Nguồn gốc của 11 tập quán trong lễ cưới vẫn còn được sử dụng rộng rãi cho đến nay

Đăng ngày:

Xã hội không ngừng vận động và thay đổi, rất nhiều phong tục, tập quán ngày xưa cũng vì vậy mà biến chuyển theo thời gian. Dù thế, trong các lễ cưới, bánh cưới, phù dâu, tục tung hoa và váy trắng là những hình ảnh vẫn còn được lưu giữ cho đến tận ngày nay. Vậy những nghi thức và các vật phẩm đám cưới đó bắt nguồn từ đâu?

Đám cưới là sự kiện trọng đại trong đời người, đánh dấu sự kết đôi của hai cá thể đồng điệu về tâm hồn trước sự chứng kiến của gia đình và bạn bè. Bên cạnh sự rực rỡ của cô dâu và chú rể, những hình ảnh quen thuộc như phù dâu, bánh cưới, phong tục ném hoa… đều mang những ý nghĩa đặc biệt trong ngày cưới. Nhưng bạn có biết, đằng sau những hình ảnh đó đều ẩn chứa những câu chuyện thú vị lý giải về nguồn gốc của chúng? 

Cùng ELLE khám phá những câu chuyện lịch sử thú vị lý giải nguồn gốc của 11 tập tục cưới xin phổ biến vẫn còn được sử dụng ngày nay nhé.

1. Tục tung hoa trong lễ cưới bắt nguồn từ thời Trung Cổ tại Châu Âu

phong tục tập quán lễ cưới

Ảnh: Unsplash/James Bold

Ít ai có thể ngờ rằng tục tung hoa trong lễ cưới này vốn được thực hiện với mục đích ngăn chặn những người xung quanh… xé váy của cô dâu. Tập quán này bắt nguồn từ thời Trung Cổ tại Châu Âu, những người phụ nữ độc thân thời đó thường đuổi theo và xé toạc váy cưới của cô dâu với niềm tin rằng may mắn trong tình yêu sẽ đến với họ. Ngày đó, váy cưới không đắt đỏ như hiện nay và đa số cô dâu không có dịp mặc lại chiếc váy của mình nên tập tục này cứ thế diễn ra trong nhiều năm. Tuy nhiên, nhiều năm trôi qua, giá nguyên liệu và nhân công ngày càng tăng cao, giá của một chiếc váy cưới cũng không hề rẻ, dần dần việc phụ nữ giữ lại váy cưới sau đám cưới trở thành truyền thống.

Để ngăn chặn việc cô dâu bị xé váy cưới cũng như đánh lạc hướng khách tham dự, cô dâu đã ném đi nhiều đồ vật, trong đó có hoa cưới. Vì không đắt đỏ như váy cưới, bó hoa cưới được sử dụng để ném vào khách tham dự. Đó cũng là nguồn gốc của phong tục ném hoa cưới mà chúng ta thấy ngày nay.  

Phong tục này được duy trì và phát triển theo đúng mục đích của nó – một kiểu “trao gửi” sự may mắn đến những cô gái tương lai  bắt được hoa cưới. 

2. “Tying the knot” – cụm từ đồng nghĩa với “get married” (kết hôn) bắt nguồn từ tục buộc tay cặp đôi vào nhau trong hôn lễ xưa 

phong tuc dam cuoi

Ảnh: Ranker

Cụm từ “tying the knot” (thắt nút) xuất phát từ một tục lệ đám cưới được gọi là lễ trao tay ở Châu Âu thời Trung Cổ. Nguồn gốc của lễ trao tay này thuộc đến từ tộc người Celtic cổ. Trong đám cưới, cặp đôi sẽ được kết nối với nhau bằng các nút vải buộc quanh tay họ với ý nghĩa rằng từ đây, hai cá thể đã hòa làm một. Mỗi một nút thắt quanh đôi tay tượng trưng cho một lời thề, sợi dây sau này cũng trở thành vật kỷ niệm ngày cưới của cặp đôi. 

Tục lệ này vẫn được nhiều cặp đôi áp dụng trong các lễ cưới ngày nay, đặc biệt là những lễ cưới ngoài trời của những cặp đôi yêu thích hòa mình vào thiên nhiên. Ngày nay, lễ trao tay được xem là một phần lễ phụ trong đám cưới nói chung, nhằm lưu giữ nét đẹp truyền thống của tập tục này. 

3. CÂU THƠ “Something Old, New, Borrowed, And Blue” vốn được sử dụng để bảo vệ cô dâu khỏi lời nguyền

Something old, something new, something borrowed, something blue, and a sixpence in your shoe” (tạm dịch: Một vật đã cũ, một vật mới, một vật mượn, một vật màu xanh và một đồng sáu xu đặt bên trong giày) là một câu thơ cổ nói về những vật dụng may mắn cô dâu nên có trong ngày cưới của mình. Phong tục này đã được áp dụng trong nhiều thế kỷ, xuất phát từ quận Lancashire, thời Victoria, Vương quốc Anh.

Lúc bấy giờ, “một vật màu xanh” được cho là áo choàng với ý nghĩa bảo vệ khỏi lời khuyên đen tối có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh nở của người phụ nữ. Vật mượn thường là quần áo từ người phụ nữ có hôn nhân viên mãn, con cái khỏe mạnh với mong muốn cô dâu cũng có được cuộc sống như thế sau hôn lễ. Mặc dù không còn được nhắc đến nhiều trong bài ca dao ngày nay, đồng sáu xu được cho là biểu tượng của sự thịnh vượng, là lời chúc tài lộc dành cho cặp đôi mới cưới. 


Xem thêm

Ngất ngây với loạt váy cưới kinh điển nhất thế giới phim ảnh

10 ngôi sao nói không với váy cưới màu trắng

Thời trang cung hoàng đạo: Đi tìm chiếc váy cưới “định mệnh” của mỗi cô gái


4. Chiếc váy cưới trắng được lấy cảm hứng từ lễ cưới của nữ hoàng Victoria 

phong tục tập quán lễ cưới

Ảnh: Unsplash/Rikonavt

Trước lễ cưới của nữ hoàng Victoria vào năm 1841, cô dâu của vương quốc Anh thường diện những bộ váy sáng màu, sặc sỡ vào ngày cưới của mình và những bộ váy này có thể được mặc lại ở những dịp quan trọng khác. Thời điểm đó, cô dâu 20 tuổi Victoria đã chọn một chiếc váy trắng nhằm làm nổi bật phần ren/đăng ten mềm mại điểm xuyết trên thân áo chứ không phải để thể hiện sự trong trắng như lầm tưởng của nhiều người. 

Mặc dù hiếm gặp, nhưng trước lễ cưới của nữ hoàng Victoria, nhiều gia đình đã chọn váy cưới trắng cho con gái của mình nhằm thể hiện sự sung túc khi có thể chăm lo cho cô dâu một chiếc váy cưới tinh tươm, sạch sẽ. Bên cạnh đó, trong lễ cưới của mình, nữ hoàng Victoria cũng yêu cầu chỉ các phù dâu của bà mới được diện váy trắng, tạo nên một tập quán vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay.

5. Cô dâu đứng bên trái chú rể trong lúc làm lễ

cặp đôi trong đám cưới

Ảnh: Unsplash/Nyana Stoica

Tập quán này bắt nguồn từ tục “bắt dâu” kéo dài cả nghìn năm trong lịch sử, khi người đàn ông phải tìm cách bắt được người phụ mình mong muốn lấy làm vợ. Mặc dù tập tục này đã biến mất từ rất lâu, nó vẫn còn được áp dụng rộng rãi tại một số khu vực ở châu Phi và Trung Á. 

Ở phương Tây, di sản của tục “bắt vợ” vẫn còn tồn tại dưới một hình thức khác, điều này thể hiện qua vị trí đứng làm lễ của cô dâu và chú rể. Ngày nay, cô dâu sẽ đứng bên trái còn chú rể sẽ đứng bên phải với niềm tin rằng chú rể sẽ phải chừa khoảng trống bên tay phải để dễ dàng rút kiếm “chiến đấu” với kẻ “chực chờ” bắt cô dâu đi. 

6. Phù dâu sẽ mặc màu váy giống với cô dâu để đóng vai “mồi nhử”

phong tục tập quán lễ cưới

Ảnh: Pinterest

Theo nhiều nhà sử học, tập tục phù dâu mặc váy giống màu với cô dâu bắt nguồn từ La Mã cổ đại và thời phong kiến Trung Quốc như một cách để bảo vệ sự an toàn của cô dâu. Vào thời đó, cô dâu thường phải đi một đoạn đường rất xa mới đến được nhà chú rể. Trên đường đi, cô dâu có thể bị bắt cóc bởi các “đối thủ” hoặc bị hãm hại bởi những băng cướp đường. Bằng cách để dàn phù dâu ăn mặc giống màu với cô dâu, kẻ xấu sẽ khó phân biệt được đâu là cô dâu thật, từ đó mức độ nguy hiểm mà cô dâu phải đối mặt cũng được giảm đi đáng kể.Tập tục này đã phát triển thành một yêu cầu mang tính pháp lý đối với người La Mã khi họ phải cần đến 10 nhân chứng ăn mặc giống nhau tại lễ cưới để lễ cưới được công nhận là hợp lệ. 10 nhân chứng đó sẽ đóng vai trò như những người bảo vệ cặp đôi khỏi quỷ dữ và những lời nguyền xấu xa. Mặc dù các giá trị tâm linh của tập tục này đã phai nhạt, nhưng truyền thống để cô dâu và phù dâu mặc váy giống màu nhau đã được lưu truyền đến tận thời kỳ Victoria khi vị nữ hoàng này đã yêu cầu sự có mặt của 12 phù dâu mặc váy trắng trùng với màu chiếc váy cưới của bà trong hôn lễ của mình. 

7. Phù rể thực chất là kiếm sĩ cừ khôi nhất 

Trong nhiều thế kỷ trước, người đàn ông sẽ tiến hành “bắt” cô dâu nếu gia đình của cô ấy không chấp thuận cho cả hai làm đám cưới. Để không cho ai cướp đi nàng dâu tương lai của mình, chú rể (và bạn bè của anh ấy) sẽ chuẩn bị một cuộc chiến để giành lấy cô dâu. 

Phù rể sẽ đóng vai trò như người hỗ trợ đắc lực của chú rể trong trường hợp cô dâu bị người thân đưa đi khỏi chú rể hoặc khi cô ấy cố gắng chạy trốn. Phù rể được lựa chọn dựa trên khả năng đấu kiếm và anh ta sẽ bảo vệ chú rể trong suốt quá trình diễn ra đám cưới. 

8. Người Ai Cập cổ đại xem nhẫn cưới là biểu tượng của sự vĩnh cửu và đeo chúng vào ngón tay họ cho là có liên kết chặt chẽ với trái tim nhất

phong tục tập quán lễ cưới

Ảnh: Unsplash/Samantha Gades

Tục đeo nhẫn cưới xuất phát từ người Ai Cập cổ đại khi họ tin rằng hình tròn của chiếc nhẫn tượng trưng cho sự vĩnh cửu, rằng một khi đã kết hôn, hai cá nhân sẽ sống trọn đời bên nhau. Những chiếc nhẫn bấy giờ được bện từ sợi sậy và được đeo ở ngón áp út bên tay trái – ngón tay được xem là có tĩnh mạch dẫn trực tiếp đến trái tim. Mặc dù về mặt giải phẫu học,  chiếc “tĩnh mạch tình yêu” này không thật sự tồn tại, người ta vẫn luôn trân quý những ý niệm sơ khai về việc đeo nhẫn ở ngón áp út trái cho đến tận ngày nay. 

Nhẫn cưới là một phần vô cùng quan trọng tại các lễ cưới. Người La Mã xưa cũng sử dụng nhẫn như một lời chúc tài lộc hay một món quà giá trị dành tặng cho cô dâu. Hàng trăm năm sau, kim cương xuất hiện gắn liền với hình ảnh những chiếc nhẫn đính hôn. Chiếc nhẫn cầu hôn có đính kim cương đầu tiên ra đời vào năm 1477 bởi hoàng đế Archduke Maximilian của nước Áo. Ngày nay, việc cầu hôn bằng nhẫn kim cương đã trở thành một lẽ hiển nhiên của các cặp đôi. Số liệu thống kê cho thấy có 80% cô dâu Mỹ được cầu hôn bằng nhẫn kim cương mỗi năm.  

9. Mạng che mặt vốn được sử dụng để che giấu các đường nét của cô dâu

cô dâu trong đám cưới

Ảnh: Unsplash/Samantha Gades

Nguồn gốc thực sự của tục lệ này vẫn đang là một ẩn số, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng khả năng cao tục sử dụng mạng che mặt cho cô dâu xuất  phát từ thời La Mã cổ đại. Người ta tin rằng đeo mạng che mặt trong khi bước vào lễ đường sẽ giúp bảo vệ cô dâu khỏi những linh hồn xấu xa có khao khát tước đoạt đi hạnh phúc của cô. Lễ cưới diễn ra thành công có nghĩa là cô dâu đã hoàn toàn “đánh bại” được những linh hồn đó đồng thời cũng là lúc có thể vén mạng che mặt. 

Theo nhà sử học Susan Waggoner, ngoài việc xua đuổi những điều không mong muốn, mạng che bao bọc cô dâu từ đầu đến chân để tượng trưng cho một thiếu nữ khiêm nhường, thuần khiết chưa có ai chạm vào. Ngoài ra, mạng che mặt còn dùng để “giữ bí mật” về dung mạo của cô dâu với chú rể trong các cuộc hôn nhân sắp đặt, chú rể sẽ không được nhìn thấy khuôn mặt của cô dâu cho đến khi hôn lễ hoàn tất.

10. Phù dâu có nguồn gốc từ đám cưới trong Kinh Thánh

Nguồn gốc các phù dâu bắt nguồn từ câu chuyện về Jacob và hai người vợ của ông trong Kinh Thánh. Trong Book of Genesis, cả hai người vợ – Leah và Rachel – đều được đưa đến lễ cưới bởi những người hầu gái của các cô. 

Những người hầu gái này đã đồng hành và hỗ trợ Leah cũng như Rachel trong suốt lễ cưới của hai cô. Theo Kinh Thánh, những người hầu gái không nhất thiết phải là người thân hay bạn bè mà cũng có thể là người giúp việc, người hầu, có nhiệm vụ săn sóc cô dâu trong suốt đám cưới. 


Xem thêm

Ngất ngây với loạt váy cưới kinh điển nhất thế giới phim ảnh

Chuyện tình nhiều hương vị của Yves Saint Laurent và Pierre Bergé

Những kiểu người tri kỷ chúng ta có thể gặp trong đời


11. Bánh kem cưới có nguồn gốc từ la mã cổ đại, nơi những chiếc bánh scone sẽ được bóp vụn trên đầu cặp đôi trong lễ cưới

phong tục tập quán lễ cưới

Ảnh: Unsplash/Kadyn Pierce

Nguồn gốc của những chiếc bánh cưới xuất phát từ La Mã cổ đại. Người La Mã bấy giờ sẽ kết thúc đám cưới bằng cách vò nát bánh scone trên đầu của cô dâu chú rể như một lời chúc may mắn và con đàn cháu đống cho cặp đôi. Cả hai sẽ cùng nhau ăn một vài chiếc miếng bánh scone để thể hiện sự gắn kết, đây được xem là một trong những “sự đồng lòng” đầu tiên của cặp đôi với tư cách là một cặp vợ chồng. Những vị khách sau đó sẽ tự thưởng thức những phần bánh còn lại của lễ cưới. 

Tục lệ này vẫn được duy trì khi La Mã chinh phục Anh vào năm 43 Công Nguyên. Người Anh lúc này biến tấu tục lệ bằng cách sử dụng bánh quy, bánh spiced bun và bánh scone, chồng lên thành một tòa tháp “tráng miệng” để cặp đôi mới cưới thưởng thức và hôn nhau trước sự chứng kiến của quan khách. Vào thế kỷ XVII, những bánh cưới như chúng ta thấy ngày nay đã chính thức thay thế bánh nướng ngày cưới của La Mã.

Nhóm thực hiện

Bài: Vy Dương Thảo

Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE 

Tham khảo: Ranker 

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more