Gợi ý các loại gạo lứt giảm cân hiệu quả và lành mạnh

Đăng ngày:

Là loại thực phẩm giúp no lâu, làm giảm cảm giác thèm ăn và kiểm soát lượng đường huyết, gạo lứt không chỉ là một nguyên liệu thiết yếu trong thực đơn ăn kiêng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Gạo lứt được biết đến như một loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt giữ lại nhiều dưỡng chất hữu ích như vitamin, khoáng chất và các chất chống ôxy hoá. Loại gạo này cung cấp năng lượng và đảm bảo cơ thể nhận đủ chất dinh dưỡng dù đang trong quá trình kiểm soát lượng calo. Có nhiều loại gạo lứt với công dụng khác nhau. Nếu bạn đang loay hoay lựa chọn một loại gạo lứt phù hợp cho chế độ giảm cân của mình, hãy cùng ELLE tham khảo những gợi ý bên dưới!

Ảnh: Unsplash.

1. Gạo lứt trắng

Gạo lứt trắng còn có tên gọi khác là gạo lứt tẻ, có màu trắng tự nhiên, hạt dài, tròn đều đặn. Đây là loại gạo lứt nguyên cám của gạo thông thường nên lớp cám bên ngoài vẫn được giữ nguyên dưỡng chất. Thành phần dinh dưỡng chính có trong gạo lứt trắng gồm carb, protein, chất xơ, vitamin và các khoáng chất. Gạo lứt trắng chứa ít chất dinh dưỡng nhất trong các loại gạo, nhưng thành phần dầu và chất xơ không tan có trong nó sẽ giúp giảm hàm lượng cholesterol và mỡ máu. Chất xơ hòa tan trong loại gạo này có lợi cho hệ tiêu hóa, hạn chế táo bón. Gạo lứt trắng góp phần làm giảm tốc độ hấp thụ chất béo vào cơ thể sau bữa ăn. Một bát gạo lứt trắng chưa nấu sẽ có chứa khoảng 121 calo.

Gạo lức huyết rồng giảm cân eat clean ONFOD

Gạo Lứt Đen Việt Thái Organic 100% Hữu Cơ

Gạo lứt hữu cơ Hoa Sữa 1kg

Gạo lứt trộn tam sắc Vị Việt 1kg

2. Gạo lứt đỏ

Gạo lứt đỏ là loại gạo có màu đỏ, hạt dài, ruột màu trắng và lớp cám bên ngoài vẫn được giữ nguyên. Thành phần dinh dưỡng chính của chúng gồm chất xơ, carb, protein, vitamin B, E, magie, sắt, mangan. Tiêu thụ gạo lứt đỏ sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, nhuận tràng và ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, các hoạt chất chống ôxy hóa như anthocyanin, GABA có trong loại gạo này còn giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các chất tocotrienol, phytate  giúp chống cholesterol xấu, ngừa bệnh đông máu. Gạo lứt đỏ phù hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường hay mong muốn giảm cân. Một bát gạo lứt đỏ chưa nấu chứa khoảng 216 calo.

Gạo Lứt Đỏ mềm bùi dễ ăn Lotus Rice 1kg

Gạo lứt đỏ dẻo mềm Vinh 1kg

Gạo lứt đỏ ăn kiêng ECOBA Huyết Rồng 1kg

Gạo lứt Huyết Rồng Phúc Thọ Vinaseed 1kg

3. Gạo lứt đen

Gạo lứt đen được biết đến với tên gọi là gạo cẩm hay gạo tím than. Loại gạo này chứa nhiều sắc tố anthocyanin và có đặc tính chống ôxy hóa mạnh hơn so với các loại gạo lứt khác. Thực phẩm giàu anthocyanin giúp ngăn ngừa ung thư trực tràng và ung thư vú. Bên ngoài của lớp vỏ gạo lứt đen vẫn giữ lại một lớp cám chứa các thành phần dinh dưỡng bao gồm chất béo, protein, carbs, chất xơ, sắt và một số loại vitamin. Đây là loại gạo chứa hàm lượng protein cao nhất, tương đương 100g gạo lứt đen chứa đến 9g protein. Một bát gạo lứt đen chưa nấu chứa khoảng 280 calo.

Gạo lứt đen hữu cơ ăn kiêng giảm cân healthy Onfod 500g/1kg

Gạo Lứt Đen dẻo ngọt thơm ngon Lotus Rice 1kg

Trà gạo lứt Nhất Tín Food 800g

Bánh gạo lứt OHSAWA ZOZIN 125g

4. Gạo lứt nếp

Gạo lứt nếp được làm từ các loại gạo nếp khác nhau như nếp cái hoa vàng, nếp hương, nếp ngỗng…. Gạo lứt nếp có mùi thơm đặc trưng, độ dẻo quánh và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Loại gạo này có hình dạng tròn, màu sắc nâu vàng hay nâu đỏ tùy thuộc vào giống gạo. Thành phần dinh dưỡng trong gạo lứt nếp bao gồm carbs, tinh bột, chất xơ, chất béo, protein, vitamin B1, B12 và các khoáng chất khác. Nhờ có chứa nhiều dưỡng chất nên gạo lứt nếp sẽ mang đến những công dụng hữu ích như cải thiện tình trạng đau dạ dày, vàng da, khó tiêu, loại bỏ mỡ thừa. Một bát gạo lứt nếp chưa nấu sẽ chứa khoảng 218 calo.

Ảnh: Pexels.

Gạo Lứt Nâu mềm tơi thơm ngon Lotus Rice 1k

Gạo lứt nâu giảm cân hữu cơ ECOBA Kim Mễ

5. Các lưu ý khi chế biến món ăn từ gạo lứt

Những đối tượng không nên sử dụng gạo lứt bao gồm người cao tuổi, trẻ em, người có thể trạng yếu, gầy gò, người đang hồi phục sau khi ốm, hay phụ nữ sau sinh,… Lý do là bởi nhóm đối tượng này có thể trạng không tốt, hệ tiêu hóa không ổn định, nên rất khó để hấp thu hết chất dinh dưỡng từ gạo lứt.

Tuy nhiên, quan trọng là cần kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh với hoạt động thể chất đều đặn để đạt được hiệu quả tốt trong việc giảm cân và duy trì sức khỏe. Chế độ ăn uống và giảm cân của mỗi cá nhân nên được thảo luận với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.