Triễn lãm “Múa đôi – Duo Design” tại Press Club Hà Nội

Đăng ngày:

Lần đầu tiên, họa sĩ Lê Thiết Cương và nhà điêu khắc Đinh Công Đạt cùng song hành làm triển lãm trưng bày các tác phẩm design cho không gian nội thất.

Từ ngày 10 – 13.5 tại Press Club – 59A Lý Thái Tổ – Hà Nội diễn ra cuộc trưng bày với tên gọi “Múa đôi – Duo Design” của họa sĩ Lê Thiết Cương và nhà điêu khắc Đinh Công Đạt. Triển lãm là một cuộc khám phá khác về cá tính sáng tạo của hai nghệ sĩ với hai tính cách nghệ thuật trái ngược nhau – một người tối giản (họa sĩ Lê Thiết Cương) đặt cạnh một người tối đa (nhà điêu khắc Đinh Công Đạt) nhưng ở họ lại chung nhau một tình yêu dành cho các chất liệu dân gian, truyền thống.

Hai nghệ sĩ, hai người bạn lâu năm trong nghệ thuật họa sĩ Lê Thiết Cương (bên trái), nhà điêu khắc Đinh Công Đạt (bên phải) cùng song hành tại triển lãm “Múa Đôi – Duo Design”.

Nếu coi design là một hành trình, nó phải xuất phát tại ga khởi hành nào đó, thì với Đinh Công Đạt, ga khởi hành chính là điêu khắc để từ đó anh chuyển ngữ những đồ vật có sẵn, dùng rồi, cổ, cũ để biến chúng thành những tác phẩm thiết kế, nhưng cái mới nhưng nhìn vào sản phẩm ấy, người ta vẫn nhận ra cái cũ. Mới trên cái cũ nhưng vẫn hiện đại, vẫn có cả vẻ đẹp và công năng sử dụng.

Nhà điêu khắc Đinh Công Đạt bên cạnh sản phẩm nghệ thuật của mình dành cho triển lãm “Múa Đôi – Duo Design”.

Mâm đồng sơn mài – một tác phẩm được chuyển ngữ từ những đồ vật có sẵn.

Ghế sắt rèn với cua nhái và lá khoai của Đinh Công Đạt.

Còn với họa sĩ Lê Thiết Cương, dù vẽ hay là làm đồ thiết kế thì anh vẫn trung thành với phong cách nghệ thuật của mình: tối giản. Mỗi tác phẩm của anh, người xem chẳng cần đọc thêm lời giới thiệu nào, cũng như một ghi chú về chất liệu hoặc câu chuyện nào. Nó câm lặng, im thít nhưng đủ vang để hé lộ một câu chuyện nào đó, có thể nhỏ nhưng sắc, nặng. Nghễ thuật hay ở chỗ, không cần phải là cái gì quá kỳ vĩ. Sáng tạo, không có nghĩa là rời non, lấp biển, đao to, búa lớn. Nghệ sĩ chỉ là người phát hiện ra những cái rất nhỏ, cái bình thường trong đời sống hàng ngày quanh mình mà những người bình thường không thấy. Chỉ cần thay đổi 1% cái vốn có thì những đồ vật đã trở nên rất khác.

Tác phẩm Ghế sắt trích trong BST 49 chiếc ghế sắt sơn màu được họa sĩ thực hiện năm 2011.

Bình sơn mài trên gốm lấy dáng từ hạt gạo của họa sĩ Lê Thiết Cương được giải thưởng Good Design Award – Asean Design Selection năm 2003.

Ngoài dáng hạt gạo, bình gốm sơn mài còn có dáng quả cau, quả nhót, quả đu đủ…

Qua triển lãm lần này, thông điệp mà hai nghệ sĩ muốn gửi tới khán giả là: Một là – tác phẩm thiết kế không giới hạn người tạo ra nó, và hai là “Múa đôi” không thể “mất gốc” dấu ấn nghề nghiệp chính của mỗi người. Cũng như nỗi trăn trở, băn khoăn về sự mai một những thiết kế, những giá trị lao động nghệ thuật nguyên bản từ các làng nghề truyền thống đang ngày một mạnh mẽ như ngày nay. Qua những sáng tạo nghệ thuật của các nghệ sĩ với những tác phẩm, sản phẩm hiện hữu trước công chúng, một thông điệp mạnh mẽ được truyền đi là đứng trước nguy cơ mất dần các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân, nghệ sĩ và những người lao động nghệ thuật hãy quan tâm đến các thiết kế, thay đổi mẫu mã, bắt kịp với xu hướng, thời đại dựa trên nền tảng những kỹ thuật truyền thống.

Để thông điệp ấy được hiểu một cách đúng đắn nhất, chi tiết nhất, trong khuôn khổ của sự kiện triển lãm “Múa Đôi – Duo Design” cũng diễn ra buổi Artist talk với chủ đề “Design Thinking: vào 14h ngày 11.5.2017 tại Press Club Hà Nội.

Xem thêm 

5 môn nghệ thuật thể hiện sự tinh tế của người Nhật Bản

4 điều cần biết về Lễ hội Âm nhạc và Nghệ thuật Coachella

Nguyễn Phương Linh – Nghệ thuật giúp ta thức tỉnh

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more