Văn hoá lướt sóng, người lạ “quen thuộc” trong thời trang

Đăng ngày:

Môn thể thao ván trượt đã từng được giới thời trang lăng xê nhưng không được các “tay chơi” ủng hộ. Liệu văn hoá lướt sóng sẽ nhận được nhiều ưu ái hơn trong thời gian tới hay không?

Văn hoá lướt sóng và thời trang vốn dĩ không phải là những “người xa kẻ lạ” với nhau khi cả hai cùng tồn tại và gắn kết song song trong nhiều thập kỷ. Những hoạ tiết điển hình đại diện cho môn thể thao này khá dễ dàng nhận biết như hình ảnh cây cọ nhiệt đới của vùng Polynesia và những con sóng đã và vẫn luôn xuất hiện trong thời trang bấy lâu nay.

(Ảnh: Fashionista)

Raf Simon đã từng có một BST với những hình ảnh cây cọ đen gây ấn tượng mạnh mẽ vào năm 1998 và thương hiệu Chanel cũng từng có chiến dịch quảng bá cho dòng dầu thơm No.5 với hình ảnh lướt sóng do người mẫu nổi tiếng Gisele Bündchen thể hiện.

Raf Simons Xuân 1998 (Ảnh: anothermag)

Gisele Bündchen trong chiến dịch quảng cáo của Chanel 2014 (Ảnh: forbes)

Chủ đề lướt sóng truyền thống và vẻ đẹp của môn thể thao này đã và đang được truyền bá mạnh mẽ hơn nữa trên các sàn diễn thời trang mùa Xuân 2018. Tại thành phố New York, các thương hiệu Fenty Puma, Baja East, Michael Kors và Coach thi nhau “đổ bộ” trên sàn diễn với những hình ảnh mùa Hè và lá cọ trên các bộ quần áo thể thao, quần lụa và áo khoác bomber bóng bẩy.

Thương hiệu Vaquera độc đáo với việc cắt đi phần tay áo của trang phục lướt sóng và may lại với chiếc áo thun casual. Tiếp đến là tại Milan, trong khi Gucci lăng xê những chiếc mũ bucket với hoạ tiết in nhiệt đới, Louis Vuitton được truyền cảm hứng bởi hình ảnh nhiệt đới và môn lướt sóng nên đã đưa vào các hoạ tiết in hoa, mũ bucket từ chất liệu denim, vòng cổ pukka, và những đôi sandal hở ngón.

Fenty Puma Xuân – Hè 2018 (Ảnh: Reuters)

Fenty Puma Xuân – Hè 2018 (Ảnh: Luca Tombolini)

Vaquera Xuân 2018 (Ảnh: Marcus Tondo)

(Ảnh: Louis Vuitton)

Việc truyền bá hình ảnh lướt sóng cũng một phần đóng góp và ủng hộ môn thể thao này, nhưng liệu những người đam mê lướt sóng có công nhận thời trang đang chú trọng văn hoá của họ hay chỉ đang lợi dụng hình ảnh ấy?

Thời trang lướt sóng cũng giống như thời trang ứng dụng, khi được xem là một xu hướng. Vào những năm 1950, trang phục giúp ấn định bộ môn lướt sóng là bởi nhờ đặc thù gồm những đường kẻ sọc, quần jeans và những chiếc quần bơi ngắn và rộng. Những năm 60s tiếp theo đó, trang phục dần trở nên gọn gàng, ôm người và màu sắc hơn. Cho tới những năm 80s, các mẫu thiết kế điển hình cho văn hoá lướt sóng gắn liền với logo to bự có màu sắc huỳnh quang. Càng về sau này mọi trang phục lại càng rộng rãi, thùng thình hơn.

John Moore – người sáng lập Outerknown và đối tác sáng tạo chính cho vận động viên lướt sóng chuyên nghiệp người Mỹ Kelly Slater, bảy tỏ “Văn hoá lướt sóng luôn xoay quanh sự biến chuyển thú vị vô hình và ngày nay, các nhà thiết kế lẫn thương hiệu đều tìm kiếm điều đó. Ý tưởng “thời trang không cố định” hay có thể hiểu “tôi chỉ quăng cảm hứng ấy vào” – những người say mê văn hoá lướt sóng sẽ cảm thấy rất vui về ý tưởng ấy vì đó chính là cách mà họ hưởng thụ cuộc sống hàng ngày”.

Vận động viên lướt sóng chuyên nghiệp Malia Ward (Ảnh: Instagram @malia_ward)

Malia Ward – nữ vận động viên lướt sóng chuyên nghiệp cho hay: “Đối với những người sống ở khu vực Trung Mỹ hay bên trong đất liền, trải nghiệm văn hoá lướt sóng là một niềm ao ước. Họ muốn được là một phần của văn hoá. Có một số người vẫn chưa được một lần nhìn thấy biển và việc được diện những trang phục truyền cảm hứng từ lướt sóng cũng giúp họ cảm nhận được sự gắn kết”.

Thời trang dường như không hề “lợi dụng” văn hoá lướt sóng mà môn thể thao này đang truyền cảm hứng tới thời trang chính vì tinh thần khoẻ khoắn từ tâm hồn tới thể chất.

Với doanh thu hàng năm khoảng 7 tỷ đô la, ngành công nghiệp lướt sóng tuy nhỏ nhưng vẫn gây sức ảnh hưởng đáng kể. Ward từng đề cập tới việc môn thể thao lướt sóng vẫn luôn tìm cách để thu hút nhiều khán giả hơn. Với thời trang có giá trị toàn cầu 1,2 nghìn tỷ đô la, đây sẽ là nơi lý tưởng để làm được điều đó.

Không chỉ thu hút những khách hàng mới hay giới mà chính những người say mê môn thể thao này cũng là những khách hàng tiềm năng. Manuel từng bày tỏ rằng các bộ đồ lướt sóng của cô thiếu đi sự quyến rũ, nữ tính nhưng đồng thời vẫn phải phù hợp với môi trường làm việc của cô. Chắc chắn điều ước này của cô sẽ được thực hiện khi Rihanna đã mang đến BST vừa qua cho Fenty Puma với những bộ đồ bơi thể thao chất lượng cao với phần thiết kế đầy sức hút: dây kéo trước ngực, hay một mảnh với phần cổ áo quyến rũ.

Fenty Puma Xuân – Hè 2018 (Ảnh: Luca Tombolini)

Xem ra mối “lương duyên” giữa thời trang và lướt sóng sẽ có một tương lai rất hứa hẹn. Nhưng sự mong mỏi cho thời trang trong tương lai sẽ không chỉ đơn giản là truyền bá nền văn hoá lướt sóng mà giới thời trang cũng phải xem xét việc quyên góp cho các tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ cho việc bảo tồn môi trường biển. Đó mới là hướng đi bền vững và lâu dài.

văn hoá lướt sóng

(Ảnh: hypebeast)

Xem thêm

Nữ vận động viên vô địch Olympics người Canada trở thành người mẫu ở tuổi 30 đã qua đời

Nhóm thực hiện

Quế Anh (Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE/ Hình ảnh: tổng hợp)

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more