Sự sáng tạo & một thế giới thời trang dịch chuyển quá nhanh
Thế giới thời trang hoa mỹ là thế nhưng nó ẩn chứa vô vàn đổi thay diễn ra chỉ trong tích tắc. Không chỉ nằm trọn trong tình trạng thiếu hụt thời gian, áp lực công việc là sự thật hiện hữu đè nặng lên tâm trí sáng tạo.
“Được mua và được đưa đến.”
Đó là cụm từ đã xuất hiện khi tôi phỏng vấn Jeremy Scott về bộ phim tài liệu của ông, và tôi cứ loáng thoáng nghĩ về sự “dứt áo ra đi” khỏi Dior làm giật mình cả thế giới thời trang của Raf Simons. Nhà thiết kế của Moschino đã dùng cụm từ này để nhắc đến những nhân tài được tuyển chọn từ London, New York – hay thậm chí từ những nơi xa xôi hơn – và được đưa đến Paris để phục vụ cho những nhà mốt thời trang cao cấp.
x
Hãy nghĩ đến J.W. Anderson, cậu bé kì diệu của London đã trở thành nhà thiết kế chính của Loewe; Alexander Wang đổi con phố Soho để làm việc toàn thời gian trong nhiều tuần tại khách sạn cho Balenciaga; hoặc Humberto Leon và Carol Lim chia đôi trách nhiệm của họ với Opening Ceremony với những nhiệm vụ của Kenzo.
x
Một khi sự hợp tác thành công, không thể phủ nhận rằng nó tuyệt vời tựa thuật giả kim, nhưng sự tan vỡ sau đó cũng ầm ĩ như thế. Nó được thông báo một cách dứt khoác với những tuyên bố cẩn trọng không quy lỗi cho bên nào. Những cuộc chia tay gây vô vàn tiếc nuối càng lúc càng xảy ra thường xuyên, nhiều hơn hẳn trong giai đoạn cũ của ngành công nghiệp thời trang.
Có studio chuyên nghiệp, tiền bạc và những cỗ máy quảng cáo ngay dưới sự sắp đặt, chỉ đạo, nhưng điều duy nhất các nhà thiết kế thời trang còn thiếu chính là sự dư dả thời gian: Thời gian để phát triển ý tưởng, thời gian để sắp xếp mọi chuyện đâu vào đấy, thời gian để thất bại theo nghĩa tối quan trọng đối với sự khởi đầu của bất cứ loại hình sáng tạo nào.
x
“Khi bạn làm 6 show diễn mỗi năm, thì chẳng có đủ thời giờ cho toàn bộ quá trình,” Raf Simons nói. Hãy nhớ rằng, cùng với Dior couture, ready-to-wear, menswear, cuộc sống riêng tư, và cả những BST được định nghĩa là ‘pre’, Simons có trách nhiệm sáng tạo 10 BST hàng năm. Trong tình cảnh như vậy, “bạn không có thời gian để ấp ủ ý tưởng, và giai đoạn ấp ủ ý tưởng là rất quan trọng!” Simons cho biết.
Không chỉ nằm trọn trong tình trạng thiếu hụt thời gian, áp lực công việc là sự thật hiện hữu đè nặng lên tâm trí sáng tạo. Áp lực để làm sao có show diễn được nhắc đến nhiều nhất ở những nơi chốn yếu trọng nhất, chiếm được tất cả các ‘like’ trên các trang mạng xã hội, kết bạn/chuẩn bị quần áo/selfie với người nổi tiếng phù hợp, tạo ra nhiều điều bất ngờ cho mọi người (giày sneaker couture! Giày loafer lông thú! Túi xách độc lạ!),… trong khi tầm nhìn định hướng vẫn phải được đảm bảo rằng nó không quá cay nghiệt mà giết chết doanh thu.
x
Hãy cứ thử đặt mình vào vị trí của những nhà thiết kế trẻ còn non nớt đang loay hoay xây dựng ước mơ tại mảnh đất Paris. Áp lực quá đỗi nặng nề, đủ nặng và đủ đáng sợ để một chiến binh gạo cội như Raf Simons – người đã từng lãnh đạo thương hiệu Jil Sander trong nhiều năm – phải dừng cuộc hành trình của mình. Chẳng trách sao Suzy Menkes đã ví von những cuộc hẹn đẳng cấp sang trọng chẳng khác gì “hang sư tử”.
x
Những thời chê trách – của những cá nhân liên quan đến thời trang – về sự tăng tốc của ngành công nghiệp thời trang có thiên hướng nhắm vào “fast fashion”: Sự đòi hỏi các mẫu sản phẩm mới phải được sản xuất hàng tuần. Đây chính là động lực buộc guồng máy xu hướng thời trang phải vận hành nhanh hơn, nhiều hơn. Dần dần, tình trạng nóng nảy đó chiếm vai trò chi phối, gò ép mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp mà không hề đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ chuyển động chậm lại.
x
Như đã đề cập: Bởi vì các nhà thiết kế không có đủ thời gian để nuôi ý tưởng, để tạo dấu ấn, nên không khó để nhận ra hệ quả là chất lượng trong ý tưởng và sự đa dạng trong từng mùa thời trang có sự chênh lệch đáng băn khoăn. Vô hình trung, những con người gánh vác trọng trách sáng tạo là những người phải đứng ra chịu đòn. Bởi lẽ, nếu họ thất bại, họ sẽ phải rời bỏ vị trí của mình. Thế giới thời trang hoa mỹ là thế nhưng nó ẩn chứa vô vàn đổi thay diễn ra chỉ trong tích tắc.
Một vài người tin rằng đây loại áp lực công việc có khả năng tiếp thêm động lực, thổi bùng lên nữa ngọn lửa đam mê và rồi họ sẽ vùng dậy một cách mạnh mẽ. J.W. Anderson bộc lộ, “Nó chưa bao giờ làm phiền tôi. Tôi nghĩ tôi nghiện công việc. Tôi có hứng thú với nó.”
x
Tuy vậy, trái với Anderson, Donna Karan là một trong số những tiếng nói mạnh mẽ nhất đã công khai chỉ trích sự xói mòn nguy hiểm của những biến chuyển trong ngành công nghiệp. Nicolas Ghesquière đã từng phanh phui Balenciaga – nhà mốt trước đây ông từng làm – đã “rút khô cạn kiệt mình”, bày tỏ thẳng thắn việc tầm nhìn của ông không hề nhận được một chút hỗ trợ.
Và quý ngài Alber Elbaz đã nói với đám đông khán giả tại sự kiện FGI Night Of Stars rằng những nhà thiết kế như ông “… đã bắt đầu như một couturier… Sau đó trở thành ‘những giám đốc sáng tạo’, nên chúng tôi phải sáng tạo, nhưng hầu như toàn chỉ đạo. Và bây giờ chúng tôi phải trở thành những kẻ xây dựng hình ảnh, gây sự chú ý rồi phải đảm bảo được chúng trông tuyệt khi đặt vào những bức tranh lớn.” Giống như trường hợp thời tiết khắc nghiệt, ai cũng phàn nàn nhưng chẳng ai thật sự hành động hay làm gì cả.
x
Xét trên mọi phương diện, đây không là hiện tượng mới: John Galliano và Alexander McQueen cũng đã “được mua và được đưa đến” với Givenchy trong giai đoạn hoàng kim của sự nghiệp. Đối với Galliano – sau đó được chuyển sang Dior – áp lực từ việc thiết kế dòng thời trang phục couture, ready-to-wear, từ việc xây dựng thương hiệu mang tên ông, và hàng triệu nhiệm vụ khác đã dẫn đến hậu quả không ngờ. Ông gọi chúng là “tai nạn” của ma túy và rượu. “Càng thực hiện nhiều bộ sưu tập, ‘tai nạn’ càng xảy ra nhiều hơn, và rồi tôi trở thành nô lệ của nó.”
x
Thời của McQueen tại Givenchy cũng không khác, rốt cuộc ông bứt khỏi tập đoàn Gucci, và bắt đầu lại từ đầu với sự tập trung tuyệt đối vào thương hiệu mang tên chính mình, nơi ông bộc lộ và vươn lên đỉnh cao sự nghiệp với những ‘ác quỷ’ của ông.
x
Không chỉ có những người vừa được nêu tên, thế giới thời trang còn nhiều cái tên nổi bật chịu dứt mình khỏi mối gắn kết không tương hợp. Ví dụ như Ann Demeulesmeester bỏ cuộc khỏi cuộc đua và quay trở về với bản tuyên ngôn PDF, Jil Sander từ bỏ thương hiệu mang tên bà không chỉ một lần mà tận hai, ba lần. Jeremy Laing – một trong những nhà thiết kế thời trang tôi yêu thích trong vòng một thập kỷ qua – đã chỉ ra vấn đề với The Globe And Mail rằng “điều gì là trước nhất: Ý tưởng hay sự thật là bạn phải bán được thứ gì đó? Và đâu mới thật sự là sự thôi thúc quan trọng với bạn: Rằng bạn thích ý tưởng của mình hay bạn phải bán một thứ gì đó?”
(…)
—
Xem thêm:
Chu du trong thế giới thời trang của Christian Dior
Bài: Thúy Vy.
Nguồn: Véronique Hyland của The Cut (NYMag)