Business of Fashion)

Các cơ sở hạ tầng phát triển, máy móc hiện đại được đầu tư quy theo mô lớn, đồng thời các mặt hàng dệt vải cũng được sản xuất theo quy trình khép kín trong nước. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, dù các quốc gia đó có đủ khả năng thực hiện và vận chuyển hàng hoá theo chuỗi cung ứng riêng thì Trung Quốc vẫn đang là thị trường dẫn đầu trong lĩnh vực xuất khẩu. Lấy ví dụ, thời gian vận chuyển các mặt hàng dệt may thường mất từ 45 đến 90 ngày tại thị trường Việt Nam, trong khi đó chỉ mất khoảng từ 10 đến 20 ngày ở nước láng giềng Trung Quốc.

Hình ảnh cảng vận chuyển hàng hoá tại Việt Nam.

Vì vậy, các nhà bán lẻ và nhà cung cấp của Mỹ dường như đang phải đối mặt với tình huống khó xử, một mặt họ cố gắng giảm bớt tác động của thuế quan bằng cách chuyển nguồn hàng hoá sang các nước khác, hoặc phải chấp nhận gia tăng chi phí để giảm bớt thời gian nhập khẩu hàng hoá.

Theo đó, tốc độ nhập khẩu chính là chìa khoá quyết định sự thành bại của một thương vụ bởi vì khách hàng luôn mong muốn là người đầu tiên chạm tay tới những sản phẩm xu hướng mới. Do đó, nhà bán lẻ sẽ có cơ hội tiêu thụ hàng hoá nhanh hơn nếu như sản phẩm được trưng bày trong các cửa hàng sớm nhất có thể.

Đám đông xếp hàng dài từ sớm để chờ mua những sản phẩm thời trang yêu thích ngay khi chúng vừa lên kệ. (Ảnh: The New York Times)

Các nhà bán lẻ Hoa Kỳ cũng nên chuẩn bị tâm lý và các biện phải giải quyết quy trình phức tạp này, trong đó cố gắng thúc đẩy thêm chi phí vào chuỗi cung ứng hoặc buộc các nhà sản xuất phải chia sẻ nguồn chi phí cao ngất ngưởng là hai phương án được đánh giá là tối ưu trong thời điểm này. Nhưng điều đó thực sự không hề dễ dàng trong thị trường đầy rẫy các cuộc cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi những doanh nghiệp phải chịu dấn thân và mạo hiểm đầu tư nếu như không muốn bị giành mất “miếng bánh ngon” trong phân khúc hàng thời trang toàn cầu.

Xem thêm:

Thời trang may đo riêng cho khách hàng đang dần trở nên dễ dàng hơn?

Vải sợi lá dứa – chất liệu tiềm năng cho ngành công nghiệp thời trang xanh.

Nhóm thực hiện

Diệu Linh (Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE/ Tham khảo: Business of Fashion/ Ảnh: Sưu tầm)

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more