“Tĩnh mạch tình yêu” và sự ra đời của truyền thống nhẫn cưới định tình 

Đăng ngày:

Với lịch sử hơn ba nghìn năm bắt nguồn từ nền văn minh Ai Cập cổ đại, các Pharaohs đã luôn đeo nhẫn với niềm tin mãnh liệt vào sự vĩnh cửu mà nó mang lại nhờ vào hình tròn tựa như Mặt Trăng và Mặt Trời – không điểm bắt đầu cũng không nơi kết thúc. 

Nhẫn cưới hay nhẫn đính hôn đều được xem như bảo chứng cho lời yêu, lời hứa, khiến cả hai mỉm cười mỗi khi nhìn về ngón áp út!

TỪ NỀN VĂN MINH CỔ XƯA

Người Ai Cập cũng tin rằng ngón tay đeo nhẫn hay ngón áp út là nơi có “tĩnh mạch chủ”, còn được gọi là “tĩnh mạch tình yêu”, dẫn thẳng đến trái tim. Từ đây, truyền thống đeo nhẫn cưới bắt đầu với nền văn minh cổ xưa này, được thần dân đế chế La Mã tin theo và tiếp nối tới tận ngày nay. Đến thời Trung Cổ tại lục địa già, nhẫn cưới đã trở nên đa dạng hơn ở cả mẫu mã lẫn chất liệu, nhiều loại đá quý được sử dụng như hồng ngọc tượng trưng cho đam mê, ngọc bích đại diện cho thiên đường và kim cương cho sức mạnh bền bỉ của tình yêu đôi lứa.

tranh Verlobung của  Lucas van Leyden

(Ảnh: Christian Stukenbrok)

Bức tranh "Micer Marsilio Cassotti và vợ Faustina" của Lorenzo Lotto

Bức tranh “Micer Marsilio Cassotti và vợ Faustina” của Lorenzo Lotto. (Ảnh: Alamy Stock Photo)

Phải đến thế kỷ 12, việc kết hôn mới được hợp thức hóa bởi Giáo hội, tạo điều kiện cho chiếc nhẫn cưới trở thành
một vật không thể thiếu của tình yêu trước ngưỡng cửa hôn nhân. Cũng từ đây, nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới đã đi theo hai con đường riêng biệt, một là đại diện cho những hứa hẹn, thủ thỉ đầy riêng tư; còn một mang tính lễ nghi trịnh trọng và nghiêm trang, dưới sự chứng kiến của Giáo hội và gia đình hai bên. Không chỉ khác biệt ở thông điệp, mỗi chiếc nhẫn còn sở hữu giá trị chênh lệch không hề nhỏ, với chiếc nhẫn cưới thường được làm từ vàng và nhẫn cầu hôn luôn gắn liền với kim cương. Là vật chất cứng nhất được tìm thấy trong tự nhiên, kim cương trong tiếng Anh bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là “adamas” – “không thể phá vỡ”. Chiếc nhẫn cầu hôn cũng vì thế đại diện cho sợi dây kết nối bền chặt, cho những cảm xúc yêu đương đầy mãnh liệt khi tìm thấy nửa kia trong cuộc đời vô vàn hình thái.

chiếc nhẫn cưới từ thương hiệu bvlgari

(Ảnh: ELLE Vietnam)

chiếc nhẫn cưới từ thương hiệu chopard

(Ảnh: ELLE Vietnam)

chiếc nhẫn cưới từ thương hiệu chanel

(Ảnh: ELLE Vietnam)

ĐẾN TRUYỀN THÔNG CẦU HÔN HIỆN ĐẠI

Hoàng tử Maximilian của nước Áo, theo các nhà sử gia, được cho là người đàn ông đầu tiên tặng cô dâu của mình chiếc nhẫn kim cương vào năm 1477. Tuy nhiên, khi trở lại thế kỷ 15 đầy loạn lạc ở châu Âu thời Trung Cổ, chiếc nhẫn có lẽ là một phiên bản thô sơ hơn rất nhiều so với ngày nay, làm lu mờ hoàn toàn vẻ đẹp tinh khiết và rực rỡ của loại đá quý “hiếm có khó tìm” này.

nhẫn đính hôn Cartier của công nương Grace Kelly

Nhẫn đính hôn của Grace Kelly được làm bằng bạch kim có đính viên kim cương 10,47 ngọc lục bảo của Cartier. (Ảnh: Rex Features)

Ở nước Mỹ, chính Charles Lewis Tiffany, cha đẻ của Tiffany & Co., là người đã tạo nên và ghi dấu truyền thống
cầu hôn bằng chiếc nhẫn kim cương. Mãi đến năm 1886, khi chiếc nhẫn đính hôn Tiffany® Setting của Charles Tiffany ra mắt giới thượng lưu, kim cương với vẻ đẹp đầy quyến rũ như được bước ra ánh sáng, trần trụi dưới bao con mắt say mê trước sự diệu kỳ của tạo hóa. Cũng chính trong thời gian trị vì của Nữ vương Victoria tại Anh, nhẫn cầu hôn kim cương ngày càng trở nên phổ biến và được trang trí công phu hơn nhờ vào sự yêu thích tột độ của
vị nữ vương đối với loại đá quý hiếm này.

nhẫn đính hôn kim cương của Tiffany & Co.

(Ảnh: Tiffany & Co.)

Nhóm thực hiện

Bài: Từ Phương
Ảnh: Tổng hợp
Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more