Giải mã sức hấp của bất động sản ven hồ Tây

Đăng ngày:

Chỉ cần gõ từ khóa “bất động sản Hồ Tây” bằng công cụ tìm kiếm trên Internet, chưa đầy 1 giây đã cho ra khoảng 81.100.000 kết quả. Con số này cao hơn hẳn so với nhiều khu vực khác trên địa bàn Thủ đô với cùng cách tìm kiếm và trong khoảng thời gian tương tự. Điều này cho thấy mức độ quan tâm đặc biệt của thị trường đối với bất động sản khu vực này.

Giá bất động sản Hồ Tây luôn đạt đỉnh

Hồ Tây được đánh giá là một trong những khu vực bất động sản (BĐS) có giá trị cao và ổn định nhất Thủ đô. Theo nhiều chuyên gia bất động sản, từ trước đến nay, Hồ Tây luôn là khu vực “nóng”, BĐS khu vực này luôn hấp dẫn hơn khu vực khác và nhu cầu chưa bao giờ có dấu hiệu sụt giảm. Thậm chí nhiều chuyên gia BĐS quốc tế từng so sánh giá đất tại Hồ Tây và khu vực phố cổ Hà Nội với các thành phố có giá BĐS đắt đỏ nổi tiếng thế giới như Tokyo (Nhật Bản), London (Anh)…

Thông tin thị trường ghi nhận ngay cả trong thời kỳ trầm lắng nhất, giá BĐS Hồ Tây vẫn lên tới 350M – 500 triệu đồng mỗi m² đất nền và 50 – 60 triệu đồng mỗi m² căn hộ.

Do mức giá siêu đắt đỏ của những căn biệt thự trăm tỉ ven hồ, thị trường căn hộ Hồ Tây với lợi thế cạnh tranh về giá trở nên sôi động hơn khi thu hút sự quan tâm, săn đón của khách hàng và giới đầu tư địa ốc. Các căn hộ cao cấp ven hồ Tây sở hữu “view” đẹp, tiện ích đẳng cấp luôn trong tình trạng cung không đủ cầu.

bất động sản ven hồ Tây

Dự án căn hộ cao cấp hiếm hoi bên hồ Tây sở hữu “view triệu đô”

Việc sở hữu BĐS hồ Tây không chỉ mang đến niềm tự hào và sự kiêu hãnh về nơi an cư của chủ sở hữu mà còn là một khoản đầu tư dài hạn bởi tiềm năng tăng giá. Đặc biệt, nhu cầu thuê và giá thuê tại khu vực này cũng không ngừng tăng với mức giá cho thuê cao ngất ngưởng từ 30 – 40 USD/m².

Một báo cáo của Savills đã từng chỉ ra rằng, Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về tỷ suất lợi nhuận cho thuê căn hộ. Bên cạnh đó, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2019, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã đạt 38 tỷ USD, con số cao nhất trong vòng 10 năm gần đây. Điều đó cho thấy, trong tương lai gần, Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến của một lượng lớn chuyên gia nước ngoài.

Khảo sát về ngân sách thuê căn hộ của nhóm nhân sự cao cấp nước ngoài cho thấy mức đầu tư dao động trung bình từ 1.500 – 5.000 USD/tháng. Lượng khách nước ngoài tập trung sinh sống tại hồ Tây luôn có tỷ lệ cao hơn so với các khu vực khác trên địa bàn nội đô. Ước tính, tổng lượng người nước ngoài lưu trú lâu dài trên địa bàn là khoảng 5.000 người.

Địa chỉ của giới tinh hoa

Với trên 527 ha mặt nước, đường bao quanh hồ dài 18 km, Hồ Tây được xem là “lá phổi xanh khổng lồ” điều tiết tiểu vùng khí hậu Hà Nội, mang đến bầu không khí trong lành hiếm nơi nào có được. Trong Báo cáo Hệ thống phân loại đất ngập nước Việt Nam năm 2006, Hồ Tây được đánh giá là hệ sinh thái (HST) hồ nước ngọt, xếp hạng thứ 11 trong số 68 HST đất ngập nước có giá trị đa dạng sinh học cao của Việt Nam. Hồ Tây cũng thuộc danh sách bảo tồn, do Tổ chức Thế giới về môi trường hồ (ILEC) công bố.

Dường như chỉ có thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước Hồ Tây mới tạo nên giống sen quý Bách Diệp 100 cánh, thơm thuần khiết, ngát đượm. Cũng chỉ có người dân gốc Tây Hồ mới nắm giữ bí quyết gia truyền làm nên loại trà sen thượng hạng. Cùng với đó, nhiều sản phẩm nghề thủ công của Tây Hồ vẫn là cực phẩm như: giấy Sắc của họ Lại làng Trung Nha, tượng Phật đồng làng Ngũ Xã, đào Thất Thốn làng Nhật Tân… Đó là kết tinh bởi truyền thống, văn hóa và sự tinh khéo riêng có của người dân “Khéo tay hay nghề – đất lề Kẻ Chợ”

hai bà cháu làm trà sen

Với người Quảng An, làm trà sen vì muốn lưu giữ nét văn hóa của người Hà Nội

Trong dòng chảy lịch sử, Thăng Long là nơi “núi tụ sông chầu, địa linh nhân kiệt”, Tây Hồ là nơi mạch nguồn nhân tài của quốc gia. Từ ngôi trường Chu Văn An (trường Bưởi) đã đào tạo nên nhiều thế hệ nhà ái quốc: Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ; các chính khách: Phạm Văn Đồng, Nguyễn Xiển, Phan Anh; các nhà giáo Dương Quảng Hàm, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Mạnh Tường… Nhiều nhà lãnh đạo cao cấp trong chính phủ, quân đội hiện nay cũng là cựu học sinh trường Chu Văn An. Ngày nay, Chu Văn An vẫn là ngôi trường quan trọng đào tạo nhân tài trẻ. Năm 2019, trường chính thức là thành viên Cambridge.

Chính vì vậy, đã từ lâu, Hồ Tây được ví như một biểu tượng của sự lịch lãm và hào hoa giữa mảnh đất Kinh kỳ. Ẩn sâu dưới sóng nước long lanh, trong màn sương mờ lãng đãng là tinh hoa văn hóa của hàng nghìn năm lịch sử. Những con đường thơ mộng ven hồ, tiếng chuông chùa Trấn Quốc vang vọng dưới ánh hoàng hôn vàng rực, tất cả vẽ nên một bức tranh Tây Hồ đẹp mơ màng và giàu phong vị mà không biết bao người mơ ước được thưởng ngoạn mỗi ngày. 

Niềm khát khao sở hữu không gian sống tại nơi giá trị BĐS luôn cao nhất Thủ đô càng được nâng lên bội phần bởi sự giới hạn mật độ xây dựng của khu vực Hồ Tây và các vùng phụ cận. Với lợi thế nằm gần Công viên Bách Thảo, Quảng trường Ba Đình, giao thông thuận tiện, dễ dàng di chuyển đến tất cả các khu vực trọng yếu của Thủ đô và đặc biệt là cảm giác “với tay” chạm mặt nước Hồ Tây, các căn hộ ven hồ vẫn luôn là giấc mơ mong được hiện thực hóa của bao người. 

bất động sản - biệt thự hồ Tây

Biểu tượng mới của cuộc sống thanh lịch và đẳng cấp giữa mênh mang sóng nước Hồ Tây.

Nhưng, sống ở Hồ Tây là “đặc ân” chỉ dành cho một số rất ít người, có thể là những người con gốc Hà Nội đã bao đời gắn bó với nơi hồn thiêng sông núi ngàn năm lắng đọng, hay những doanh nhân thành đạt, Việt Kiều, thương gia nước ngoài sẵn sàng rót hầu bao chỉ để được an nhiên tận hưởng những phút giây bình yên, thư thái bên khoảng không tuyệt vời đó. Chẳng cần phô trương hoa mỹ, luôn bình lặng và kín đáo nhưng chỉ cần hai chữ hồ Tây cũng đủ để phần còn lại hiểu rằng họ thuộc tầng lớp tinh hoa nào. 

Nhóm thực hiện

Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more