Thời trang bền vững – Sustainable Fashion

Thời trang bền vững (sustainable fashion hay eco-fashion) không có một đích đến duy nhất. Đó là hành trình một thương hiệu hay doanh nghiệp thời trang cần liên tục học hỏi và thay đổi để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, trái đất và toàn thể công dân.

Mỗi thương hiệu, mỗi nhà thiết kế thời trang đều có thể chọn một công thức bền vững riêng phù hợp nhất với các giá trị, niềm tin, con người và nguồn lực tài chính của mình. Mỗi bước thay đổi dù nhỏ nhất đều rất quan trọng.

Sau đây là một vài gợi ý:

Chất liệu / Vải vóc

  • Chất liệu vải thiên nhiên: chất liệu làm từ sợi tự nhiên và có thể tự phân huỷ
  • Chất liệu vải hữu cơ: chất liệu làm từ sợi tự nhiên không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón nhân tạo hay các hoá chất độc hại khác
  • Chất liệu vải tái chế: Chất liệu vải làm từ những sợi vải được cải tạo sau khi đã được sử dụng, tái chế những sản phẩm dư thừa hoặc đã bị loại bỏ thành sản phẩm mới
  • In ấn và nhuộm sinh thái: sử dụng chất nhuộm tự nhiên, không độc hại; nhuộm bằng chất nhuộm sắc tố; sử dụng màu mực gốc nước để in; in vải bằng laser
  • Chất liệu thủ công: chất liệu, kỹ thuật làm bằng tay ví dụ như đan len, đan chất liệu dạ, thêu, nhuộm hoặc in bằng tay
  • Chất liệu vegan (hoàn toàn từ thực vật): chất liệu nhân tạo thay vì sử dụng da động vật hay các sản phẩm dùng mô động vật
  • Chất liệu second-hand: chất liệu, vải vóc đã qua sử dụng
  • Chất liệu vintage: chất liệu, vải, hay những khái niệm cổ điển từ những niên đại trước

Quy trình sản xuất:

  • Sản xuất có đạo đức: các sản phẩm, các bộ sưu tập được sản xuất với sự tôn trọng con người và môi trường. Điều này có nghĩa rằng bạn có cam kết những người tham gia quy trình sản xuất được đối xử công bằng với mức lương và thời gian làm việc hợp lý
  • Sản xuất nội địa: nơi sản xuất cách địa điểm bán lẻ không qua 400 km, giúp tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế của khu vực; giảm thiểu ô nhiễm do quá trình vận chuyển sản phẩm
  • Sản xuất trong nước: toàn bộ thành phẩm được sản xuất trong cùng lãnh thổ với những địa điểm bán lẻ, tạo việc làm và góp phần thúc đẩy nền kinh tế của quốc gia đó
  • Giảm thiểu tối đa chất thải: sử dụng tối thiểu nguyên vật liệu để giảm thiểu chất thải; ví dụ như số lượng mẫu sample ít nhất có thể, tái sử dụng hoặc hạn chế bản rập, quản lý và kiểm kê hàng hóa hiệu quả…
  • Sử dụng công nghệ ít ảnh hưởng: ví dụ như sử dụng năng lượng tái tạo, giảm thiểu lượng điện, nhuộm hoặc hồ vải tự nhiên…
  • Giảm thiểu lượng nước sử dụng: Không sử dụng nước hoặc dùng lượng nước tối thiểu, tái sử dụng nguồn nước để làm sạch; hoặc sử dụng công nghệ Ozone
  • Sản xuất theo đơn đặt hàng: chỉ sản xuất theo đơn đặt hang cụ thể để bảo đảm chất lượng và tránh sản xuất đại trà, như vậy sẽ giảm thiểu tổng số lượng thành phẩm và người tiêu dùng có thể sử dụng trong thời gian dài
  • Sản phẩm thủ công: Quy trình sản xuất bằng tay và giảm thiểu tự động hoá; tập trung vào một nhóm thợ thủ công với tay nghề cao thay vì sử dụng lượng lao động lớn với kỹ năng thấp. Những người thợ thủ công có thể tự làm chủ hoặc làm thuê cho một doanh nghiệp nhỏ, trái với quy trình sản xuất công nghiệp

Quy trình phân phối

  • Cách đóng gói khi vận chuyển: tái sử dụng thùng, giảm thiểu tối đa túi ny lông, thùng carton và các loại giấy gói
  • Vận chuyển: Giảm thiểu số lần chuyển hàng mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ quá trình vận chuyển
  • Phương tiện vận chuyển: giao hàng hay vận chuyển bằng các loại phương tiện bằng điện, hybrid hay sử dụng dầu diesel. Nếu sản phẩm được sản xuất nội địa gần nơi bán lẻ, có thể sự dụng phiên tiện công cộng hoặc xe không động cơ để giảm ô nhiễm
  • Bán hàng qua mạng và cắt giảm người trung gian: Liên hệ trực tiếp với người mua hay người sử dụng để giảm nguồn năng lượng sử dụng trong việc vận chuyển hay nguyên vật liệu. Cắt giảm người trung gian để bảo đảm tính minh bạch trong kinh doanh
  • Giảm thiểu và thay thế lượng chất thải nhà kính do quá trình vận chuyển

Marketing

  • Cách đóng gói hàng thân thiện môi trường: Sử dụng các cách đóng gói, túi xách có thể sử dụng được nhiều lần, bằng chất liệu có thể dùng cho nhiều mục đích, chất liệu tái chế, tự phân huỷ…
  • Quảng cáo: Hạn chế hoặc hoàn toàn không sử dụng giấy để in tờ bướm hay catalogue
  • Nhãn mác của thương hiệu: sử dụng giấy hoặc vải tái chế để in nhãn mác, bảng giá và hạn chế số lượng càng ít càng tốt
  • Cách trình bày, giới thiệu về hình ảnh thương hiệu: dung các vật dụng trang trí tái chế, móc quần áo tái chế,…
  • Áp dụng chương trình đổi hoặc tái chế quần áo cho những món đồ mà khách hàng không còn sử dụng nữa

Thành phẩm

  • Sản phẩm bền vững: sản phẩm có thể sử dụng trong thời gian dài nhất có thể, không cần phải liên tục thay thế với chất lượng cao
  • Sử dụng liên mùa: sản phẩm có thể sử dụng vào tất cả các mùa trong năm, giảm lượng tiêu thụ trong năm, những sản phẩm được cho là “thời thượng” bất kể thời gian nào trong năm
  • Sản phẩm có thể sử dụng hoặc mặc bằng nhiều cách khác nhau, với những tính năng khác nhau
  • Sản phẩm tái chế

Lưu ý: Mọi thắc mắc về cuộc thi vui lòng liên hệ qua hotline:

Ms. Trâm Anh: +84 28 3940 5071 (ext 845), email designcontest@elle.vn

Đơn vị tổ chức