[Điểm tin văn hóa] Walt Disney quyên góp cho Bahamas sau bão Dorian, Economist tiết lộ những thành phố an toàn nhất năm 2019

Đăng ngày:

Thế giới tuần qua chứng kiến nhiều biến động như siêu bão Dorian gây thiệt hại lớn về người và của cho Bahamas, Indonesia chuẩn bị dời thủ đô, và ELLE sẽ điểm qua những thành phố an toàn nhất thế giới…

Điểm tin văn hóa tuần này mang đến những thông tin về cơn bão Dorian gây thiệt hại cho Bahamas. Triển lãm nghệ thuật về vua Tutankhanmun chứng minh “sức hút” tại Pháp, cách nghệ thuật có thể tận dụng để bảo vệ môi trường và những thông tin khác.

Walt Disney ủng hộ 1 triệu đô giúp khắc phục hậu quả của siêu bão Dorian

Ngày 3/9 vừa qua, siêu bão Dorian đã quét qua bờ Đông nước Mỹ gây thiệt hại kinh hoàng tại nhiều nơi mà nặng nề nhất là quần đảo Bahamas. Công ty Walt Disney đã quyên góp hơn 1 triệu đô để giúp đỡ người dân Bahamas khắc phục hậu quả sau cơn bão khủng khiếp. Disney sở hữu một hòn đảo tư nhân ở Bahamas có tên là Castaway Cay, và theo nguồn tin, Disney cũng thuê người Bahamas bản địa làm việc ở nhiều điểm tham quan và khu nghỉ dưỡng trong khu vực.

“Chúng tôi hy vọng khoản quyên góp 1 triệu đô la của chúng tôi sẽ mang lại sự cứu trợ cấp thiết để giúp đỡ những người hàng xóm, đồng nghiệp của chúng tôi và tất cả những người bị ảnh hưởng bởi cơn bão tàn khốc này bắt đầu quá trình phục hồi để giúp họ làm việc và đưa cuộc sống của họ trở lại với cộng đồng”, Chủ tịch Disney và CEO Bob Iger cho biết khi nhắc đến Bahamas.

Sau cơn bão, chính quyền Bahamas và người dân cũng đang chung tay trước nhất tìm kiếm người bị nạn và nhanh chóng phục hồi quần đảo.

Triễn lãm hiện vật về xác ướp vua Tutankhamun tại Pháp phá kỷ lục về lượt khách viếng thăm

tuatnkhamun

Hơn 130.000 vé đã được bán hết trước khi triễn lãm mở cửa vào tháng 3. Ảnh: Benoît Tessier/Reuters

Một chuỗi triển lãm về các kho báu liên quan đến vua Tutankhamun của Ai Cập đã thu hút hơn 1,3 triệu du khách ở Paris, trở thành triển lãm được du khách ghé thăm nhiều nhất trong lịch sử Pháp.

Chương trình được thực hiện trong một không gian rộng lớn của La Villette trước khi chuyển đến Phòng trưng bày Saatchi ở London vào tháng 11, đã đánh bại kỷ lục trước đó tại Pháp với 1,2 triệu khách vào năm 1967 tại một triển lãm khác về Tutankhamun nhỏ hơn nhiều tại Petit Palais.

Điểm thu hút chính trong triển lãm là bức tượng người giám hộ bảo vệ lăng mộ. 150 vật thể được trưng bày bao gồm một quan tài thu nhỏ được dát vàng chứa gan của nhà vua sau khi nó được gỡ bỏ trong quá trình ướp xác, một chiếc giường gỗ mạ vàng với đôi chân sư tử được chạm khắc, có lẽ được làm đặc biệt cho đám tang của Tutankhamun và một ngôi đền bằng gỗ mạ vàng cho thấy khung cảnh hòa thuận của hoàng gia.

Số lượng khách truy cập vượt trội có thể được giải thích một phần bởi triển lãm kéo dài hơn năm tháng và thậm chí mở cửa thêm giờ vào đêm khuya để đáp ứng nhu cầu. Hơn 130.000 vé đã được bán trước khi cửa được mở vào tháng 3.

Nghệ thuật có thể được vận dụng thếnào để bảo vệ môi trường?

triễn lãm Ice Watch

Triễn lãm Ice Watch của Olafur Eliasson and Minik Rosing. Ảnh: Charlie Forgham-Bailey

Olafur Eliasson là một nghệ sĩ người gốc Đan Mạch nổi tiếng với các tác phẩm điêu khắc và nghệ thuật sắp đặt quy mô lớn sử dụng các vật liệu nguyên tố như ánh sáng, nước và nhiệt độ không khí để nâng cao trải nghiệm của người xem. Ông dành phần lớn sự nghiệp sáng tác của mình cho các tác phẩm về môi trường. Olafur Eliasson đã tổ chức buổi trưng bày Ice Watch, sử dụng những tảng băng trôi từ Greenland tạo nền một tác phẩm về nghệ thuật sắp đặt độc đáo.

Olafur Eliasson cho rằng: “Các giới chức chính trị còn bị ám ảnh bởi những thứ tức thời” trong khi (Giải pháp cho biến đổi khí hậu) đòi hỏi các quyết định dài hạn, đầu tư dài hạn, lập kế hoạch dài hạn. Chúng ta cần thấy trách nhiệm của các chính trị gia, 10, 20, 30, 40, 50 năm (trong tương lai), rất lâu sau khi các chính trị gia đã chết và biến mất”. Vậy nên, với tư cách một công dân, người nghệ sĩ vẫn có thể hành động mang năng lực của mình chuyển hóa thành sức mạnh bảo vệ môi trường sống.

Thông qua các tác phẩm nghệ thuật, người nghệ sĩ có thể truyền tải thông điệp, ý nghĩa của môi trường đến với khán giả. Mối liên kết giữa thể xác và tinh thần từ nghệ thuật được thiết lập. Có thể, nghệ thuật không tác động trực tiếp đến các vấn đề vĩ mô của biến đổi khí hậu nhưng lại là động lực, nguồn cảm hứng thúc đẩy mọi người có suy nghĩ nghiêm túc đến thực trạng chung về môi trường sống hiện tại.

Indonesia dự định xây dựng thủ đô mới phòng khi Jakarta bị nhấn chìm dưới lòng biển

nhà ven sông Samarinda

Những ngôi nhà ven sông Mahakam của Samarinda, gần thủ đô mới. Ảnh: commons

Chính quyền nước này bày tỏ mối quan ngại về sức chống chịu của trung tâm kinh tế, chính trị Jakarta khi nơi đây ngày càng tắc nghẽn và có nguy cơ chìm xuống đáy biển. Thế nên, việc di dời đã được công bố hôm thứ Hai bởi Tổng thống Joko Widodo.

Vị trí được đề xuất, gần các thành phố tương đối kém phát triển của Balikpapan và Samarinda, khác xa với nhà máy điện đông đúc, từng là trung tâm tài chính của Indonesia từ năm 1949. Widodo thừa nhận rằng việc di chuyển thủ đô của đất nước này đến đảo sẽ tiêu tốn rất nhiều chi phí.

Sự mở rộng nhanh chóng của Jakarta trong những năm gần đây đã gây ra vô số mối lo ngại về môi trường, kinh tế và an toàn, khiến chính phủ phải tìm nơi khác và giảm bớt gánh nặng cho đô thị lớn.

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, đây cũng là một trong những thành phố chìm nhanh nhất trên Trái đất, nơi đây chìm xuống biển Java với tốc độ đáng báo động do khai thác quá mức nguồn tài nguyên nước ngầm. Theo Liên Hiệp Quốc, Jakarta là nơi sinh sống của hơn 10 triệu người, ước tính khoảng 30 triệu dân ở khu vực đô thị lớn hơn – khiến nó trở thành một trong những khu vực đô thị đông dân nhất thế giới.

Cơ quan phân tích Economist tiết lộ những thành phố an toàn nhất cho khách du lịch trong năm 2019

Amsterdam

Amsterdam là một trong những thành phố an toàn nhất thế giới theo xếp hạng của SCI. Ảnh: travelaventureeverywhere

Chỉ số Thành phố An toàn (SCI) năm 2019 của Cơ quan phân tích Economist đã xếp hạng 60 điểm đến trên toàn thế giới dựa trên các tiêu chí về an ninh kỹ thuật số, an ninh y tế, cơ sở hạ tầng và an toàn cá nhân.

Đứng đầu danh sách là Tokyo, đô thị đông dân nhất trên Trái đất đạt số điểm 92,0 trên tổng số 100. Singapore tiếp nối ở vị trí thứ hai với 91,5. Một đô thị khác của Nhật Bản, cố đô Osaka, đứng thứ ba, với 90,9. Không quá bất bất ngờ khi những thành phố này cũng đã chiếm ba vị trí hàng đầu trong hai bảng xếp hạng SCI trước đó, được thực hiện vào năm 2015 và 2017.

Cũng nằm trong top 10 là các thành phố châu Âu bao gồm Amsterdam, thành phố đang bận rộn đối mặt với các vấn đề quá tải về du lịch và Copenhagen, nơi được biết đến với những ngôi nhà ven biển đẹp như tranh vẽ và lối sống “hygge” (tận hưởng cuộc sống từ những điều bình dị) lần lượt ở vị trí tư và thứ tám.

Vì những vấn đề nội bộ, Hồng Kông đã tụt từ hạng 9 năm ngoái xuống còn 20 trong năm nay. Cuối danh sách, ở vị trí 60, là Lagos ở Nigeria, với số điểm 38,1. Ngoài ra, trong top 5 thành phố thứ hạng thấp còn có Venezuela ở Venezuela, Yangon ở Myanmar, Karachi ở Pakistan và Dhaka ở Bangladesh.

Những thành phố an toàn nhất thế giới 2019, theo SCI:

1. Tokyo, Japan
2. Singapore
3. Osaka, Japan
4. Amsterdam, the Netherlands
5. Sydney, Australia
6. Toronto, Canada
7. Washington DC, US
= 8. Copenhagen, Denmark
= 8. Seoul, South Korea
10. Melbourne, Australia

Nhóm thực hiện

Tổng hợp: Diễm Ái

Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE

Tham khảo: CNN, The Guardian

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more