Bí quyết sống: Đừng làm nô lệ tâm lý

Đăng ngày:

Nếu bạn không hiểu về “nô lệ tâm lý” và không có đối sách hợp lý cũng bí quyết sông thì bạn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

“Nô lệ tâm lý” là gì? Trong cuộc sống của chúng ta, đại đa số người đều sẽ có hoặc nhiều hoặc ít những trạng thái tâm lý phổ biến sau đây:

1. “Người ta nghĩ thế nào?”

.

Bí quyết sống: Đừng làm nô lệ tâm lý - ELLE.VN

Đây là kiểu nô lệ tâm lý phổ biến nhất, nó có khả năng phá hoại tính sáng tạo lẫn tính cách con người, thấy nhiều nhất là ở những người chưa chín chắn về mặt tâm lý.

Đây là kiểu nô lệ tâm lý phổ biến nhất, nó có khả năng phá hoại tính sáng tạo lẫn tính cách con người, thấy nhiều nhất là ở những người chưa chín chắn về mặt tâm lý. “Mình nói nhiều thế này chắc người ta sẽ cho rằng mình thích chơi nổi”, “Mình làm chuyện đó chắc người ta sẽ chê cười mình”… Cái suy nghĩ luôn có “người ta” này khiến bạn trở thành nô lệ của tư duy “người ta” mất. Ngoài ra, người có tâm lý này cũng thường nghe theo lời khuyên lệch lạc của “người ta” khiến cho sự sáng tạo của họ vô tình bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

.

Bạn đã biết chế ngự tâm lý của bản thân?

Bạn đã biết chế ngự tâm lý của bản thân?

Đối sách bí quyết sống cho bạn:

– Nếu như học theo “người ta” ở vài khía cạnh nào đó mà có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ, phấn khởi thì cứ thử không sao cả. Song, nếu không có được hiệu quả này thì tốt hơn hết bạn nên sống theo cách của riêng mình đi.

– Đối diện với cách nhìn nhận, cách suy nghĩ lẫn phê bình chỉ trích của “người ta” với một lý trí tỉnh táo nhất. Bạn nên nhớ rằng: không phải lời nhận xét nào cũng đúng và tốt cho bạn.

– Kết bạn với những người dám làm dám chịu, sẵn sàng giúp người và có tình đồng chí thì bạn sẽ bớt được rất nhiều những phiền phức bởi câu “Người ta nghĩ thế nào?”

 2. “Chắc chắn thất bại”

.

Bí quyết sống: Đừng làm nô lệ tâm lý - ELLE.VN

Đây là kiểu nô lệ tâm lý thường gặp ở người thiếu ý thức bản thân, cho rằng mình quá nhỏ bé, quá vô dụng và không biết nhìn nhận đúng đắn về tiềm năng mình.

Đây là kiểu nô lệ tâm lý thường gặp ở người thiếu ý thức bản thân, cho rằng mình quá nhỏ bé, quá vô dụng và không biết nhìn nhận đúng đắn về tiềm năng mình. Những người này thường oán trách rằng “Mình không có cơ hội tốt”, “Mình sẽ thất bại thôi”, “Những người xung quanh đều đang chống đối mình”, “Người ta xem thường mình”… Trước hoặc trong khi làm điều gì đó thì trong tâm thức của bạn luôn chú định rằng “Thất bại thôi!”. Kỳ thực, bản thân của sự suy nghĩ có ảnh hưởng nhất định đến thực tế. đừng quên câu “Bạn sẽ trở thành người mà bạn nghĩ”.

Đối sách bí quyết sống cho bạn:

– Thường ám thị mình bằng những câu từ tích cực, tốt đẹp và mang tính xây dựng sẽ giúp bạn tăng thêm tự tin. Bình thường nên cố gắng suy nghĩ từ phương diện “Tại sao có thể làm được” chứ đừng luẩn quẩn với ý nghĩ “Tại sao không thể làm được”.

– Ý niệm “mình sẽ thành công”, “mình là một người chiến thắng” sẽ giúp bạn mạnh mẽ, lạc quan hơn trong mọi vấn đề.

 3. “Đã quá muộn”

.

Bí quyết sống: Đừng làm nô lệ tâm lý - ELLE.VN

Người có nô lệ tâm lý này thường cho rằng ở một giai đoạn nào đó thì phải làm chuyện gì đó.

Người có nô lệ tâm lý này thường cho rằng ở một giai đoạn nào đó thì phải làm chuyện gì đó. Ví dụ như có người nghĩ bản thân đã bỏ lỡ một cơ hội rất tốt, bây giờ không còn cách nào thay đổi nữa, đành phải nghe theo ý trời mà thôi. Cũng có người nghĩ mình đã 26 tuổi rồi, già rồi thì không thể học đại học nữa. lại có người nghĩ mình 40 tuổi rồi thì không thể tái hôn nữa…

Đối sách bí quyết sống cho bạn:

– Đương nhiên thời gian mỗi người là có hạn, nhưng bạn đừng chăm chăm vào sự hạn chế của tuổi tác mà cam tâm bỏ cuộc. Mọi bắt đầu không có gì quá muộn nếu bạn đủ quyết tâm và kiên trì.

– Đừng bao giờ sống an phận với ý nghĩ “nghe theo ý trời”. Bạn cần có kế hoạch, có mục tiêu để nỗ lực cho những lý tưởng của mình.

 4. “Cảm giác an toàn”

.

Bí quyết sống: Đừng làm nô lệ tâm lý - ELLE.VN

Rất nhiều người thà “sống qua ngày” cũng không muốn thay đổi, đây chính là kiểu nô lệ của cảm giác an toàn điển hình.

Rất nhiều người thà “sống qua ngày” cũng không muốn thay đổi, đây chính là kiểu nô lệ của cảm giác an toàn điển hình. Không ai muốn gặp rủi ro nhưng thực sự mạo hiểm là thứ tồn tại khách quan. Con người sinh tồn, phát triển chính là một quá trình không ngừng phấn đấu, không ngừng giải tỏa cảm giác bất an, nhưng bằng cách vượt qua nó chứ không phải trốn tránh.

Đối sách cho bạn:

– Làm cho cuộc sống trở nên phong phú, đa dạng, đầy màu sắc hơn.

– Hãy nhớ là có mạo hiểm mới có vinh quang, có khó khăn mới có đột phá, có áp lực mới có phấn khởi. Học cách đối mặt với mọi thử thách mới giúp bạn trưởng thành.

 5. “Quá khứ sai lầm”

.

Bí quyết sống: Đừng làm nô lệ tâm lý - ELLE.VN

Hãy xem thất bại như một tài sản và đừng xem đó là mất mát.

Tâm hồn bị khống chế bởi những thất bại, tổn thương trong quá khứ, sợ hãi khi phải thử những điều mới mẻ chính là đặc trưng chủ yếu của kiểu nô lệ tâm lý này, giống như con chim bị trúng tên sợ cành cong vậy. Tâm lý này sẽ khiến bạn mất ý chí, lòng tin và luôn luôn sợ hãi với mọi chuyện.

Đối sách cho bạn:

– Hãy xem thất bại như một tài sản và đừng xem đó là mất mát. Con người cần thất bại để trưởng thành. Điều bạn cần làm là rút ra bài học từ đó chứ không phải trở thành nô lệ của quá khứ.

– Nếu kịp thời nhận ra sai lầm thì cũng xem như bạn bắt đầu tiến gần hơn đến thành công rồi đấy.

——

Xem thêm:

Bí quyết sống hạnh phúc: Dịu dàng với cơ thể của mình

Bí quyết sống hạnh phúc: Vui trọn từng ngày

Bí quyết sống hạnh phúc: Bước qua rạn vỡ

Nhóm thực hiện

Bài: Tạ Lê Minh Thư / Ảnh minh họa: Sưu tầm

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more