Tìm hiểu nguyên nhân và cách phục hồi làn da bị cháy nắng

Đăng ngày:

Đừng để làn da của bạn bị tổn thương với ánh nắng mặt trời, nếu vô tình da bạn bị cháy nắng thì hãy xem các cách phục hồi làn da bị cháy nắng của ELLE nhé.

Ánh nắng mặt trời luôn kéo theo nhiều hệ luỵ cho da làm chị em phụ nữ rất đỗi e dè. Ngoài việc ngấm ngầm làm da bạn lão hoá sớm như sạm da, nám, tàn nhang, ánh nắng còn gây ra tác hại khủng khiếp là làm da bạn bị cháy nắng khiến da xấu liền ngay tức khắc. ELLE sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân này và gợi ý một số phương pháp phục hồi cho da nhé.

Nguyên nhân khiến da bị cháy nắng

Cháy nắng (hay còn gọi là sunburn)  là một cụm từ chúng ta thường xuyên được nghe trong những ngày thời tiết nóng như đổ lửa, rất dễ xảy ra khi bạn đi tắm biển và phơi mình dưới trời nắng gắt quá lâu. Và đáng sợ hơn, việc cháy nắng có thể dẫn đến ung thư da một cách dễ dàng mà bạn không hay biết. Hai hung thủ gây ra đó chính là tia UVA và UVB trong ánh nắng mặt trời.

Nguyên nhân và cách phục hồi làn da bị cháy nắng ELLE VN

– Tia UVB: trước 9h sáng, tia UVB rất tốt cho da vì cung cấp lượng vitamin D bổ sung cho xương chắc khoẻ và giúp cơ thể trao đổi chất. Nhưng từ 9h trở đi và nguy hiểm nhất là từ 12h-16h chiều, tia UVB ảnh hưởng trực tiếp lên bề mặt da, làm tổn hại đến các ADN, da bị sạm đen và cháy nắng rát đỏ làm khả năng ung thư gây ra rất cao.

– Tia UVA: tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp cho da nhưng chúng lại ngấm ngầm chiếu sâu vào lớp biểu bì, phá huỷ chất collagen trong da. Đây là nguyên nhân khiến độ đàn hồi của da giảm dần khiến vết nhăn và nám lộ diện nhanh chóng.

Những biểu hiện của da cháy nắng là nóng rát, đỏ da, sưng tấy mà thậm chí lột da. Do trên da chúng ta tồn tại các phân tử melanin – các hắc sắc tố này như một cơ chế bảo vệ tự nhiên của da trước các tia tử ngoại. Nếu càng phơi nắng nhiều, tia UVB có cường độ mạnh hơn thì chất melenin buộc phải sinh ra nhiều hơn khiến nó tự kích hoạt chế độ khác của cơ thể, gọi là Apoptosis. Đây là chế độ rụng tế bào, các tế bào này “tự hiểu” rằng chúng đã chết cháy, trở nên dư thừa không cần thiết. Và khi có quá nhiều tế bào tự diệt, hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu can thiệp, gây nên các phản ứng “cháy nắng”: máu sẽ được dồn lên những khu vực này nhằm tăng tốc độ hồi phục, khiến chúng thường có màu đỏ. Và những tế bào đã chết hình thành một lớp da lột như da rắn, bong tróc ra khỏi cơ thể, để lại lớp tế bào mới dưới da và giúp da hồi phục.

Cách phục hồi khi da bị cháy nắng

Khi thấy các dấu hiệu da bị cháy nắng, bạn nên lập tức làm những động tác sau đây:

1. Làm mát da

Nguyên nhân và cách phục hồi làn da bị cháy nắng ELLE VN

Khi da bị nóng rát, bạn cần làm dịu da ngay lập tức. Trợ thủ đắc lực nhất trong việc này chính là đá lạnh. tốt. Bạn có thể sử dụng khăn lạnh, khăn ướt, đá được bọc trong một chiếc khăn, xoa nhẹ lên vùng da cháy nắng, phương pháp này giúp da mát hơn, cân bằng nhiệt độ cho vùng da bị cháy nắng. Tuy nhiên, tuyệt đối không đặt trực tiếp đá lạnh hoặc khăn quá lạnh lên da vì điều này có thể khiến da trở nên tồi tệ hơn. Nên để da tiếp cận với đá và khăn lạnh từ từ.  Tùy vào tình trạng, mức độ cháy nắng của da mà có thể làm điều này trong 10 – 15 phút hoặc thậm chí trong vài giờ. Trường hợp bị cháy nắng toàn thân, có thể tắm với nước mát để làm dịu cơn đau rát. Cần giữ một lớp nước mỏng trên da rồi bôi một loại kem dưỡng ẩm cho toàn thân.

2. Cung cấp nước cho cơ thể

Nguyên nhân và cách phục hồi làn da bị cháy nắng ELLE VN

Do da bị cháy nắng cũng đồng nghĩa với việc da bị mất nước nhiều, vì vậy, sau  khi đã làm mát da từ bên ngoài, cần bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, đồng thời giúp làm dịu da. bạn cần phải uống nhiều nước hơn nữa để da hồi phục lại như ban đầu. Khi thấy da có dấu hiệu bong tróc, hãy cố gắng uống từ 3-4 lít nước lọc mỗi ngày. Nước rất quan trọng đối với hoạt động của cơ thể và làn da, giúp làn da tổn thương mau chóng khỏe mạnh, mềm mịn hơn. Ngoài ra, bạn có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước ép chứa nhiều vitamin E, A, C như cam, bưởi, cà rốt, cà chua…

3. Dưỡng ẩm cho da

Nguyên nhân và cách phục hồi làn da bị cháy nắng ELLE VN

Khi da bị cháy nắng, lựa chọn kem dưỡng ẩm có chứa những thành phần lô hội, bạc hà, đậu nành giúp làm dịu làn da bị cháy nắng, tránh để da bong tróc. Lưu ý không sử dụng các loại kem dưỡng có chứa các thành phần petroleum, benzocaine, lidocaine bởi nhữn chất này có thể khiến da có cảm giác nóng hơn hoặc gây kích ứng cho da.

Bạn nên thoa kem nhẹ nhàng, trường hợp da bị rộp, tránh tự ý bóc tách lớp da làm vỡ ra vì nó sẽ khiến vết da bị cháy nắng của bạn tệ hơn.

4. Sử dụng sữa chua

 

Sữa chua rất có hiệu quả trong việc làm đẹp từ trong ra đến ngoài. Trong sữa chua có chứa kẽm và axit lactic là những chất mang lại hiệu quả phục hồi tổn thương do ánh nắng mặt trời mang lại. Ngoài ra, chất Pecolene – một chất chống oxy hóa có trong sữa chua sẽ giúp bạn giảm phản ứng của tia cực tím lên da, đồng thời nuôi dưỡng và giúp tái tạo làn da nhanh chóng lấy lại vẻ tự nhiên ban đầu.

Cách sử dụng đơn giản: bạn vệ sinh sạch vùng da bị cháy nắng. Sau đó bôi sữa chua (để lạnh) lên da, chờ khô rồi lại tiếp tục bôi thêm nhiều lớp cho đến khi da dịu hẳn và ẩm mịn.

5. Bảo vệ da kĩ hơn

Khi da có dấu hiệu cháy nắng cần phục hồi, bạn nên tích cực thoa kem chống nắng để bảo vệ da. Lựa chọn kem chống nắng cho da mặt có chỉ số SPF 50 (bảo vệ da khỏi tia UVB trong 8 giờ) và chỉ số PA +++ (mức độ phù hợp chống lại tia UVA). Để bảo vệ cho da cơ thể, bạn chỉ cần dùng kem chống nắng có chỉ số SPF 50 trở lên và mức PA tương tự. Ngoài ra, nên mặc quần áo che chắn kĩ cho da và tránh để da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, đặc biệt vào khung giờ 12h – 16h chiều khi nắng gay gắt và nguy hiểm hơn.

Xem thêm:

Top 10 kem chống nắng tốt nhất – ELLE Beauty Awards 2016

Bỏ túi 5 loại kem chống nắng cho làn da châu Á

Kem chống nắng nào tốt nhất cho thời tiết nắng nóng?

Nhóm thực hiện

Theo Tạp chí Phái đẹp ELLE

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more