Mô hình Kubler-Ross: 5 giai đoạn của sự thay đổi

Đăng ngày:

Đường cong thay đổi Kubler Ross được đưa ra bởi nhà tâm thần học Kubler Ross, hay còn được gọi là mô hình 5 giai đoạn đau buồn và mất mát. Theo đó, mô hình này thể hiện nội tâm giàu cảm xúc của mỗi cá nhân khi đương đầu với những giai đoạn mang tính chuyển đổi.

Cùng ELLE tìm hiểu các giai đoạn của mô hình Kubler-Ross và cách mà mô hình này ảnh hưởng đến việc thích nghi trước sự thay đổi của chúng ta như thế nào.

Thay đổi là điều không thể tránh khỏi

thay đổi trong cuộc sống

Ảnh: Unsplash

Cuộc sống vốn dĩ luôn không ngừng biến đổi. Mặc dù có nỗ lực thế nào đi nữa, chúng ta không thể thoát khỏi sự thật này. Thậm chí đây là một trong những sự thật tàn nhẫn nhất mà con người cần phải chấp nhận. Tuy nhiên, nếu sẵn sàng và chuẩn bị cho sự thay đổi cũng như hoạch định chiến lược để đối phó với sự chuyển tiếp một cách hiệu quả, chúng ta vẫn có thể đem về những kết quả tích cực. 

thay đổi cây đặt cạnh bảng hiệu

Ảnh: Unsplash

Có thể nói, giai đoạn thay đổi không hề dễ chịu chút nào vì sự bất ổn và không chắc chắn mà nó đem lại cho con người. Chúng ta không thể làm gì đổi với những thay đổi đó, nhưng chúng ta có thể lựa chọn cách mình phản ứng và hành xử trong mọi tình huống.

Hiểu được đường cong Kubler-Ross sẽ đưa ra cho chúng ta cái nhìn cụ thể hơn về cách con người điều hướng sự thay đổi trong cuộc sống. Đặc biệt, những phương pháp này còn giúp mọi người vượt qua các giai đoạn khó khăn, thúc đẩy quá trình thích nghi và giảm thiểu mất mát trong quá trình thay đổi.

Đường cong thay đổi Kubler-Ross là gì?

kubler ross đường cong thay đổi

Ảnh: The Minds Journal

Được phát triển vào những năm 1960 bởi nhà tâm thần học người Mỹ gốc Thụy Sĩ Elisabeth Kubler-Ross, đường cong thay đổi dùng để chỉ ra cách các bệnh nhân mắc nan y đối phó với cái chết sắp xảy ra. Về sau, mô hình này được điều chỉnh để mô tả các giai đoạn mọi người trải qua trong quá trình mất mát và đau buồn cũng như trong các tình huống có thể thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta.

Đường cong này cho phép chúng ta hiểu được cảm xúc, phản ứng và hành vi của mình bị tác động như thế nào khi trải qua những biến động quan trọng trong cuộc đời.

Các giai đoạn của sự thay đổi

Nhà tâm thần học Kubler-Ross chỉ ra rằng đường cong thay đổi bao gồm năm giai đoạn cảm xúc mà con người trải nghiệm trong quá trình chuyển đổi này.

các giai đoạn chuyển đổi cảm xúc

Ảnh: Unsplash

5 giai đoạn này bao gồm: Chối bỏ, Phẫn nộ, Thỏa thuận, Chán nản, Chấp nhận/Hòa hợp. Tuy nhiên, 5 giai đoạn này có thể chuyển đổi theo nhiều cách và mức độ khác nhau ở mỗi người. Tùy vào đó là trường hợp bệnh tật, công việc, các mối quan hệ hoặc vấn đề tài chính.

Hiểu về 5 Giai đoạn

Giống như những thử thách khác trong cuộc sống, quá trình thay đổi cũng đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực có chủ đích và kiên nhẫn của chúng ta.

1. Chối bỏ

cô gái trong giai đoạn chối bỏ

Ảnh: Pexels

Một sự thay đổi mạnh mẽ và đột ngột có thể dẫn đến tình trạng sốc và tạo ra cảm giác phản đối, chối bỏ quyết liệt. Điều này đặc biệt đúng khi sự thay đổi này đem đến những điều đau khổ và bi thương. Chối bỏ sự thật là dấu hiệu cho thấy chúng ta chấp nhận với thực tế đang xảy ra và giảm bớt những cơn đau buồn. Có thể nói, từ chối không phải là giả vờ rằng mất mát không tồn tại mà là nỗ lực cho thấy chúng ta đang cố gắng tiếp thu và hiểu những điều đang xảy ra.

2. Phẫn nộ

khuôn mặt giận dữ thay đổi

Ảnh: Unsplash

Chúng ta không còn tránh né hay chối bỏ sự biến đổi mà bắt đầu có xu hướng giận dữ cũng như đổ lỗi cho mình hay bất kỳ ai khác vì những điều này. Chúng ta cảm nhận rằng bất kỳ điều gì xảy ra đều là bất công và rằng mình không đáng bị như vậy. Có quá nhiều điều xảy đến, cho nên khó chịu là điều dễ hiểu và tức giận cho phép chúng ta khơi nguồn cảm xúc chân thật nhất của mình.

3. Thỏa Hiệp

Khi những cảm xúc dần trở nên phức tạp hơn và tâm trạng thì tuột dốc không phanh, chúng ta bắt đầu thỏa hiệp với những thay đổi. Đây là giai đoạn tự nhiên và không thể tránh khỏi trong mô hình Kubler-Ross. Thỏa thuận sẽ đem lại những giải pháp bền vững và sự bình thản cho những người đang tiến đến gần với sự biến đổi. Lúc này, chúng ta hy vọng và trông chờ một kết quả khác ít đau thương hơn.

thay đổi chàng trai chán nản

Ảnh: Unsplash

4. Chán nản

Khi chấp nhận mọi nỗ lực chống lại thay đổi đều vô ích hoặc những cố gắng quay trở lại hoàn cảnh hiện tại đã thất bại, chúng ta trở nên chán nản và tuyệt vọng. Chúng ta có thể rơi vào trạng thái cô lập, đánh mất hy vọng và chỉ muốn từ bỏ. Ở những khoảnh khắc này, chúng ta bỏ mặc cho nỗi buồn lớn lên từng ngày và không muốn chia sẻ cho bất kỳ ai.

5. Chấp nhận và hòa hợp

giai đoạn hòa hợp của quá trình chuyển đổi

Ảnh: Unsplash

Chấp nhận chính là giai đoạn cuối khi chúng ta vượt qua được quá trình này. Chúng ta thừa nhận sự thay đổi, cho dù điều đó bất hạnh như thế nào. Khi con người nhận ra rằng đấu tranh lại sự thay đổi không thể xua tan đi nỗi buồn, họ bắt đầu cam chịu và chấp nhận nó hoàn toàn. Chúng ta chấp nhận sự thật ở một mức độ sâu hơn và tìm kiếm sức mạnh để vực dậy. Đây là con đường duy nhất để tiến lên phía trước và khám phá những cơ hội mới cho bất kỳ ai.

Phát triển với đường cong thay đổi

Đường cong thay đổi Kubler-Ross là một công cụ tuyệt vời trong việc ứng phó với sự thay đổi và nhận thức được bạn đang ở giai đoạn nào. Mô hình này cho phép con người đi từ sự kết thúc của thực tại cũ đến sự tái sinh của thực tại mới. Đồng thời, nhờ đường cong này mà chúng ta biết được rằng những cảm xúc, phản ứng, hành vi của mình qua các giai đoạn là những điều hoàn toàn tự nhiên và làm thế nào để đối phó với những thay đổi trong tương lai.

Hy vọng bạn sẽ luôn sẵn sàng tâm thế để đối mặt với mọi thay đổi trong cuộc sống. Bởi vì, sau cơn mưa trời sẽ lại sáng mà thôi.

Nhóm thực hiện

Lược dịch: Vi Tường

Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE

Tham khảo: The Minds Journal

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more