20 dấu hiệu giúp nhận biết một người đang nói dối

Đăng ngày:

Nói dối là chuỗi hoạt động điều tiết của não bộ để diễn đạt những nội dung đi ngược với sự thật. Dù khéo léo thế nào, khả năng cao cũng sẽ có sai sót. Vậy, đâu là những dấu hiệu giúp nhận biết một người đang nói dối?

Theo các nghiên cứu gần đây, không có công thức kỳ diệu nào để phát hiện ai đó nói dối. Khác với Pinocchio, mũi của mọi người không dài ra khi họ nói dối. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu để nhận biết một người có đang nói thật hay không. ELLE xin điểm qua 20 cách trong số đó.

1. ngập ngừng TRƯỚC KHI TRẢ LỜI

Một người nói dối mà không chuẩn bị trước câu chuyện có lẽ sẽ ngập ngừng trước khi trả lời câu hỏi. Một khoảng im lặng dài giữa câu hỏi của bạn và câu trả lời của họ không nhất thiết có nghĩa là người đó đang nói dối, nhưng đó có thể là một trong những manh mối để nhận biết họ có đang thật lòng hay không.

2. tự lặp lại chính mình

Người đang nói dối có nhiều khả năng lặp lại các từ, cụm từ và chi tiết đã đề cập trước đó. Họ cố gắng kiểm soát những gì đang được hợp lý hóa nên sự lặp lại sẽ giúp họ theo dõi câu chuyện của mình.

3. lặp lại câu hỏi của bạn

người nói dối có xu hướng lặp lại câu hỏi

Ảnh: Unsplash

Đó là cách người nói dối dùng để kéo dài thời gian suy nghĩ về câu chuyện họ sắp bịa. Người không nói sự thật khi trò chuyện phải liên tục thay đổi mạch suy nghĩ để vừa tạo nên một câu chuyện mới, vừa phải lắng nghe câu hỏi của đối phương. Thế nên, họ thường lặp lại câu hỏi để cho mình khoảng nghỉ trước khi trả lời.

4. dùng từ ngữ mơ hồ

Rào cản ngôn ngữ và những từ mơ hồ như “có lẽ”, “có thể” hay “tôi nghĩ” có thể là dấu hiệu cho thấy ai đó đang nói dối. Đây là kết luận của cuộc khảo sát năm 2003 được xuất bản trong tờ Psychological Bulletin.

5. Tránh giao tiếp trực tiếp

Khi hai kẻ nói dối đang kể câu chuyện của họ với nhau, họ tương tác ít hơn hai người nói sự thật – nhà nghiên cứu tâm lý James Driskell chỉ ra từ báo cáo của Laura Zimmerman. Không tương tác trực tiếp là cách một người nói dối tránh để đối phương phát hiện sự lúng túng của mình.

cô gái nói dối không giao tiếp trực tiếp

Ảnh: Unsplash

6. câu chuyện rất “kịch”

Thông thường, một câu chuyện dối trá sẽ được diễn tập trước và họ sẽ gặp khó khăn khi thêm vào các chi tiết mới. Bài báo của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ cũng trích dẫn lời Aldert Vrij, giáo sư tâm lý học xã hội ứng dụng tại Đại học Portsmouth ở Hoa Kỳ: Người nói dối thường có một câu chuyện được chuẩn bị rất ít điều để nói. Họ có thể không có trí tưởng tượng để bịa nhiều hơn hoặc họ có thể miễn cưỡng nói nhiều hơn vì sợ bại lộ.

7. tốc độ nói chậm

Khi ai đó đang vừa phát minh vừa kể về một câu chuyện, họ cần phải kể nó từ từ. Họ có thể nói chậm hơn khi bắt đầu và dần dần tăng tốc – David DiSalvo giải thích trong một bài viết cho tờ Psychology Today.

8. mím môi

Nếu người đang nói chuyện với bạn mím môi, đó là một đầu mối cho thấy họ đang lo lắng hoặc căng thẳng – Joe Navarro giải thích trong một bài viết cho tờ Psychology Today. Mặc dù điều này không chứng minh rằng họ đang nói dối bạn, nhưng cũng cho thấy có điều bất ổn trong điều họ đang nói.

9. điều khiển cử chỉ

người nối dối hay đều khiển cử chỉ rõ ràng

Ảnh: Unsplash

Nếu đồng nghiệp của bạn không đưa ra các cử chỉ trong khi giải thích lý do tại sao đến muộn sáng nay, anh ta có thể đang kiếm cớ. Theo bài báo của CBC, một người khi cố nói một lời nói dối vô thưởng vô phạt, họ thường cố gắng kiểm soát chuyển động của tay và cánh tay, khiến chúng có vẻ cứng nhắc hơn.

10. di chuyển nhiều hơn

Tuy nhiên, một người che giấu điều gì đó rất nghiêm trọng có thể di chuyển nhiều hơn. Những người nói về những lời nói dối có tính nguy hại cao, như tội phạm trong một cuộc điều tra, có khả năng sẽ tăng các cử động tay và cánh tay.

11. thay đổi tông giọng

David Matsumoto, giáo sư tâm lý học tại Đại học bang San Francisco, nhận thấy rằng trong một số nền văn hóa, nói dối dẫn đến những thay đổi trong giọng nói. Nghiên cứu của ông chỉ ra rằng khi nói dối, những tình nguyện viên Trung Quốc có xu hướng nói bằng giọng cao hơn, trong khi người gốc Tây Ban Nha có xu hướng nói ở âm vực thấp hơn.

12. hắng giọng

Một kẻ nói dối khi lo lắng thường cần hắng giọng. Đây là phản ứng khi chiến đấu với căng thẳng, gây ra cảm giác cần làm sạch cổ họng sau những lời nói dối. Độ ẩm thường xuất hiện trong cổ họng cũng hiện hữu trên da dưới dạng mồ hôi.

cô gái ra dấu hiệu nói dối

Ảnh: Unsplash

13. tìm lối thoát

Nếu bạn nghi ngờ ai đó đang nói dối, hãy để mắt đến họ. Họ có thể liên tục liếc nhìn vào cửa hoặc kiểm tra đồng hồ. Chuyên gia phân tích hành vi Jack Schafer tại tờ Psychology Today cho biết, những người nói dối thường hướng về lối thoát gần nhất, báo hiệu mong muốn thoát khỏi sự lo lắng về thể chất và tâm lý.

14. đưa ra quá nhiều thông tin

Nếu bạn cảm thấy choáng ngợp bởi lượng thông tin trong câu chuyện của một người, đó có thể là do họ đã cố gắng lừa dối bạn. Khi có ai đó tiếp tục cung cấp cho bạn quá nhiều thông tin không được yêu cầu và đặc biệt là quá nhiều chi tiết, có khả năng rất cao là người ấy không nói cho bạn biết sự thật.

15. thay đổi hành vi

Nếu người bạn thường hay nói chuyện phiếm im lặng khi bạn hỏi người ấy về một tình huống tế nhị, người ấy có thể đang giấu bạn điều gì đó. Tương tự như vậy, nếu người ấy thường dè dặt nay bất ngờ hoạt náo, bạn có thể nghi ngờ câu chuyện của người ấy. Trong một bài viết cho tờ The Independent, Kristin Salaky lưu ý rằng sự thay đổi trong hành vi có thể là dấu hiệu cho thấy ai đó đang nói dối.

16. không nhìn vào mắt người nghe

người nói dối tránh nhìn vào mắt đối phương khi trò chuyện

Ảnh: Unsplash

Không giao tiếp bằng mắt là một trong những dấu hiệu phi ngôn ngữ đầu tiên cho thấy ai đó đang nói dối. Việc nói dối khiến họ cảm thấy căng thẳng, lo sợ bị phát hiện nếu nhìn vào mắt người khác.

17. không trích dẫn câu nói

Trong một bài viết gần đây cho tờ Psychology Today, Jack Schafer liệt kê 10 hành vi thường biểu thị sự trung thực. Schafer lập luận rằng một người đang nói sự thật thường sẽ dùng những trích dẫn trực tiếp từ những người liên quan đến câu chuyện của họ, điều đó có nghĩa là một kẻ nói dối có thể ít làm như vậy.

18. đề cập đến một thời gian cụ thể

Trong cùng bài viết, Jack Schafer chia sẻ, những người trung thực thường bỏ qua thời gian và địa điểm cụ thể khi mô tả các sự kiện. Ngược lại, ai đó đang nói dối có thể cảm thấy cần phải thêm những loại chi tiết đó để tăng độ tin cậy cho câu chuyện họ bịa đặt.

19. Mô phỏng cảm xúc không trọn vẹn

Có một vài cách để biết ai đó đang mô phỏng cảm xúc. Theo bài báo của CBC, một người giả tạo cảm xúc thường sẽ chỉ hiển thị điều đó ở phần trên hoặc phần dưới của khuôn mặt, không mang tính đồng bộ. Cảm xúc tiêu cực khó giả tạo hơn so với những người tích cực.

20. tin vào bản năng của bạn

Nếu bạn không thể phát hiện các dấu hiệu ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ nhưng có những cảm nhận thuyết phục khiến bạn tin ai đó đang lừa dối, hãy nghe theo trực giác của mình. Một số người rất sành sỏi trong việc nói dối. Tuy nhiên, nếu bạn cảm nhận rất rõ người ấy đang nói dối, bấy nhiêu đó cũng đủ để bạn nghe theo chính mình.

Nhóm thực hiện

Bài: Diễm Ái

Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE

Tham khảo: Espresso

Ảnh: Unsplash

 

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more