Chuyển nhà vào công sở

Đăng ngày:

(Phái đẹp – ELLE) Đó cũng là biểu hiện của sự mất cân bằng, khi phụ nữ phải đảm đương hai vai trò quan trọng như nhau.

-000

Với gần 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày, rất nhiều phụ nữ có cảm giác phần lớn cuộc đời họ trôi qua ở công sở. Nếu không thể phân định rạch ròi đâu là chuyện nhà, đâu là việc văn phòng, chúng ta rất dễ bị “rối loạn chức năng”. Người coi trọng công việc có thể xem thời gian ở nhà như là thời gian làm việc nối dài. Và ngược lại, người coi nhẹ công việc lại xem công sở như một căn phòng trong ngôi nhà riêng của mình, họ bước vào nơi làm việc mỗi ngày cùng với chiếc túi xách trĩu nặng “chuyện nhà”: cuộc cãi vã với chồng tối qua, việc học hành của con, chuyện gia đình chưa dàn xếp được…

VĂN PHÒNG THÀNH NHÀ RIÊNG

Không phải ai cũng ý thức được chốn công sở là nơi phải ăn mặc chỉn chu, nói năng có văn hóa và cư xử nhẹ nhàng. Không ít phụ nữ xem đồng nghiệp là bạn tâm giao, là nơi trút bầu tâm sự, thậm chí, khóc lóc thở than với nhau ngay trong giờ làm việc. Một số phụ nữ có gia đình vẫn nghĩ mình không cần phải nâng cấp hình ảnh lên nữa vì cũng chẳng để làm gì. Tuy nhiên, quan niệm ấy khiến họ quên mất rằng không phải ai cũng giống mình. Chị Thu Lan, nhân viên một công ty game, than phiền rằng chị thường xuyên bị hội chứng ăn uống trong công ty hành hạ. Vốn là người không ăn vặt và phải tập trung đầu óc nhiều vì chị là người lập trình game, nhưng đồng nghiệp xung quanh lại là những tay ăn quà có hạng: xế xế thì có bánh mì que, chiều đến có rau câu, bánh flan, chiều muộn nữa thì có mì ly, điều đáng nói là mỗi khi tụ tập ăn uống, các bạn lại tranh thủ tám chuyện ồn ào, chưa kể khi ăn xong thì thức ăn rơi vãi, mùi vị vương lại vô cùng khó chịu.

Dường như đó cũng là biểu hiện của sự mất cân bằng, khi người phụ nữ phải đảm đương cả hai vai trò ở 2 nơi quan trọng như nhau trong cuộc đời họ: nhà và công sở. Nếu không được rèn luyện, chúng ta dễ sống trong sự nhập nhằng giữa hai thế giới đó.

VĂN MINH NƠI CÔNG SỞ

Ở những công ty chuyên nghiệp thì việc mang chuyện nhà vào công sở hiếm khi xảy ra. Những nguyên tắc và quy chuẩn rạch ròi khiến môi trường làm việc là hoàn toàn tách bạch với chuyện riêng tư. Nhưng trong một số công ty theo hình thức “gia đình trị”, phòng làm việc toàn người thân và họ hàng khiến họ không còn cảm thấy việc giữ gìn hình ảnh là quan trọng nữa.

Nếu bạn trót là nạn nhân của việc công sở bị “nhà” hóa thì sao? Đơn giản là đừng bao giờ tiếp tay cho những hành động anti – công sở

Bài: H.V
Phái đẹp – ELLE

ELLE.VN

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more