Câu chuyện phá sản ở tuổi 25 của Tommy Hilfiger

Đăng ngày:

Ngày 23 tháng 9 năm 2013, trên báo Forbes bất ngờ dàn trang riêng cho Tommy Hifiger kể về quãng thời gian lập nghiệp của chính ông. Trong bài viết tâm sự đó, Tommy đã kể về quãng thời gian trước khi ông có trong tay thương hiệu thời trang riêng hiện tại. 

Tommy Hilfiger là một người con trong gia đình có 9 người, cha ông là người thợ hoàn kim tại một thị trấn nhỏ trong bang New York. Ở độ tuổi rất nhỏ, Hilfiger đã từng trài qua rất nhiều công việc từ đưa báo, dọn cỏ, xúc tuyết để tự trang trải được phần nào cuộc sống của riêng mình. Quan trọng hơn, điều đó tạo cho ông một thói quen luôn phải làm việc, một cách cần thiết và hăng say. Những đứa trẻ thường luôn luôn bị xao nhãng, cậu bé Hilfiger khi đó cũng vậy. Nhưng sự sáng tạo là nguyên nhân khiến ông có thể tập trung vào công việc. Chính bởi vậy ông có niềm hứng thú với việc kinh doanh thời trang. Mặc dù khi đó ông không chú trọng đến vẻ ngoài của mình cho lắm “tôi lớn lên với việc ăn mặc tuềnh toàng và nhàm chán,” Tommy chia sẻ.

 

Tommy Hilfiger tại cửa hàng thời trang People’s Place

18 tuổi, Hilfiger quyết định đi theo ngành công nghiệp này với thái độ nghiêm túc hơn. Ông cùng một nhóm bạn chung tiền, với quỹ khoảng 125 đô la, để bán quần bò. Sau đó họ mở cửa hàng tên là People’s Place và giành được những bước thành công đầu tiên. Bận rộn với những dự án và khát khao làm giàu, Tommy quyết định không thi vào đại học. Ông nghĩ rằng mình có thể tự học và tự có được tấm bằng kinh doanh từ cuộc sống thật, bằng những kinh nghiệm thật.

Nhóm kinh doanh của ông tiếp tục mở những cửa hàng quanh khu ký túc đại học, buôn bán quần áo qua những chuyến đi về từ thành phố New York. “Đó là quãng thời gian sôi động và tuyệt vời. Nhưng tôi lại tiếp tục bị xao nhãng, coi nhẹ chuyện kinh doanh”. Điều đó khiến Tommy bị phá sản vào năm 25 tuổi. Ông trải qua một quãng thời gian dài của sự tiếc nuối, xấu hổ để rồi lại bắt đầu tất cả từ con số 0.

Cho đến thời điểm hiện tại khi Tommy nhắc về quãng thời gian khủng hoảng đó của mình, ông lại nói “sự thất bại đó là một bài học lớn, một tấm bằng thạc sĩ mà tôi không một trường đại học nào có thể trao được cho mình.” Ông lao đầu vào làm việc và cố gắng học hỏi lại từ đầu, từ những điều cơ bản nhất của việc kinh doanh thời trang thực sự, chứ không phải những đột phá sáng tạo mà ông tự cảm thấy vào thời gian trước. Hilfiger cũng không ngại thử thách.

Năm 1985, ông quyết định mở thương hiệu thời trang riêng. Có những mẫu sản phẩm mà ông tạo ra không có một ai để mắt tới, Hilfiger liền bán nó bằng cách đem đến trước cửa từng nhà, từng cửa hàng để bán. Marcy, Saks & Bloomingdale’s, tất cả đều chối từ ông. “Sự kiên trì là chìa khóa để thành công”, Tommy nói, “sau bao nhiêu thời gian và công sức, cuối cùng tôi cũng có những đơn đặt hàng của mình.” Và Tommy bắt đầu vẽ ra trong đầu những con đường, những chiến dịch mới cho thương hiệu Tommy Hilfiger, và không bao giờ cho phép mình lơ là trên con đường kinh doanh dù chỉ là 1 khoảnh khắc.

Năm 1988, Tommy Hilfiger đạt doanh thu 25 triệu đô, tăng lên 500 triệu đô vào giữa những năm 90. Hiện tại, thương hiệu được ước tính lên tới 6 tỉ đô với 1,200 cửa hàng toàn cầu và còn tiếp tục phát triển lớn hơn.

 

Một trong những trụ sở chính của Tommy Hilfiger tại Mỹ

Một trong những trụ sở chính của Tommy Hilfiger tại Mỹ

“Phần nghệ sĩ, sáng tạo của tôi từ khi còn nhỏ vẫn hiện diện. Điều đó vẫn vô cùng quan trọng trong việc thiết kế những sản phẩm thời trang độc đáo. Nhưng thực sự, kể từ cột mốc năm 25 tuổi, tôi tự xem mình với tư cách là một người kinh doanh nhiều hơn. Điều đó tạo nên sự khác biệt”. Tommy kết lại câu chuyện thành công – thất bại của cuộc đời ông.

Nhóm thực hiện

Bài viết: Hương Giang

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more