Bản ngã – Cuộc đời thay đổi khi ta thay đổi

Đăng ngày:

Bản chất cuộc sống là sự phát triển và thay đổi không ngừng, chúng ta đều bị chi phối bởi quy luật phát triển của vũ trụ. Trong quá trình trưởng thành, từ khi có ý thức đến giai đoạn định hướng tính cách, chắc ai trong chúng ta cũng đã đôi lần đào sâu để đi tìm sự thật về bản ngã của con người mình.

Khởi đầu khi còn sơ sinh, bản ngã con người đều như nhau, sau này tuỳ thuộc vào giáo dục, điều kiện và môi trường sống mà bản ngã phát triển, thay đổi dần và hình thành nên tính cách riêng mỗi cá nhân. Trên hành trình trưởng thành, từ khi có ý thức đến giai đoạn định hình lại tính cách thì ắt hẳn ai trong chúng cũng đôi lần tự hỏi bản thân mình là ai và câu chuyện tìm kiếm chính bản ngã của mỗi người, hầu hết ai trong chúng ta đã từng được nghe qua. Tôi đã chứng kiến vài người bạn đi tìm kiếm bản thân họ, điều ấy tự nhiên như thể đó chính là mục đích của cuộc đời.

Bản ngã là gì?

Bản ngã là sống với cái tôi của mình. Phát triển cái tôi đó lớn lên, nhằm tạo ra sự khẳng định mình, khẳng định cái tôi của mình. Phật dạy rằng, một khi cái tôi đó (tức là bản ngã) càng lớn lên, con người càng gây nhiều nghiệp chướng, sai lầm. Thoạt nghe có thể triết lý này rất khó nghe. Tại sao khẳng định cái tôi của mình lại là nghiệp chướng? Khẳng định cái tôi của mình không phải là một cách để phát triển con người và xã hội hay sao? Thiếu đi cái tôi, liệu con người có động lực để phát triển không, hay cứ chỉ “bình bình” như mọi người trong xã hội mà thôi?
Thực ra, giáo lý đạo phật hoàn toàn không đồng nhất việc thiếu đi cái tôi- bản ngã với việc cố gắng tự hoàn thiện bản thân mình. Con người vẫn cần cố gắng, cần phát huy hết khả năng của mình cho công việc, cho sự phát triển của nhân loại. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần quên đi phần tôi trong người mình, từ đó hòa nhập với cộng đồng, với thiên nhiên. Sống Vô ngã để không còn thấy mình là quan trọng, để bao dung hơn và thanh thản hơn.

Bản ngã – “Tôi là ai?”

Chúng ta hay tự vấn về sự thật của bản thân. Câu hỏi “Tôi là ai?” là khởi nguồn của tất cả, hối thúc chúng ta phải đi tìm câu trả lời cho lời tự vấn trong thâm tâm; trong đó bao gồm cả những mục đích, điều kiện và môi trường phù hợp cho sự phát triển của ta: nghề nghiệp mong muốn, niềm đam mê trong cuộc sống, các mối quan hệ xung quanh như bạn bè, người yêu…

Bản Ngã - Cuộc đời thay đổi khi ta thay đổi

Chúng ta tin rằng khi tìm được căn nguyên của mọi sự và sống thật với nó thì ta hoàn toàn tự do và cảm nhận hạnh phúc, cũng như xác định được mục đích cuộc sống. Tất cả thảy mọi niềm đau khổ, khó khăn trong cuộc sống xảy ra vì chúng ta đã không sống thật với bản chất của mình.

Phải như vậy không?

“Bạn thừa nhận cuộc sống là sự vô thường và đó là bản chất cuộc sống phải không? Sâu xa hơn bạn có biết về quy luật của sự sống, cách mà vạn vật có mối liên hệ với nhau và chịu ảnh hưởng bởi quy luật này của vũ trụ?”. Câu trả lời sẽ liên quan đến câu chuyện đi tìm bản ngã của chính mình.

Bản Ngã - Cuộc đời thay đổi khi ta thay đổi

Một trong những khóa học được nhiều sinh viên theo học nhất tại Harvard, thu hút được sự chú ý của báo chí vì lời hứa sẽ khiến người học thay đổi hoàn toàn cuộc sống của họ.

Vị giáo sư tuyên bố trọng tâm của khóa học là “các bạn phải dừng ngay cuộc tìm kiếm bản ngã của chính mình, bởi vì nó không tồn tại”.

Khái niệm bản ngã và sự kết nối của nó với hạnh phúc thật sự trong cuộc sống bắt nguồn từ niềm tin rằng “Thượng đế đã sinh ra và định đoạt cho mỗi chúng ta một số phận riêng, con đường đi riêng”. Ai trong chúng ta cũng đều không ít lần tự nhủ với bản thân như vậy và không thể phủ nhận rằng sự ảnh hưởng ấy tồn tại tinh vi trong tiềm thức mỗi người.

Bản Ngã - Cuộc đời thay đổi khi ta thay đổi

Chúng ta hay miêu tả bản thân như: vui vẻ, hòa đồng hay nóng tính… Một cách gián tiếp, những suy nghĩ này là ta đang tự “dán nhãn” chính bản thân mình. Khi bạn nghĩ bạn nóng tính thì dần dần bạn sẽ nóng tính theo, khi bạn cho rằng bản thân mình không thể thực hiện được điều gì đấy thì não bộ sẽ tiếp nhận thông tin và sản sinh ra suy nghĩ khiến bạn không tự tin để làm tốt điều đấy. Dần dần nó sẽ trở thành thói quen và bạn xem đó là tính cách của mình. Nếu đã cho là tính cách bản thân và không thay đổi được, mỗi khi cơn giận đến bạn sẽ buông xuôi vá để nó bộc phát thay vì kiềm chế cơn giận của mình.

Thật ra chúng ta bị nhầm lẫn khi nghĩ đó chính là bản ngã của mình. Sự thật đó chỉ là những mạch cảm xúc nhất thời, tuy nhiên nó sẽ tạo thành thói quen nếu tiếp tục được duy trì đều đặn. Tất nhiên nếu đã hiểu và biết làm chủ cảm xúc, chúng ta có thể sửa được thói quen xấu đó.

Bản Ngã - Cuộc đời thay đổi khi ta thay đổi

Nói cách khác, số phận chúng ta đang có, về bản chất là hệ quả của “những nhãn dán” mà chính chúng ta hoặc bị người khác gắn mác lên đã ứng nghiệm. Bạn là một kẻ nóng tính và cuộc sống của bạn toàn là những cuộc cãi vã không phải vì bản chất của bạn là một kẻ nóng tính.

Vậy bản chất thật sự thế nào?

Hiểu về bộ não nilong

Theo các nhà khoa học, hình thành bản ngã là một quá trình biến đổi không ngừng và đa diện, quan điểm này đồng hợp với quan điểm đạo Phật về bản ngã : Bản ngã là một ảo ảnh.

Bản Ngã - Cuộc đời thay đổi khi ta thay đổi

Thông tin gần đây, nghiên cứu mới nhất của ngành thần kinh học đưa ra bằng chứng về sự linh hoạt không ngờ của bộ não con người. Khi bạn cho rằng mình rất vị tha, bộ não của bạn có thể kích hoạt rất mạnh mẽ ở phần vị kỷ khi hoàn cảnh yêu cầu. Không những vậy, ý kiến ấy phù hợp với quy luật phát triển của vũ trụ và liên hệ với sự tiến hoá của con người, gồm cả tính cách bên trong và nhân dạng bên ngoài theo Vũ trụ học. Khái niệm “bộ não nilông” (brain’s plasticity) được đưa ra để chúng ta hiểu rằng bộ óc cũng giống như miếng nhựa nilông hay một cơ bắp trên cơ thể vậy. Nó biến hóa, phồng ra, co vào, tạo ra các xung điện mới để giúp chúng ta ứng phó với cuộc sống.

Thay vì tin vào những thứ tiêu cực, hãy luôn nghĩ đến chuyện tích cực

Bản Ngã - Cuộc đời thay đổi khi ta thay đổi

Giờ thì bạn đã hiểu mọi thứ là vô thường, bản ngã tiềm ẩn rất mạnh mẽ và chính vì lẽ đó mà không có cái gì là không thể thay đổi được. Luôn luôn nhớ một điều rằng: suy nghĩ tạo hành động – hành động tạo thói quen – thói quen tạo tính cách – tích cách tạo số phận. Vậy thì tại sao bạn phải suy nghĩ những điều tiêu cực để số phận cũng đi theo chiều hướng tiêu cực? Hãy sống theo kiểu vô ngã như trong triết lý đạo Phật; làm những việc thiện, việc tốt để bản thân thanh thản.Vì cuộc sống là vô thường, những điều bạn có rồi đến lúc cũng sẽ mất. Cũng đừng quá chăm chăm vào cái tôi của mình để tạo ra những điều không hay. Có như vậy cuộc sống của bạn mới thảnh thơi, tâm tĩnh thì tự khắc lòng mới yên.

Nhóm thực hiện

Nguyên Lê ( Nguồn: Tạp chí Phái Đẹp ELLE)

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more