Nghề hóa trang bao giờ thôi lỗi hẹn?

Đăng ngày:

Hóa trang điện ảnh chưa thực sự được coi trọng, do kinh phí làm phim hạn hẹp, nên phần lớn các đạo diễn và nhà sản xuất đành tính đến sau cùng. Cho tới nay hóa trang điện ảnh vẫn thường bị đánh đồng với trang điểm.

Nghề hóa trang

Nghề hóa trang

Trên thế giới, cùng với sự ra đời của loại hình nghệ thuật thứ bảy, nghề hóa trang điện ảnh cũng xuất hiện rất sớm. Ông tổ của nghề này là Max Factor, một nghệ sĩ gốc Nga là người đầu tiên tạo ra tóc giả và lông mi giả sử dụng trong các bộ phim câm từ năm 1914, từ đó cái tên Max Factor trở thành một thương hiệu mỹ phẩm trang điểm chuyên nghiệp nổi tiếng.

Ở Việt Nam, nghề hóa trang điện ảnh được biết tới với những nghệ sĩ hóa trang đầu tiên phải kể đến NSƯT Nhữ Đình Nguyên, Nguyễn Thị Lam, Đặng Thanh Hảo,… Thế hệ kế tiếp là NSƯT Xuân Chính, Nguyễn Văn Sáu, Nguyễn Thị Hường, Vương Lan Anh, Nguyễn Bích Thủy… Người làm nghề hóa trang điện ảnh ngoài các tố chất về năng khiếu như cảm nhận màu sắc, đường nét, óc thẩm mỹ tinh tế, khả năng quan sát tốt và đặc biệt là đôi bàn tay khéo léo, còn rất cần sự trải nghiệm, lòng kiên nhẫn và hơn cả là một tình yêu nghề cháy bỏng. Bởi chỉ có tình yêu nghề mới có thể nuôi dưỡng những tố chất này và giúp họ vượt qua những thử thách đôi khi quá sức cả về thời gian, tiền bạc và sức khỏe.

Một trong những thử thách lớn nhất hện nay là mỹ phẩm và chất liệu đặc dụng. Các chuyên gia cho biết, họ thường phải nhập hàng đơn lẻ bởi trong nước chưa có những loại mỹ phẩm chuyên cho hóa trang. Bên cạnh đó, hiệu ứng của việc hóa trang còn phụ thuộc vào máy quay, ánh sáng, và cả điều kiện khí hậu. Bởi thế nên ở hậu trường phim Thiên mệnh anh hùng, chuyên gia trang điểm phải hóa trang nhiều lần vết sẹo của vai diễn Trần tướng quân (diễn viên Khương Ngọc), thậm chí phải pha lại hóa chất để tránh “vết sẹo” bị chảy do thời tiết quá nóng ẩm.

 

Bên cạnh đó, hiệu ứng của việc hóa trang còn phụ thuộc vào máy quay, ánh sáng, và cả điều kiện khí hậu.

Bên cạnh đó, hiệu ứng của việc hóa trang còn phụ thuộc vào máy quay, ánh sáng, và cả điều kiện khí hậu.

Trình độ, kinh nghiệm và mức độ dấn thân của những người theo nghề trang điểm điện ảnh thể hiện rất rõ qua việc tạo hình nhân vật. Một chuyên gia hóa trang bài bản cần học ít nhất 2 năm gồm các môn: trang điểm, nhân chủng học, giải phẫu, thiết kế mỹ thuật, kỹ thuật ánh sáng, lịch sử, hiệu ứng hóa trang đặc biệt…

Trước đây, các nghệ sĩ hóa trang còn được học hỏi nhiều qua các dự án làm phim với nước ngoài. Còn hiện nay, thực tế đáng buồn là hóa trang điện ảnh chưa thực sự được coi trọng, do kinh phí làm phim hạn hẹp, nên phần lớn các đạo diễn và nhà sản xuất đành tính đến sau cùng. Vì thế, hóa trang hầu như bị đánh đồng với trang điểm, miễn sao “trắng mặt ăn tiền” hay “xinh như cô dâu” là được.

 

Hóa trang hầu như bị đánh đồng với trang điểm

Hóa trang hầu như bị đánh đồng với trang điểm

Cái “thần” của nhân vật đâu chỉ dừng lại ở vẻ ngoài xinh đẹp nhờ trang điểm, mà nó còn thể’ hiện ở việc “ngấm” kịch bản, sự tìm tòi, sáng tạo của các chuyên gia hóa trang để góp phần làm nổi bật lên cá tính vai diễn. Điện ảnh Việt Nam đang khởi sắc và đầy hứa hẹn, là thách thức lớn cho các chuyên gia hóa trang điện ảnh, khi lớp nghệ sĩ đi trước đang già đi, còn thế hệ trẻ vẫn đang loay hoay tìm đường.

 

Cái "thần" của nhân vật đâu chỉ dừng lại ở vẻ ngoài xinh đẹp nhờ trang điểm

Cái “thần” của nhân vật đâu chỉ dừng lại ở vẻ ngoài xinh đẹp nhờ trang điểm

CHỊ NGUYỀN THỊ HƯỜNG, chuyên gia hóa trang Hãng phim truyện Việt Nam:

“Theo nghề từ năm 18 tuổi, trải qua không ít thăng trầm, thậm chí có thời gian phải nghỉ không lương nhưng tôi vẫn cảm thấy tự tin, yêu nghề và yêu đời. Lòng say nghề đã kéo tôi đi qua những khó khăn. Nhớ lúc làm phim Biệt động Sài Gòn, tôi phải “nằm vùng” ở miền Nam hai năm. Dù đang mang bầu nhưng vẫn cùng đoàn làm phim di chuyển liên tục theo các cảnh quay. Và đứa con đầu tiên của tôi đã chào đời ở TP. HCM ngay khi phim đóng máy.

Còn với phim Long thành cầm giả ca, tôi đã bị mất ngủ khi gặp diễn viên Quách Ngọc Ngoan, vì cứ nghĩ cách tạo hình diễn viên sao cho phù hợp với vai diễn đại thi hào Nguyễn Du từ lúc mới 24 tuổi đến khi thành ông lão 70. Kết quả của những đêm mất ngủ là anh chàng này đã phải cắt bỏ bộ râu trót nuôi suốt 3 tháng trời, và có thêm nhiều bộ râu giả khác! “.

CHỊ LILIAN TRẦN (MỸ), chuyên gia hóa trang:

“Môi trường tác nghiệp của điện ảnh Việt Nam chưa đủ điều kiện để các chuyên gia hóa trang cập nhật công nghệ mới, mà điều này lại vô cùng quan trọng. Ở nước ngoài, trung bình mỗi năm giới hóa trang chuyên nghiệp phải dành ít nhất 2 tuần tham gia khóa học nâng cao, chi phí khoảng 10.000 đôla Mỹ. Chưa kể đến việc đầu tư cho đạo cụ, mỹ phẩm chuyên dụng mới, không chỉ là đầu tư về tiền bạc, mà cả công sức, thời gian mới có thể cho ra những tạo hình tốt nhất.

Một ví dụ cụ thể là để làm được bộ râu, tóc cho vai diễn giáo sư Hoàn Sinh của nghệ sĩ Thành Lộc trong phim Lời nguyền huyết ngải, tôi đã được giới thiệu gặp nhiều người, nhưng không ưng ý vì bây giờ ít ai để’ tóc muối tiêu, họ đều nhuộm cả. Tình cờ tôi phát hiện ra một người phụ nữ lớn tuổi do để tang chồng nên không nhuộm tóc. Từ bộ tóc dài ấy, tôi đã đan lại cả bộ râu, tóc cho nhân vật. Bản thân anh Lộc cũng rất yêu vai diễn nên mỗi ngày quay phải ngồi 3 tiếng để gắn râu tóc hóa trang và mất thêm 2 tiếng nữa để tháo ra”.

Nhóm thực hiện

Bài Hoàng Thu – Ảnh Galaxy và nhân vật cung cấp 

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more