Đâu mới là cách sống hạnh phúc của một phụ nữ?

Đăng ngày:

[Tạp chí ELLE – 4/2016] Shishi Nguyễn, một nữ họa sĩ minh họa hiện sống ở Sài Gòn không chỉ có cách sống hạnh phúc với tác phẩm của mình, mà còn khi bàn tới vấn đề bình đẳng giới.

Cách đây không lâu lắm, một anh chàng làm trong ngành nghệ thuật cùng với tôi lên tiếng rằng “Đâu mới là cách sống hạnh phúc của một phụ nữ?”. Theo anh ta, một người phụ nữ chỉ thực sự hạnh phúc khi trở thành “đàn bà”. Còn nếu chỉ là một “cô gái” thì cô ấy chưa thực sự hạnh phúc và anh ta khuyên rằng tất cả mọi cô gái nên “dạng chân ra” như một “thiên chức” mà cô ta phải làm.

Tự mình chọn cách sống hạnh phúc - ELLE.VN

Khi đọc những bình luận định kiến về vai trò của giới, tôi chỉ có một cảm xúc: phẫn nộ. Ảnh minh họa: Shishi Nguyễn

Khỏi phải nói, bài viết ấy đã làm rất nhiều người, trong đó có chính tôi, vô cùng giận dữ. Tôi không cho rằng người đàn ông kia có quyền lên tiếng về việc điều gì mới làm một phụ nữ có cách sống hạnh phúc. Bởi vì, anh ta không phải là một phụ nữ, anh ta không có quyền lên tiếng thay cho họ trong những vấn đề này. Và kể nếu đó là một phụ nữ, thì họ cũng chỉ có thể nói về lựa chọn của cá nhân mình. Chúng ta không nên có một hệ thống quy định: Phụ nữ chỉ được thế này, và chỉ nên thế này.

Khi đọc những bình luận định kiến về vai trò của giới, tôi chỉ có một cảm xúc: phẫn nộ. Những người phụ nữ sinh ra đã chịu nhiều thiệt thòi. Tuy vậy, họ lại phải nhận rất nhiều trách nhiệm như việc sinh con, chăm sóc con cái, nghĩa vụ làm dâu. Rồi nếu khi phạm lỗi lầm không chung thủy hay có con ngoài ý muốn họ cũng gặp phải rất nhiều chỉ trích từ xã hội, khác với đàn ông.

Là phụ nữ, làm thế nào để tìm thấy hạnh phúc

Là phụ nữ, làm thế nào để tìm thấy hạnh phúc?

Điều đó làm tôi không thể chấp nhận. Tất cả đặt cho tôi rất nhiều câu hỏi:

Tại sao những người phụ nữ phải chịu những điều đó?Tại sao họ lại chấp nhận những điều đó?

Tại sao họ không đấu tranh?

Và tôi sẽ lên tiếng về vấn đề đó, cho dù chưa chắc nó đạt được nhiều hiệu quả. Tôi có thể sẽ bị gọi là một kẻ lắm điều, nhưng tôi nghĩ im lặng trước sự bất công không phải là một điều nên làm.

Những phụ nữ ở cuối độ tuổi 20 và đầu 30 thường là nạn nhân rõ nhất của định kiến về giới. Xã hội mặc định rằng tất cả họ phải có nghĩa vụ lấy chồng, sinh con. Nếu ai không làm những điều đó thì bị coi rằng bất hiếu, không bình thường. Họ thường gặp phải những “khủng bố” về tinh thần như những câu hỏi sắp lấy chồng chưa, có bạn trai chưa, bao giờ định cưới, và bố mẹ của họ cũng gặp phải sức ép của dư luận khi có những đứa con “không tuân theo quy luật tự nhiên”.

Cũng có không ít người không chịu nổi và đành chọn đại một tấm chồng để yên bề gia thất và không lâu sau đó tan vỡ, để lại một thế hệ trẻ em có những gia đình không hạnh phúc.

Hãy luôn sống hạnh phúc dù trong hoàn cảnh nào

Hãy luôn sống hạnh phúc dù trong hoàn cảnh nào

Những định kiến này có sâu sắc trong mọi tầng lớp, ngành nghề của xã hội và nó gây ảnh hưởng lớn lên cách phụ nữ tư duy. Những người phụ nữ thường từ bỏ và hy sinh sự nghiệp của họ khi lập gia đình, bởi vì họ có quá nhiều nghĩa vụ phải làm mà không được sự giúp đỡ của người bạn đời. Người đó mặc định rằng đó là việc của họ, nếu họ không hoàn thành tốt thì có thể ảnh hưởng tới việc có cách sống hạnh phúc gia đình.

Khi cách tư duy đó ăn sâu vào những người phụ nữ, họ có thể dạy cho con cái họ những điều tương tự. Điều đáng buồn nhất ở đây là những người phụ nữ luôn thiên vị cho con trai của họ hơn con gái, nó làm sản sinh ra những bất công ở thế hệ tiếp theo. Tôi nghĩ rằng giáo dục và các phương tiện văn hóa và nghệ thuật tác động rất lớn đến nhận thức của tất cả mọi người.

Trong tất cả mọi quảng cáo về hạt nêm, bột giặt, sản phẩm chăm sóc nhà cửa, các thương hiệu luôn sử dụng hình ảnh người phụ nữ làm trọng tâm của câu chuyện. Việc đó mặc định cho tất cả mọi người rằng: Đó chính là công việc của phụ nữ.

Hãy hưởng thụ cuộc sống một cách có ý nghĩa nhất

Hãy hưởng thụ cuộc sống một cách có ý nghĩa nhất

Khi xem phim hay tất cả những sản phẩm tương tự, nếu có một bà mẹ trên màn hình thì đó sẽ chính là người chăm sóc con, bế con, cho con ăn, thay tã, làm tất cả những việc khác. Còn ông bố thì nghiễm nhiên chỉ “cưỡi ngựa xem hoa” để làm cho câu chuyện xấu đi hoặc “đẹp lên” theo một cách nào đó.

Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể thay đổi tất cả những cách nhìn nhận đó bằng việc thay đổi lựa chọn nhân vật, thay đổi cách nhìn nhận từ chính người tạo ra các sản phẩm ấy. Tư duy của một xã hội không dễ gì thay đổi khi nó đã ăn sâu bén rễ vào mỗi con người, thế nhưng giống như lọc nước, mỗi ngày nước mỗi trong hơn và đến một ngày thì nó sẽ hoàn toàn uống được. Tôi tin chúng ta có thể làm được điều đó bằng giáo dục, văn hóa, nghệ thuật và từ những hành động của chính mình.

Tôi luôn muốn nói với tất cả những người bạn xung quanh mình rằng: Đừng bao giờ chấp nhận những định kiến về xã hội áp đặt lên bạn. Hãy luôn luôn đấu tranh vì mong muốn của bản thân. Bạn sinh ra là một phụ nữ, nhưng sống như thế nào hoàn toàn là quyền quyết định của bạn nếu bạn dám đấu tranh và không bao giờ từ bỏ.

————-

Xem thêm:

Quy tắc PERMA giúp bạn cân bằng cuộc sống

7 điều học được từ phong cách sống người Pháp

Emma Watson: “Bình đẳng giới cũng là vấn đề của phái nam”

Nhóm thực hiện

Bài: Shishi Nguyễn

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more