4 loại acid sinh ra để chăm sóc da mụn

Đăng ngày:

Glycolic Acid, Salicylic Acid, Lactic Acid, Azelaic Acid là bốn loại acid thường được sử dụng trong việc chăm sóc da mụn. Ngoài đặc tính của từng loại acid, các bạn cũng nên lưu ý về cách dùng để tránh các hiện tượng kích ứng có thể xảy ra.

Bạn có tin rằng chúng ta có thể chăm sóc da mụn bằng acid? Có thể bạn sẽ ngỡ ngàng nhưng 4 loại acid dưới đây thường xuất hiện trong các sản phẩm trị mụn. Vậy 4 loại acid đó là gì?

1. Glycolic acid

Glycolic acid là một loại AHA có nguồn gốc từ các loại quả như: Dứa, đu đủ và nho chưa chín. Glycolic acid xuất hiện khá phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da mụn. Hợp chất acid này dễ dàng tan trong nước như các loại AHA khác. Ngoài ra Glycolic acid có cấu trúc phân tử nhỏ nhất trong nhóm AHA nên các sản phẩm có chứa hợp chất này sẽ dễ dàng thẩm thấu sâu vào da.

4 loại acid sinh ra để chăm sóc da mụn

Ảnh: UnSplash / Pineapple Supply Co.

Bác sĩ Mark Gray chia sẻ: “Glycolic acid dễ dàng xuyên qua bề mặt da và điều trị những tế bào bị tổn thương. Glycolic acid là một dạng tẩy tế bào chết”. Tuy nhiên, các bác sĩ da liễu không khuyến cáo chúng ta tự ý sử dụng hàm lượng cao nồng độ Glycolic acid vì sẽ gây nguy hiểm cho da.

Tiến sĩ Brian Zelickson bổ sung: “Thường xuyên sử dụng Glycolic acid với nồng độ thích hợp sẽ giúp chúng ta cải thiện tình trạng mụn, giảm sự ảnh hưởng tiêu cực từ ánh mặt trời và chống lão hóa”. Vì da sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi dùng Glycolic acid nên Brian Zelickson khuyến cáo chúng ta nên sử dụng kem chống nắng giúp bảo vệ da.

2. Salicylic Acid

“Salicylic acid là loại BHA duy nhất được phép bôi thoa trên da ở diện rộng. Saliciylic acid giúp loại bỏ da chết giúp cấu trúc da trở nên mềm mại và cải thiện làn da tổng thể” – tiến sĩ, bác sĩ da liễu David Lortsher. Vì đặc tính tẩy tế bào chết hiệu quả, Salicylic acid hỗ trợ điều trị các vấn đề như: Tắc nghẽn và thu nhỏ lỗ chân lông.

4 loại acid sinh ra để chăm sóc da mụn

Ảnh: UnSplash / Paul Green

Salicylic acid thường được chiết xuất từ cây liễu và phải trải qua quá trình tổng hợp mới có thể ra được thành phẩm. Salicylic acid thường xuất hiện trong sản phẩm chăm sóc da mụn. Chúng ta chỉ nên chấm trực tiếp lên từng nốt mụn với sản phẩm có chứa cao hơn 2% Salicylic acid, và tránh thoa toàn mặt. Ở nồng độ thấp, Salycylic acid có thể thoa toàn mặt hoặc xuất hiện trong các sản phẩm rửa mặt.

Bác sĩ David Lortscher cho biết: “Các chất BHA sẽ không khiến da nhạy cảm với ánh sáng, vì vậy chúng ta có thể sử dụng cho cả ban ngày và ban đêm. Tuy nhiên FDA vẫn khuyên chúng ta sử dụng thêm kem chống nắng khi sử dụng sản phẩm chứa BHA”.

3. Lactic acid

Lactic acid là một dạng AHA. Lactic acid ngoài việc xuất hiện trong các chế phẩm từ sữa, chất này còn được tìm thấy trong mật ong hữu cơ. Bác sĩ Mark Gray chia sẻ: “Vì đặc tính mỏng và nhẹ nên Lactic acid xuất hiện phổ biến trong các sản phẩm chống lão hóa và trẻ hóa da. Ngoài ra Lactic acid còn là thành phần tuyệt vời trong việc chăm sóc da mụn”.

4 loại acid sinh ra để chăm sóc da mụn

Ảnh: UnSplash / Calum Lewis

Nếu sử dụng Lactic acid hằng ngày thì các bác sĩ da liễu khuyên chúng ta không nên dùng sản phẩm có nồng độ Lacic acid quá 10%. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trong trường hợp xuất hiện kích ứng hoặc bong tróc da.

4. Azelaic acid

Tiến sĩ Brian Zelickson cho biết, Azelaic acid được chiết xuất từ ngũ cốc, như lúa mì, lứa mạch, lúa mạch đen. Mặc dù Azelaic acid thường ít xuất hiện trong mỹ phẩm, nhưng hợp chất này mang lại hiệu quả cao trong việc chăm sóc da mụn, đặc biệt là mụn trứng cá, bệnh da mặt đỏ (Rosacea), tăng sắc tố da (hyperpigmentation).

4 loại acid sinh ra để chăm sóc da mụn

Ảnh: UnSplash / Daniel Hansen

Azelic Acid là chứa chất Keratolytic giúp lấy đi các tế bào chết trên da giúp da bạn trắng và sáng hơn. Ngoài ra, Azelic Acid còn chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm.

Xem thêm:

Bí quyết trị thâm mụn hiệu quả trong vòng 7 ngày

5 kem trị mụn đáng tiền nhất cho công cuộc làm đẹp

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more