Cô đơn ảnh hưởng đến người trẻ như thế nào?

Đăng ngày:

Trong một thế giới mà công nghệ phát triển như vũ bảo, con người – đặc biệt là những người trẻ – rất dễ mắc phải tình trạng cô đơn kéo dài.

Theo một báo cáo mới từ Đại học Swinburne và VicHealth, trong số những người từ 18 đến 25 tuổi, 35% nói rằng mình cảm thấy cô đơn ba lần trở lên trong một tuần. Mức độ cô đơn cao làm tăng 12% nguy cơ bị trầm cảm ở người trưởng thành trẻ tuổi và 10% mắc chứng lo lâu xã hội.

Thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi có kết quả khả quan hơn, 13% cảm thấy cô đơn ba hoặc nhiều lần một tuần. Những người tham gia khảo sát trong nhóm tuổi này cũng ít có khả năng mắc phải các triệu chứng trầm cảm, lo lắng xã hội hơn so với những người từ 18 đến 25 tuổi.

Tuổi trưởng thành có thể là một khoảng thời gian cô đơn

Ai trong chúng ta cũng có thể trải nghiệm sự cô đơn tại bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống, nhưng nó thường được kích hoạt bởi các sự kiện quan trọng – cả tích cực (như lần đầu làm cha mẹ, có công việc mới…) và tiêu cực (mất người thân, chia ly hoặc gặp vấn đề về sức khỏe…).

Những người trẻ tuổi ở trường trung học có thể quen với sự cô đơn vì họ được bao quanh bởi những người đồng cảnh ngộ. Nhưng một khi rời khỏi sự an toàn của môi trường quen thuộc này, họ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để tạo ra các mối quan hệ mới. Họ cũng có thể cảm thấy mất kết nối với những người bạn hiện có.

Trong quá trình chuyển sang giai đoạn độc lập, thanh niên bắt đầu nhận thức về các kết nối xã hội, bao gồm bạn bè, đồng nghiệp ở nhiều độ tuổi… Học cách quản lý các mối quan hệ khác nhau này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh, thử nghiệm và sai sót.

cô gái áo đen đứng cô đơn

Ảnh: Unsplash

phương tiện truyền thông xã hội có phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cô đơn?

Sự phụ thuộc vào phương tiện truyền thông xã hội trong giao tiếp thường được cho là nguyên nhân gây ra sự cô đơn ở người trẻ. Không có nghiên cứu nào kiểm tra nguyên nhân – kết quả giữa sự cô đơn và việc sử dụng các mạng xã hội. Một số bằng chứng cho thấy những người cô đơn có nhiều khả năng sử dụng internet để tương tác với người khác thay vì thực hiện điều đó trong thực tế, nhưng chúng lại không chỉ rõ liệu sử dụng các phương tiện truyền thông có gây ra sự cô đơn nhiều hơn hay không.

Trong thời đại công nghệ, phương tiện truyền thông xã hội có thể được sử dụng để thay thế các mối quan hệ ngoại tuyến bằng các mối quan hệ trực tuyến và mang đến các cơ hội mới. Hơn nữa, một nghiên cứu gần đây cho thấy mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý khi sử dụng phương tiện truyền thông xã hội là không cao.

bàn tay gõ máy tính

Ảnh: Unsplash

Cô đơn là nguyên nhân hay hệ quả của một sức khỏe tinh thần kém?

Cô đơn có hại đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta. Trong khoảng thời gian sáu tháng, những người thường xuyên cảm thấy cô độc có nhiều khả năng trải qua trầm cảm, lo âu xã hội và hoang tưởng cao hơn. Trở nên lo lắng về mặt xã hội cũng có thể dẫn đến sự cô đơn nhiều hơn sau đó.

Trong khi những người cô đơn được thúc đẩy để kết nối với mọi người, họ cũng có nhiều khả năng trải nghiệm các tương tác xã hội với sự căng thẳng. Các nghiên cứu hình ảnh não cho thấy những người cô đơn ít được khen thưởng bởi các tương tác xã hội và hay quan tâm đến sự đau khổ của người khác.

Khi những người cô đơn kết nối xã hội, họ có nhiều khả năng thực hiện các hành động tự đánh bại bản thân, chẳng hạn như ít hợp tác hơn và thể hiện nhiều cảm xúc tiêu cực. Điều này được thực hiện trong một nỗ lực (thường là vô thức) để thảnh thơi và không phải bước ra khỏi vùng an toàn.

Những người cô đơn thường có xu hướng không tin tưởng người khác hoặc không sống theo những kỳ vọng xã hội cụ thể và tin rằng họ bị đánh giá tiêu cực hơn thực tế.

người trẻ cảm thấy cô đơn trong thế giới ngày nay

Ảnh: unsplash

chúng ta có thể làm gì?

Một cách để giải quyết tình trạng cô đơn này là giúp những người trẻ tuổi suy nghĩ theo hướng tích cực hơn về các mối quan hệ và biết cách để gây ảnh hưởng đến người khác thông qua cảm xúc và hành vi của bản thân.

Cha mẹ, thầy cô giáo… có thể đóng một vai trò trong việc giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên về sự quan trọng của các kết nối xã hội. Các chiến lược cụ thể hơn có thể bao gồm:

+ Khuyên họ loại bỏ những suy nghĩ không có ích hoặc quan điểm tiêu cực về người khác.

+ Giúp những người trẻ tuổi xác định những điểm mạnh của mình và sử dụng chúng vào việc tạo nên những mối quan hệ mạnh mẽ, có ý nghĩa. Ví dụ, nếu người trẻ xác định sự hài hước là một thế mạnh thì họ có thể sử dụng sự hài hước của mình để thiết lập các kết nối xã hội.

+ Các chương trình giáo dục nên đưa ra nhiều phương pháp nhằm nâng cao tinh thần của người trẻ và những cuộc thảo luận này có thể được tích hợp vào các lớp giáo dục sức khỏe.

+ Ngoài ra, bởi vì người trẻ là những đối tượng có năng lực và sử dụng công nghệ thường xuyên nên các công cụ kỹ thuật số sẽ được phát triển nhằm khắc phục tình trạng cô đơn. Thông qua những phương tiện đó, họ có thể xây dựng sự tự tin xã hội, thực hành các kỹ năng để phát triển, duy trì các mối quan hệ ý nghĩa trong một không gian an toàn.

bạn trẻ lạc lõng giữa xã hội

Ảnh: Unsplash

Tuy nhiên, cho dù là giải pháp nào đi nữa thì nền tảng của chúng vẫn là bình thường hóa cảm giác cô đơn bởi nó không phải là một điểm yếu mà là nhu cầu bẩm sinh thúc đẩy sự kết nối của con người. Cô đơn có khả năng tác động tiêu cực đến sức khỏe khi nó bị bỏ qua hoặc không được giải quyết đúng cách.

Nhóm thực hiện

Lược dịch: Thu Trang

Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE

Tham khảo: theconversation

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more