Sáng tạo & Copy

Đăng ngày:

(Phái đẹp – ELLE) Một năm đã trôi qua với nhiều bién động và thay đổi trong đời sống cũng như làng văn nghệ. Phái Đẹp – ELLE đã trò chuyện với hai nghệ sĩ đề lắng nghe quan điểm của họ.

-000

Tôi tình cờ nghe được câu chuyện của ba người phụ nữ nổi tiếng ngồi cạnh tôi ở một buổi party, xoay quanh một giờ đồng hồ trò chuyện của họ mà tôi buộc phải nghe thì tôi thực sự thấy buồn, họ là những người phụ nữ trí thức, sành điệu, giỏi giang thế nhưng nội dung câu chuyện chỉ là gossip mà không có chút nội dung tích cực nào. Với phụ nữ, tôi vẫn thích một người thuần Á Đông, đằm thắm, tạo cảm giác khám phá hơn là cứ phơi ra hết, mà phơi ra toàn là đồ giả thì làm sao còn cảm giác nữa. Tôi lo cho thế hệ con cháu mình. Chúng sẽ khó có khả năng tư duy và phân biệt được thật giả ở xã hội mà chính bố mẹ chúng cũng còn loay hoay… Việc mài giũa mấy chục năm trời để theo gót anh Ngô Bảo Châu xem ra xa vời quá. Bây giờ nhiều bạn nghĩ rằng có cách ngắn hơn để đạt được hào quang mà không mất sức nhiều như thế.

Họ không biết bám víu vào cái gì nên mới phải tự xây nhiều hình tượng như thế để vịn niềm tin vào đó. Nhưng thay vì đi tìm giá trị thực thì họ tự PR bản thân, đến mức chúng ta thấy người ta nổi tiếng vì lộ cái gì đó, vì hình nóng, vì nhà to chứ không biết họ có sản phẩm nào đáng quan tâm nữa. Đấy, giá trị ảo to hơn giá trị thật là vậy đấy.

Khi mà người nghệ sĩ dường như quên không chú tâm tạo ra sản phẩm nghệ thuật độc đáo chỉ vì mải tạo cho mình sự khác thường.

Nó phi lý giống như việc ngày càng nhiều xe đắt tiền, phân khối lớn để rồi chen chúc với tốc độ rùa bò. Nhiều nhà cao, cửa rộng mọc lên trên những con phố hẹp chẳng có tầm nhìn, thiết kế phòng khách đẹp để ra ngồi café, phòng ăn đẹp để ra ngồi nhà hàng, nhiều son phấn mỹ phẩm tô vẽ để bị che phủ dưới những lớp găng tay và khẩu trang…

Còn một lực lượng nhỏ chạy theo các giá trị thật sự thì người ta cũng nghi ngờ chính khả năng tư duy của mình. Sáng tạo cần bản lĩnh của nghệ sĩ, bởi sáng tạo đầy rủi ro. Những sáng tạo nghệ thuật thực sự đôi khi bị vùi dập không thương tiếc bởi số đông a dua. Vậy thì các giá trị ảo nhưng an toàn sẽ được lựa chọn hơn là sáng tạo thật sự.

Người nghệ sĩ mải chạy theo phần trình bày mà quên mất giá trị thực của bản thân mình. Các nhà thiết kế nhỏ nếu không nhái để có sản phẩm mới ăn khách thì làm sao mà sống? Hậu quả của sự nhái là ai cũng thành Lady Gaga trong ca nhạc, phim nào cũng là phim Hollywood, người đẹp nào cũng là người mẫu hết. Sự lười biếng trong suy nghĩ nhưng lại khao khát thành công khiến người ta không ngần ngại lấy thành quả của người khác, thêm gia vị rồi biến thành sản phẩm của mình.

Văn hóa nhận lỗi ở ta cũng là một vấn đề lớn. Đôi khi chỉ cần một lời xin lỗi đúng lúc thì sẽ chẳng ai um xùm chuyện một MC dịch sai, một đạo diễn lỡ copy phim, một nhà thiết kế bắt chước.

Nhưng bộ mặt xã hội bây giờ giống hệt như giao thông trên đường phố, không ai nhường ai cả. Thử hình dung bạn mặc đồ thật đẹp, xe thật đẹp nhưng đi trong dòng giao

thông hỗn loạn ấy thì có đẹp nổi không. Sự nhường nhịn ở xã hội này dường như là một thứ quá xa xỉ, trong khi, sự nhẫn nhịn chính là nét văn hóa rất đẹp của người Á Đông. Vì sống chậm ở thời buổi này xem ra giống như là tự đào thải mình vậy.

Cuộc sống bây giờ như hình Sin đang đi vào giai đoạn trũng. Đời sống văn nghệ hỗn độn mà thiếu cá tính, đa sắc nhưng nhạt nhòa. Quan hệ giữa con người với nhau mất đi sự gắn kết, cũng thấy đó, cũng hội họp đó nhưng không có sự kết dính, giống như nghệ sĩ, họ cũng thiên về phần trình bày, xã giao mà quên đi sự chân thành cần có.

Đạo diễn PHẠM HOÀNG NAM – Ảnh HOÀNG GIA

Phái đẹp ELLE
ELLE.VN

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more