Bạn biết gì về thời trang Bắc Triều Tiên?

Đăng ngày:

Bạn biết gì về thị trường thời trang của Bắc Triều Tiên? Họ đúng là nghèo nhưng hoàn toàn không phải không biết gì như bạn vẫn tưởng.

Mỗi khi nhắc đến Bắc Triều Tiên, người ta nghĩ ngay đến tên lửa. Tuy vậy, những khía cạnh cuộc sống của họ luôn là một ẩn số, trong đó có lĩnh vực thời trang Bắc Triều Tiên.

Thời trang ở Bắc Triều Tiên luôn là ẩn số với giới điệu mộ

Số đông người dân Bắc Triều Tiên vẫn quá nghèo để nghĩ về thời trang. Theo Factbook của CIA, năm 2013, thu nhập của Bắc Triều Tiên là khoảng 1,800 đô (khoảng 40 triệu) cho 25 triệu dân. Trong khi đó, thu nhập của Hàn Quốc cao gấp 20 lần cùng năm.

Tuy vậy, tại thủ đô Pyongyang, mức sống vẫn khá giả hơn những nơi khác. Do vậy, thị trường thời trang cùng phong cách ăn mặc đã có những biến chuyển trong thời gian gần đây. Dù sự thay đổi đó diễn ra chậm chạp, nhưng cũng là những bước tiến đáng kể của bắc Triều Tiên.

Tình hình kinh tế của Bắc Triều Tiên trở nên trầm trọng bởi những tranh chấp ngoại giao xung quanh 3 vụ thử hạt nhân (năm 2006, 2009 và 2013). Kết quả là những lệnh cấm về hàng tiêu dùng xa xỉ cùng sự cấm vận vũ khí và du lịch gắt gao của Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, nguồn hàng chợ đen luôn tìm được cách lách luật, nhằm đưa món hàng xa xỉ đến tầng lớp giàu có nước này.

Sự xuất hiện của xa xỉ phẩm

Hiện nay, bất chấp lệnh cấm của Liên Hợp Quốc, một cửa hàng xa xỉ tọa lạc tại trung tâm thủ đô Bình Nhưỡng, cung cấp những “nhu yếu phẩm” xa hoa cho tầng lớp thượng lưu. Cửa hàng thương mại Hae Dang Hwa trông giống bất kỳ cửa hàng nào ở Tokyo hay Seoul, bày bán những nhãn hàng mỹ phẩm đắt giá như Chanel, Dior và Lancôme. Trong khi đó, cửa hàng Rakwon (Thiên đường) ngự tại phố Changwwang trong trung tâm thủ đô, cung cấp những chai rượu nhập ngoài cùng giày của adidas.

Cửa hàng thương mại Hae Dang Hwa tại thủ đô Bình Nhưỡng bày bán nhãn hàng nổi tiếng Chanel, Dior và Lancôme (Ảnh: Flickr)

Theo thống kê của Quốc hội Hàn Quốc năm 2013, kim ngạch hàng xa xỉ của Bắc Triều Tiên đã tăng gấp đôi từ khi Chủ tịch Kim Jong-un lên cầm quyền. Năm 2012, số lượng nhập khẩu hàng xa xỉ của Bắc Triều Tiên đáng giá 645,8 triệu đô la, một cú nhảy vượt từ con số 300 triệu đô la dưới thời Kim Jong-il. Số liệu cũng chỉ ra sức mua đã tăng đáng kể với những mặt hàng mỹ phẩm, túi xách tay, sản phẩm làm từ da, đồng hồ và xe hơi.

Thế hệ Thị trường và sự nổ rộ của Chợ đen

Tiền đề của những cửa hàng thương mại tại thủ đô Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên xuất hiện những mô hình kinh doanh mới như nhà hàng phong cách châu Âu, khu nghỉ dưỡng trượt tuyết cùng công viên giải trí dành cho số ít người có thể chi trả được. Tuy vậy, cùng lúc đó, những thành phố khác vẫn xuất hiện tình trạng thiếu thức ăn, nước sạch và thuốc, ẩn dụ cho cuộc sống khác biệt của hai tầng lớp.

Với sự kiểm soát gắt gao của chính phủ Bắc Triều Tiên, thị trường chợ đen đang dần thay đổi xã hội Bắc Triều Tiên.

Jangmadang, nghĩa là Thị trường, là cụm từ để chỉ thế hệ kinh doanh bất hợp pháp tại Bắc Triều Tiên. Được hình thành dưới thời Kim Jong-un, sau nạn đói những năm 90, cư dân chính của Chợ đen từ độ tuổi 18 đến 30.

“Thế hệ này rất quan trọng vì họ đã lớn lên trong môi trường kinh tế thị trường, khi mà giá trị đồng tiền không chỉ phụ thuộc vào nhà cầm quyền”, chuyên gia Park giải thích “Họ chiếm gần như một phần tư dân số Bắc Triều Tiên, nghĩa là 6 triệu người.”

“Chính vì vây, thế hệ Chợ đen rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Bắc Triều Tiên”, bà Inhae Yeo, chủ tịch của Okikonomos – chi nhánh truyền thông tập trung vào thời trang. Quả thật như vậy – thế hệ Chợ đen mang đến khoảng 80% thu nhập. Bà Inhae Yeo giải thích rằng, nạn đói đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Bắc Triều Tiên, khiến chỉ 1 luật lệ duy nhất có hiệu quả, “Không tuân theo luật nào cả.”, bà Yeo nhấn mạnh.

Nạn đói thập niên 90s đã sản sinh ra thế hệ Thị trường – thế hệ đặt giá trị đồng tiền trên luật pháp Bắc Triều Tiên

“Hàng đêm, xe tải di chuyển giữa biên giới Bắc Triều Tiên và Trung Quốc, chất đầy những món hàng hợp pháp và bất hợp pháp” Part giải thích. Những món hàng sẽ được bán, trên cả thị trường hợp pháp và những buổi đấu giá bí mật nằm ngoài luật pháp.

“Một trong những địa điểm giao dịch chính là khu trường học” Adam Cathcart, biên tập viên của SinoNK.com – trang web tập trung vào Bắc Triều Tiên, giải thích. Những địa điểm như vậy sẽ tăng tính trung thực và giá trị hàng hóa hơn ở chợ đen.

Sự biến đổi trong văn hóa đại chúng

Thế hệ Thị trường bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi làn sóng hallyu của Hàn Quốc. Những bộ phim bom tấn, ca khúc nhạc pop tràn vào Bắc Triều Tiên qua USB và DVD lậu. Rất nhiều người dân Bắc Triều Tiên đã say mê nền văn hóa Hàn Quốc – bao gồm người nổi tiếng, thời trang, đồ ăn và khẩu hiệu. Hàn Quốc đã sử dụng xu hướng văn hóa này như một lợi thế đối phó với những động thái cực đoan của Bắc Triều Tiên.

Sự lan tràn bất hợp pháp của văn hóa Hàn Quốc thay đổi quan niệm thời trang của dân chúng Bắc Triều Tiên

“Không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng Hàn Quốc đến Bắc Triều Tiên”, Cathcarts nói. “Qua những sản phẩm truyền thông, người dân Bắc Triều Tiên có thể thấy rõ mức sống chênh lệch giữa mình và Hàn Quốc” và để đáp lại, Kim Jong-un đã thành lập nhóm nhạc nữ quốc dân của Bắc Triều Tiên, Moranbang, với bài hát nổi tiếng “Đất nước tôi là tuyệt nhất!”. Moranbang đã thay đổi thị hiếu thời trang của đại chúng Bắc Triều Tiên, với trang phục tiêu biểu là váy ngắn và giày cao gót.

Nhóm nhạc nữ duy nhất Bắc Triều Tiên góp phần thay đổi thị trường thời trang của nước này với xu hướng váy ngắn và giày cao gót (Ảnh: Entertainment)

Những năm trước, Bắc Triều Tiên có những luật lệ nghiêm ngặt về trang phục nơi công cộng: quần áo phải rộng, váy không ngắn quá đầu gối, quần jeans màu đen và không được nhuộm tóc. Chỉ trong những dịp đặc biệt, phụ nữ được mặc josen-ot – trang phục truyền thống, tương tự với hanbok của Hàn Quốc.

Luật lệ về trang phục công cộng của Bắc Triều Tiên từng khá gay gắt, nhất là với phụ nữ (Ảnh: Flickr)

Tuy nhiên, luật lệ này đã được nới lỏng trong vài năm gần đây. Phụ nữ đã có thể đi giày cao gót, diện váy ngắn hơn cùng túi xách hàng hiệu trên đường phố, theo Vicky Mohieddeen của công ty du lịch Koryo Tours, nơi cung cấp những chiếc thám hiểm đến Bắc Triều Tiên.

Thị trường Thời trang tại Bắc Triều Tiên

“Đa số người dân sử dụng hàng nhái đến từ Trung Quốc, nhưng vẫn cố cập nhật xu hướng nhiều nhất có thể”, Vicky nói: “Đôi giày nhái của minh tinh Hàn Quốc Kim Tae-hee được bán tại cửa hàng tương mại tại Pyongyang và hàng nhái của trench coat biểu tượng của Burberry cũng đã có mặt trong thủ đô”.

Phu nhân của Kim Jong-un, bà Ri Sol-ju đã mang túi xách của nhà mốt đình đám Christian Dior, Đệ nhất Phu nhân đầu tiên của bắc Triều Tiên trở thành biểu tượng thời trang của dân chúng.

Đệ nhất phu nhân Ri Sol-ju trở thành biểu tượng thời trang nhờ chiếc túi Dior (Ảnh CBC)

Tuy nhiên, giáo sư chuyên ngành Bắc Triều Tiên Yoo Ho-yeol của Trường Đại học Hàn Quốc lại cho rằng, những thay đổi về thị trường thời trang chỉ là một phần chiến dịch truyền thông của Chủ tịch Kim – người cởi mở hơn với những ý tưởng mới.

Tuy vậy, sự thay đổi về thời trang được thế hệ Thị trường tạo ra vẫn gây những biến động không nhỏ tỏng văn hóa đại chúng. Ông Park giải thích, “Riêng chuyện hội nhập với xu hướng thời trang của Hàn Quốc và thế giới đã mang ý nghĩa quan trọng với nước biệt lập như Bắc Triều Tiên.”

 

 

Nhóm thực hiện

Điền Huyền Linh (Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE, tham khảo: BOF, ảnh: Tư liệu)

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more