9 dụng cụ nhà bếp cần thay mới thường xuyên để bảo vệ sức khỏe

Đăng ngày:

Trước thềm Tết đến, bên cạnh việc sắm sửa quần áo và trang hoàng nhà cửa, các vật dụng trong gian bếp của gia đình cũng cần được đổi mới vì chất lượng cuộc sống và sức khỏe gia đình.

Thời gian trước Tết là thời điểm thích hợp để kiểm kê và mua sắm đồ dùng gia dụng mới, thế nhưng với các vật dụng nhà bếp, bạn nên có kế hoạch đổi mới định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Cùng ELLE điểm qua 9 dụng cụ nhà bếp đáng chú ý cần bạn thay mới cho mùa Tết này. 

1. Nồi, chảo nhôm

Dù nồi, chảo nhôm được nhiều gia đình ưa chuộng nhờ vào những ưu điểm nổi bật như: trọng lượng nhẹ, dễ bắt nhiệt, giá thành hợp lý… thế nhưng, ít ai chú ý loại sản phẩm này ẩn chứa nhiều nguy cơ gây bệnh nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách. Nếu nồi hay chảo nhôm quá cũ hoặc xuất hiện nhiều vết xước, bạn nên đổi mới chúng ngay vì giờ đây, những vật dụng ấy có thể khiến thức ăn bị nhiễm các thành phần độc hại sản sinh từ nhôm cũ hoặc những vết xước. Với các nồi nhôm có giá thành bình dân, nếu không được xử lý qua quá trình oxy hóa đúng chuẩn, chúng có thể trở thành vật dẫn lý tưởng cho các hóa chất độc hại đi vào thức ăn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Để ngăn ngừa tình trạng nêu trên, bạn có thể cân nhắc đến các dòng nồi thủy tinh hoặc nhôm Anod có khả năng chống ăn mòn, gỉ sét bề mặt hiệu quả, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

Nồi nhôm anod nắp thủy tinh Sunhouse

Chảo Bầu Nhôm Anod SUNHOUSE

Bộ nồi Ecowin chống dính đa năng

Nồi thủy tinh Luminarc Vitro Granite

2. Chảo chống dính

Chảo chống dính thường được phủ một lớp PTFE, hay còn gọi là Teflon –  hợp chất hóa học có khả năng chống dính hiệu quả và gần như không tạo ma sát. Theo thời gian, lớp phủ Teflon có thể bị phai mòn bởi các hoạt động chế biến thức ăn thường xuyên. Nếu chảo gặp nhiệt độ quá cao (trên 260°C), các chất chống dính có thể bị phân hủy và giải phóng vào không khí, hạn chế khả năng chống dính ban đầu. Bên cạnh đó, khi chảo chống dính bắt đầu bong tróc, các mảnh vụn của chảo có thể lẫn vào thức ăn, ảnh hưởng đến vị giác và sức khỏe người dùng. Do vậy, trong quá trình sử dụng, nếu cảm thấy lòng chảo xuất hiện nhiều vết xước hoặc thời gian sử dụng quá lâu, bạn nên thay mới để đảm bảo an toàn.

Bộ 2 chảo chống dính Lock&Lock Easy Frypan

Bộ 3 chảo chống dính Green Cook đáy từ

Bộ nồi Ecowin chống dính đa năng

Chảo inox chống dính bếp từ 5 đáy SUNHOUSE

3. Thớt 

Tuy là những vật dụng không thể thiếu của mọi gian bếp, thớt lại là chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh nếu không được bảo quản và vệ sinh hợp lý. Dù tiếp xúc với thực phẩm sống hay chín, các loại thớt bạn đang sử dụng đều có khả năng ẩn chứa lượng lớn các loài vi khuẩn gây hại, các loài nấm mốc, các mầm bệnh… trong các vết xước hay ngay trên bề mặt. Thời gian hợp lý để thay thớt định kỳ là 6 tháng/1 lần và đừng quên sử dụng các loại thớt khác nhau cho các loại thực phẩm chín và sống.

Thớt Nhựa Pe Đa Năng Chống Nấm Mốc

Thớt Gỗ Teak Thương Hiệu KATANA đủ size

Thớt 2 mặt Lock&Lock Cutting board Màu nâu

Bộ 4 thớt kháng khuẩn nhựa chống trượt Inochi

4. Dao làm bếp

Tương tự thớt, dao làm bếp cũng là vật dụng không thể thiếu trong mọi gian bếp. Thực tế, những bộ dao dù có chất lượng tốt đến đâu cũng phải đầu hàng trước sự mài mòn của thời gian và đối mặt với số phận bị thay mới. Ngay cả khi đó là bộ dao yêu thích, bạn cũng nên thay chúng định kỳ bằng bộ dao mới để đảm bảo vệ sinh, độ chính xác và an toàn khi sử dụng. Bên cạnh đó, việc sử dụng dao cũ cũng có thể ảnh hưởng đến hương vị, đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào thức ăn và cơ thể người thưởng thức. Bạn có thể thay dao làm bếp 2 năm/1 lần và đừng quên lựa chọn những bộ dao chống gỉ sét vì sức khỏe của mình.

Bộ dao nhà bếp 6 món KHALIK LUCKY

Bộ dao kéo Nhật inox 6 món

Bộ dao nhà bếp cao cấp kèm ống

Bộ 5 dao nhà bếp kéo inox JEETEE

5. Miếng mút/bọt biển rửa chén 

Miếng mút rửa chén hay bọt biển vệ sinh cũng là nơi ẩn chứa nhiều loài vi khuẩn gây bệnh mà chúng ta thường bỏ qua. Dù có thói quen giặt sạch và phơi khô sau khi sử dụng, chẳng có gì đảm bảo chúng sẽ sạch sẽ hoàn toàn. Với đặc điểm xốp và ẩm ướt, những miếng mút rửa chén hay bọt biển hoàn toàn là môi trường sống lý tưởng cho các loài vi khuẩn sinh sống và phát triển. Để đảm bảo sức khỏe cho bạn và cả gia đình, bạn nên thay miếng rửa chén khoảng 1 tuần/1 lần. 

Miếng bọt biển nano Shepherd

Bọt Biển Rửa Chén Houseeker

Cước rửa chén 3M™ Scotch-Brite®

Bộ 4 miếng rửa chén Bam House


Xem thêm

Gợi ý 10 vật dụng cần thiết giúp tối ưu cuộc sống của cô nàng độc thân

5 máy hút bụi được yêu thích nhất

BTV ELLE gợi ý những loại cây cảnh phong thủy thúc đẩy năng lượng tích cực trong cuộc sống


6. Khăn lau bếp

Do tiếp xúc thường xuyên với nước, dầu mỡ và đồ ăn bị vương vãi, khăn lau bếp cũng là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe dù được giặt sạch và phơi khô sau mỗi lần sử dụng. Khi khăn lau xuất hiện mùi hôi hay có cảm giác dính tay lúc chạm vào, đó là dấu hiệu cho thấy bạn nên thay một chiếc khăn mới cho căn bếp của mình. Thời gian hợp lý để thay khăn định kỳ là 2 – 3 tháng/ 1 lần và đừng quên giặt sạch chúng sau mỗi lần lau dọn, bạn nhé!

Combo 10 khăn lau đa năng PROKI

Khăn Uớt Lau Bếp Đa Năng GODWELL

Khăn Lau Bếp Đa Năng Bằng Sợi Than Tre

Cuộn Khăn Giấy Lau Bếp Đa Năng

7. Thảm nhà bếp

Tương tự khăn lau bếp, những tấm thảm nhà bếp cũng là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh do tiếp xúc trực tiếp với chất bẩn thường xuyên. Vì sức khỏe bản thân và gia đình, bạn nên giặt thảm định kỳ 1 tháng/1 lần và thay mới sau 6 tháng sử dụng. Việc sở hữu một tấm thảm nhà bếp sạch sẽ, khô ráo không chỉ bảo vệ gia đình khỏi những nguy cơ gây bệnh mà còn cải thiện thẩm mỹ không gian, cũng như ngăn ngừa tai nạn do thảm cũ dễ trơn trượt gây nên.

Thảm silicon thấm nước chống trơn

Thảm silicon thấm nước chống trơn

Thảm lót sàn lau chân nhà bếp dày

Thảm Lau Chân Nhà Bếp chùi chân

8. Hộp đựng thực phẩm bằng nhựa

Những hộp đựng thực phẩm bằng nhựa luôn là vị cứu tinh đáng tin cậy của các bà nội trợ nhờ vào khả năng tích trữ tiện ích đi kèm giá thành bình dân. Thế nhưng, việc sở hữu những ưu điểm vượt trội đó không giúp chúng có mặt trong danh sách những vật dụng tốt cho người dùng. Những hộp nhựa không rõ nguồn gốc hoặc những hộp nhựa tái chế sẽ và luôn tiềm ẩn những mối nguy hiểm đến người sức khỏe người sử dụng. Với những hộp nhựa có vết xước, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập qua chúng để bám vào thực phẩm, từ đó đi vào cơ thể con người. Dù vài hộp đựng có ký hiệu không chứa chất gây hại hay có thể dùng cho lò vi sóng, bạn cũng nên thay mới chúng ít nhất 1 lần/1 năm để đảm bảo an toàn. 

Hộp đựng thực phẩm thủy tinh Lock&Lock

Bộ 3 hộp thực phẩm Tritan chữ nhật Hokaido

Hộp nhựa đựng thực phẩm chia 2 ngăn

Bộ hộp bảo quản Tupperware Funtastic

9. Đũa tre/ gỗ 

Với các loại đũa làm bằng tre hoặc gỗ, việc xuất hiện các vết nứt hay biến dạng trong thời gian sử dụng là điều không thể tránh khỏi. Những vết nứt ấy có thể là nơi tích tụ của nhiều vi khuẩn hoặc cặn bẩn mà thói quen rửa chén hàng ngày không thể loại bỏ. Bên cạnh đó, nếu không bảo quản kỹ, nấm mốc có thể xuất hiện gây mất thẩm mỹ và sự ngon miệng cho bữa ăn. Ngoài ra, đũa cũng là vật dụng tiếp xúc trực tiếp với miệng, các vi khuẩn có thể theo đường ăn uống xâm nhập vào cơ thể, gây nên các loại bệnh về dạ dày, đường ruột, đường hô hấp… Bạn nên thay đũa khoảng 3 – 6 tháng/1 lần hoặc loại bỏ ngay những chiếc đũa bị mốc hoặc biến dạng để phòng tránh những hệ quả về sau.

Bộ đũa gỗ tre tự nhiên 10 đôi BAMBOOO ECO

Set 10 đôi đũa kháng khuẩn Shikisai Kokubo

Set 10 đôi đũa Nhật sợi thuỷ tinh

Đũa Nhật Gỗ Trắc Tự Nhiên HAHANCO