KTS Nguyễn Hoàng Mạnh: “Kiến trúc sư không cần phải vẽ đẹp”

Đăng ngày:

Văn phòng MIA Design Studio được bao phủ bởi cây xanh, nằm duyên dáng sát bờ sông ở bán đảo Thanh Đa. Thành viên sáng lập kiêm kiến trúc sư trưởng của MIA, kiến trúc sư Nguyễn Hoàng Mạnh đã trò chuyện với Elle Decoration giữa giờ làm việc cùng 60 nhân viên của mình thuộc các lĩnh vực kiến trúc, cảnh quan, nội thất của MIA.

KTS Nguyễn Hoàng Mạnh

KTS Nguyễn Hoàng Mạnh

Lớn lên từ một làng chài nhỏ ở Bình Thuận, tốt nghiệp Đại học Kiến trúc TP.HCM rồi tốt nghiệp thạc sĩ kiến trúc tại trường Katholieke Universiteit Leuven, vương quốc Bỉ, kiến trúc sư sinh năm 1970 đã đạt được thành tựu trong nghề nghiệp của mình, cùng cộng sự đưa các công trình đi xa hơn biên giới Việt Nam, chinh phục các giải thưởng quốc tế. Với triết lý thiết kế chú trọng không gian kiến trúc mang hơi thở nhiệt đới đương đại, tôn trọng yếu tố bản địa, công năng sử dụng và thân thiện với môi trường sống cho con người, KTS Nguyễn Hoàng Mạnh đang đi đúng theo xu thế thiết kế hiện đại trên thế giới hiện nay.

Gian hàng ẩm thực Việt Nam (Hà Nội) do MIA và KTS Nguyễn Hoàng Mạnh thực hiện năm 2015. Công trình mô phỏng nhà dân gian của Việt Nam về tỉ lệ, kích thước, không gian hòa nhập và đối thoại với tự nhiên xung quanh.

Gian hàng ẩm thực Việt Nam (Hà Nội) do MIA và KTS Nguyễn Hoàng Mạnh thực hiện năm 2015. Công trình mô phỏng nhà dân gian của Việt Nam về tỉ lệ, kích thước, không gian hòa nhập và đối thoại với tự nhiên xung quanh.

Yếu tố bản địa được anh chú trọng trong thiết kế công trình, hẳn có lý do nào đó đặc biệt?

Mỗi vùng đất có một đặc thù khí hậu khác nhau. Chính điều kiện tự nhiên sẽ hình thành nên các hình thái sống của con người, các nét văn hóa bản địa phù hợp với các điều kiện đó. Là một kiến trúc sư, tôi không thể tư duy theo kiểu thiết kế một công trình ở Sài Gòn cũng giống như Hà Nội, Đà Nẵng, hay New York, Tokyo. Mọi người nhìn vào một căn nhà, hay nói rằng căn nhà đó theo style nước này, nước kia… Không, chính xác phải nói là căn nhà đó dành cho con người của xứ sở nào sống. Mỗi công trình phải gắn với mảnh đất, con người đi cùng văn hóa, nhu cầu sử dụng. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi mang một thiết kế nhà Nhật về Việt Nam hay ngược lại. Không bao giờ xài được! Điều tốt nhất cần làm là kiến trúc sư phải xem xét khí hậu của từng địa phương. Ngay tại Việt Nam, khí hậu ba miền đã khác nhau. Cái sự khác biệt đó phải phản ánh trong kiến trúc. Bởi vậy, với mỗi công trình phải có cách tiếp cận khác nhau. Kiến trúc sư không cần phải vẽ đẹp mà quan trọng là vẽ như thế nào.

Gian hàng ẩm thực Việt Nam (Hà Nội) do MIA và KTS Nguyễn Hoàng Mạnh thực hiện năm 2015. Công trình mô phỏng nhà dân gian của Việt Nam về tỉ lệ, kích thước, không gian hòa nhập và đối thoại với tự nhiên xung quanh.

Gian hàng ẩm thực Việt Nam (Hà Nội) do MIA và KTS Nguyễn Hoàng Mạnh thực hiện năm 2015. Công trình mô phỏng nhà dân gian của Việt Nam về tỉ lệ, kích thước, không gian hòa nhập và đối thoại với tự nhiên xung quanh.

Tình huống chủ đầu tư yêu cầu anh thiết kế một công trình giống như ở đâu đó trên thế giới, anh gặp chưa?

Thường xuyên. Tôi từ chối thẳng và tất nhiên, không bao giờ thỏa hiệp với những sở thích không đặt nền tảng trên yếu tố bản địa, văn
hóa bản địa, con người cá nhân, khí hậu, điều kiện tự nhiên của một vùng miền. Thứ nhất là tôi không chắc mình có đủ tài để làm được một công trình nguy nga như ở châu Âu. Nhưng quan trọng hơn tại sao mình phải copy họ, hay thậm chí phải quay ngược lịch sử lại. Công trình kiến trúc phải là sự hòa hợp với môi trường xung quanh, với văn hóa địa phương cộng đồng.

kts-nguyen-hoang-manh-toi-khong-lam-cong-trinh-chi-co-be-mat-dep-3

Công trình Naman Retreat Pure Spa (Đà Nẵng) được MIA Design Studio hoàn thành năm 2015 với không gian được bao phủ bằng các loại cây địa phương.

Gặp chủ đầu tư am hiểu về thiết kế, kiến trúc đã đành, nhưng không phải ai cũng được vậy và họ muốn, muốn, muốn…

Đơn giản lắm, kiến trúc sư cũng giống như bác sĩ vậy. Không thể có chuyện bệnh nhân đem tiền đến rồi bảo bác sĩ cho loại thuốc A, B, C. Không thể có chuyện cầm tay cho kiến trúc sư vẽ. Một người không chuyên lại đi chỉ việc cho người chuyên nghiệp nên chúng ta thường xuyên gặp những hố rác trong mắt bởi đô thị trăm hoa đua nở. Một chủ đầu tư thông minh phải biết chọn cho mình một kiến trúc sư phù hợp và có năng lực chứ không phải nói với kiến trúc sư phải làm gì cho mình.

kts-nguyen-hoang-manh-toi-khong-lam-cong-trinh-chi-co-be-mat-dep-4

Cảm ơn anh và chúc anh gặt hái thêm nhiều thành công!

Xem thêm

Họa sĩ Đặng Xuân Hòa: “Sửa nhà cũng hào hứng vẽ tranh”

KTS Lê Hạnh Trường – Thư giãn với thời trang

Ronan & Erwan Bouroullec – Ngôi sao sáng ngành thiết kế Âu châu

Nhóm thực hiện

Trâm Anh K (Nguồn Tạp chí Phái đẹp ELLE)

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more