Công dụng thần kỳ của trái nhàu trong sức khoẻ và làm đẹp

Đăng ngày:

Trái nhàu là một vị thuốc quý đối với sức khoẻ và có công dụng tuyệt vời trong làm đẹp.

Trái nhàu (Noni) là một loại trái có vẻ ngoài sần sùi nhưng có công dụng rất đỗi tuyệt vời cho sức khỏe và làm đẹp. Các bộ phận như lá, vỏ cây, rễ và quả đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh và dưỡng da. Hãy cùng ELLE tìm hiểu kỹ hơn về loại quả này nhé.

Trái nhàu có nguồn gốc từ đâu?

Cây nhàu có tên tiếng anh là Noni, tên khoa học là Morinda Citrifolia L, thuộc họ cà phê. Cây nhàu chủ yếu mọc ở các nước nhiệt đới như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Ở Việt Nam, cây nhàu chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền Nam và phân bố rải rác ở các tỉnh miền Trung. Trái nhàu có mùi hơi khó ngửi nhưng là một trong những loại cây có ích từ rễ đến ngọn.

Cây nhàu chủ yếu mọc ở các nước nhiệt đới như Trung Quốc, Ấn Độ, Úc, Việt Nam. Ảnh: Getty Images.

Cây nhàu chủ yếu mọc ở các nước nhiệt đới như Trung Quốc, Ấn Độ, Úc, Việt Nam. Ảnh: Getty Images.

Công dụng thần kỳ đối với sức khoẻ

Công dụng của trái nhàu rất phong phú. Tuỳ theo cách bạn sử dụng sẽ mang lại những lợi ích khác nhau. Trái nhàu chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có Kali – chất quan trọng giúp sửa chữa các tế bào bị hư trong cơ thể, kích hoạt hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn. Nhìn chung, trái nhàu có tác dụng loại bỏ độc tố cho cơ thể, hạ huyết áp, giảm đau, tăng cường miễn dịch, chữa nhức mỏi, chống táo bón, điều hoà kinh nguyệt, giúp chuyển hóa tế bào ung thư vú ở phụ nữ cùng nhiều tác dụng khác.

Điều trị cao huyết áp

Rễ cây nhàu có tác dụng hạ huyết áp – theo một nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu vệ sinh quốc gia Nhật Bản. Nhàu phơi khô hay sử dụng tươi đều có công dụng chữa các bệnh cao huyết áp. Rễ cây nhàu xắt nhỏ, phơi khô, nấu nước hoặc ép lấy nước trong vài tháng sẽ giúp bệnh cao huyết áp thuyên giảm. 

Rễ cây nhàu có tác dụng hạ huyết áp

Rễ cây nhàu có tác dụng hạ huyết áp. Ảnh: Unsplash.

Các hoạt chất có trong rễ có khả năng chống ôxy hoá tế bào, ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Ngoài ra, các hoạt chất này còn có tác dụng làm giãn mạch ngoại biên, giúp tăng lưu lượng máu nhờ đó góp phần làm hạ huyết áp.

công dụng trái nhàu

Các hoạt chất có trong rễ cây nhàu giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch, điều trị cao huyết áp. Ảnh: Amathair.

Giảm đau

Nghiên cứu cho thấy uống nước ép trái nhàu góp phần làm giảm đau cổ và cải thiện sự linh hoạt của cột sống khi tham gia vật lý trị liệu. Theo nhiều tài liệu y học, công dụng của quả nhàu ngâm rượu còn giúp chữa những cơn đau như đau lưng, đau cổ, đau cơ, đau nửa đầu. Nước ép trái nhàu còn giúp giảm sưng vết thương và các triệu chứng như vết thâm tím, căng da và bỏng da. Ngoài ra, loét da hay phát ban đều được cải thiện rõ rệt.

Thức uống từ trái nhàu mang nhiều lợi ích về sức khoẻ. Ảnh: Meganoni.

Thức uống từ trái nhàu mang nhiều lợi ích về sức khoẻ. Ảnh: Meganoni.

Cải thiện hệ tiêu hoá 

Nước ép trái nhàu có vị chua sẽ làm tăng sự co bóp trong ruột. Nước ép trái nhàu chống táo bón do làm tăng sự co bóp của ruột, nhờ đó thúc đẩy việc đào thải chất bẩn ra ngoài dễ dàng hơn. Từ đó, cơ thể nhanh chóng đào thải độc tố tốt hơn. 

Giúp cải thiện chứng thiếu máu não

Rễ cây nhàu có tác dụng giúp hoạt huyết thông kinh, giải quyết các vấn đề như đau nhức, đau đầu chóng mặt, mất ngủ do máu lên não kém. Sử dụng rễ cây nhàu kết hợp với Ngưu tất và Thảo quyết minh giúp ngủ ngon hơn, giảm tình trạng chóng mặt, căng thẳng và đau nửa đầu. Ngoài các tác dụng trên , trái nhàu còn là vị thuốc chữa hen suyễn, trầm cảm, các bệnh về mắt, tiểu đường, cảm lạnh… 

Công dụng của trái nhàu trong làm đẹp

Không những mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ, trái nhàu còn là một  nguyên liệu dưỡng nhan phái đẹp không nên bỏ. Trong trái nhàu có nhiều chất chống ôxy hoá mạnh, cung cấp một lượng lớn vitamin và khoáng chất rất tốt cho da. Nhiều sản phẩm dưỡng da hiện nay đã được chiết xuất từ trái nhàu.

Làm đẹp da

Trái nhàu chứa các hoạt chất có lợi cho làn da, giúp da trắng sáng, tăng tính đàn hồi cho da, chống dị ứng và ngăn ngừa mụn hiệu quả. Sau đây là cách làm mặt nạ từ bột trái nhàu để có một làn da trắng, láng mịn và không có “bóng dáng” của mụn. 

  • Bạn nên sử dụng trái nhàu tươi đã chín có màu trắng ngà, mềm.
  • Rửa sạch trái nhàu với nước.
  • Giã nhuyễn trái nhàu.
  • Rửa mặt sạch bằng nước lạnh.
  • Đắp trái nhàu đã giã nhuyễn khắp mặt, chừa vùng mắt.
  • Để nguyên trong vòng 5-10 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. 

Bạn nên duy trì đắp mặt nạ trái nhàu giã nhuyễn 2-3 lần trong 1 tuần và nên đắp vào buổi tối. Sau 2 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả của trái nhàu đối với làn da. 

đắp mặt nạ dưỡng da từ thành phần thiên nhiên

Ảnh: Unsplash.

Chống dị ứng, làm căng và sáng da

Trong trái nhàu có chứa vitamin E có tác dụng chống dị ứng, làm sáng da và chống lão hoá. Bạn duy trì dùng trái nhàu ngâm đường, nước ép trái nhàu hoặc dùng trực tiếp trái nhàu chấm với muối. 

Bạn cũng có thể thực hiện mặt nạ làm sáng da như sau:

  • 1 muỗng canh bột trái nhàu.
  • 2 muỗng sữa chua không đường.
  • 1 muỗng cà phê mật ong.
  • Trộn các nguyên liệu thành một hỗn hợp sệt
  • Rửa sạch mặt bằng nước ấm và thoa đều hỗn hợp khắp mặt, chừa vùng mắt.
  • Sau 15-20 phút, rửa sạch mặt lại với nước ấm.

Trị mụn cho cơ thể

Trái nhàu có khả năng trị mụn hiệu quả, nhất là đối với mụn cóc và mụn nhọt. 

  • Bạn hãy lấy trái nhàu non, nhỏ.
  • Giã nhuyễn quả nhàu non rồi đắp lên phần da bị mụn.
  • Băng lại chỗ mụn đã đắp trái nhàu giã nhuyễn.
  • Sau 1 ngày, bạn nên rửa sạch rồi thay băng mới.
  • Duy trì thực hiện mỗi ngày và sau 1 tuần, mụn sẽ tự rụng. 
điều trị mụn từ thiên nhiên

Hãy thử dùng trái nhàu trong điều trị mụn cơ thể. Ảnh: Unsplash.

Nhóm thực hiện

Bài: Vy Pham

Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE

Ảnh: Tổng hợp

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more