Liệu truyền hình và phim ảnh sẽ trở thành “kẻ khổng lồ” tiếp theo trong ngành quảng cáo thời trang?

Đăng ngày:

Bộ suit Chanel màu hồng trong “Barbie”, những chiếc váy Balmain của Emily trong “Emily in Paris” hay túi Fendi baguette biểu tượng trong “And Just Like That”, phải chăng các thương hiệu thời trang cao cấp đang đầu tư vào lĩnh vực phim ảnh như một phương thức quảng cáo mới?

Truyền hình và phim ảnh đã ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Không chỉ là một hình thức giải trí, chúng đã trở thành một kênh truyền thông quan trọng, có ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội và văn hóa. Trong địa hạt tỷ đô này, truyền hình và phim ảnh đang nổi lên như một “kẻ khổng lồ” trong ngành quảng cáo thời trang.

thời trang vốn luôn đi đôi với điện ảnh

Từ những ngày đầu xuất hiện, thời trang và ngôn ngữ điện ảnh đã đi đôi với nhau. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của thời trang trong phim chưa lớn đủ để thu hút sự chú ý. Phải đến những năm 1920 và 1930, khi làn sóng phim ảnh Hollywood trở nên thịnh hành hơn bao giờ hết, chúng ta mới chứng kiến sự tác động rõ nét của thời trang trong phim đến cuộc sống.

Các minh tinh màn bạc trở thành hình ảnh mẫu mực của công chúng. Cách họ phục sức ra sao, trang điểm và làm tóc như thế nào, đã định hình nên phong cách mới tại thời điểm đó. Xu hướng thời trang trong phim ảnh hưởng sâu sắc và rộng lớn đến mức có thể thay đổi nhận thức của các quý cô thượng lưu. Nếu trước đây, khuynh hướng được tạo ra thông qua sưu tập của các nhà may cao cấp từ Pháp, thì nay thời trang phim ảnh đã tạo nên cuộc cách mạng mới trong ngành thời trang.

thời trang

Phim “Blow-Up” (1957). (Ảnh: Courtesy of Everett Collection)

thời trang

Phim “Who Are You, Polly Maggoo?” (1966). (Ảnh: Courtesy of Everett Collection)

thời trang

Phim “Mahogany” (1975). (Ảnh: Courtesy of Everett Collections)

thời trang

Phim “Prêt-à-Porter” (1994). (Ảnh: Courtesy of Everett Collection)

thời trang

Phim “The Devil Wears Prada” (2006). (Ảnh: Courtesy of Everett Collection)

thời trang

Phim “Coco Before Chanel” (2009). (Ảnh: Courtesy of Everett Collection)

Bước vào thập kỷ 1970, ngành điện ảnh tại Hoa Kỳ bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Đồng thời, phim hoạt hình bước vào giai đoạn nở rộ tại châu Á. Anime là một thuật ngữ chỉ dòng phim hoạt hình theo phong cách Nhật Bản. Mặc dù được xếp vào thể loại phim hoạt hình, nhưng anime không bị ràng buộc bởi nội dung hay đối tượng xem. Khác với phim hoạt hình truyền thống thường dành cho trẻ em, anime có tuyến nhân vật đa dạng và mang nhiều chủ đề khác nhau, hướng tới mọi đối tượng khán giả.

Harajuku, thế giới thời trang đa sắc bước ra từ anime, đã tự kiến tạo nên xu hướng cá nhân cũng như luật chơi của riêng giới trẻ xứ mặt trời mọc. Không cần phải nói đến việc cộng đồng fan hâm mộ toàn cầu đã phát cuồng như thế nào, chính bản thân các nhân vật trong anime cũng đã thay đổi cách nhìn nhận của các nhà mốt hàng đầu, khiến họ trở nên hứng thú với thời trang đường phố Nhật Bản.

thời trang

Ảnh: Dior

thời trang

Ảnh: Loewe

thời trang

Ảnh: Chanel, Getty Images

Trong thế kỷ 21, dưới sự ảnh hưởng của xứ Kim Chi và xu hướng K-Pop, truyền thông đã trải qua sự thay đổi vượt bậc các tiếp cận câu chuyện thời trang phim ảnh. Bằng cách tận dụng sức mạnh của hình ảnh và câu chuyện, các bộ trang phục đã tạo ra một tác động mạnh mẽ đến ý thức của công chúng và đóng vai trò như cách hình mẫu của nhân vật, hiển hiện ngoài hiện thực. Đó chính là lý do mà tại sao, nhiều bài viết, video về phân tích thời trang trong phim được phủ sóng trên các trang mạng xã hội.

thời trang

Ảnh: Hotel de Luna

Ảnh: Agency

Ảnh: Điên Thì Có Sao

“Kẻ khổng lồ” trong truyền thông lại chính là người xem 

Một trong những lý do khiến truyền hình và phim ảnh trở thành một “kẻ khổng lồ” trong quảng cáo thời trang là khả năng tiếp cận một lượng lớn người xem. Truyền hình và phim ảnh có sức lan tỏa mạnh mẽ, tiếp cận đến mọi lứa tuổi và mọi tầng lớp xã hội.

Những bộ phim, chương trình truyền hình có rating cao thu hút hàng triệu người xem, tạo ra một cơ hội lớn cho các nhãn hiệu thời trang quảng bá sản phẩm của mình. Bằng cách tích hợp sản phẩm vào cốt truyện hoặc thể hiện thông qua những nhân vật chính, quảng cáo thời trang trên truyền hình và phim ảnh có thể tạo ra ấn tượng sâu đến người xem, thúc đẩy họ tìm hiểu và mua sản phẩm.

@phuogchubby Bộ này cute quá trời nè, hợp đi học đi làm, đi chơi với crush cũng cute xỉu #xuhuong #thoitrangtiktok #tiktokvietnam #trending #viral #phoidoxinh #fyp #review ♬ What it is sped up – XVX

Hơn nữa, truyền hình và phim ảnh mang lại trải nghiệm tương tác đa chiều cho người xem. Bằng cách thể hiện thời trang thông qua hình ảnh, âm thanh và cốt truyện, người xem có thể cảm nhận sâu hơn về sản phẩm và thương hiệu. Điều này tạo ra một môi trường quảng cáo tương tác, khuyến khích người xem tham gia và tương tác với thương hiệu thời trang. 

thời trang

Ảnh: Maje

thời trang

Ảnh: Getty Images

thời trang

Ảnh: Getty Images

Một yếu tố quan trọng khác là truyền hình và phim ảnh thường xuyên thể hiện thời trang dưới góc độ nghệ thuật và sáng tạo. Điều này không chỉ làm cho sản phẩm thời trang trở nên hấp dẫn hơn mà còn góp phần xây dựng một hình ảnh tốt cho thương hiệu. Việc thương hiệu xuất hiện trong các bộ phim, chương trình truyền hình hàng tuần mang đến sự nhận diện và xác thực cho sản phẩm, tạo dựng lòng tin và niềm tin từ phía người tiêu dùng; và tất nhiên, còn để thúc đẩy lượng tiêu thụ cho các sản phẩm tưởng như đã chấm hết trong kho tàng.

“Barbiecore”, xu hướng thời trang sự sống lại bất ngờ nhờ cú hit điện ảnh chính là một ví dụ điển hình nhất. “Barbiecore” là phong cách thời trang lấy cảm hứng từ búp bê Barbie. Phong cách này lần đầu được thể hiện bởi Tyra Banks vào năm 2000 qua bộ phim “Life-size” của Disney. Sau nhiều năm quên lãng, nàng “Harley Quinn” Margot Robbie đã khiến hình ảnh búp bê barbie đi từ trong thế giới cổ tích của nhiều cô gái quay trở lại và chiếm sóng toàn bộ mạng lưới truyền thông. 

thời trang

Ảnh: Warner Brothers.

thời trang

Ảnh: Getty Images

Nữ diễn viên Anne Hathaway. (Ảnh: Getty Images)

thời trang blackpink

Các cô nàng BLACKPINK cũng không nằm ngoài xu hướng. (Ảnh: Style Magazine)

Không chỉ dừng lại ở đó, điện ảnh cũng đưa xu hướng thời trang cổ điển bùng nổ với bộ phim “Oppenheimer” “Oppenheimer” là một bộ phim tiểu sử về cha đẻ của bom nguyên tử J. Robert Oppenheimer. Bối cảnh được thiết kế tỉ mỉ, góc quay mang tính nghệ thuật, lối dựng phim cuốn hút, âm thanh căng thẳng từ đầu đến cuối, và dàn diễn viên phụ xứng đáng với giải Oscar khiến thời lượng 3 giờ diễn ra một cách nhanh chóng, để lại dư âm trong sự bùng nổ của các từ khoá tìm kiếm về “bộ suit”, “mũ fedora”, và “cà vạt”.

thời trang

Phim “Oppenheimer” (2023). (Ảnh: Universal Pictures)

thời trang

Phim “Oppenheimer” (2023). (Ảnh: Universal Pictures)

thời trang

Phim “Oppenheimer” (2023). (Ảnh: Universal Pictures)

Các tín đồ thời trang hiện đại đang diện đồ theo phong cách đúng với những quy tắc thời trang được J. Robert Oppenheimer thiết lập. Đó là khi Jennifer Lawrence tự tin bước xuống đường trong thiết kế “loose-fit” của The Row, Hailey Bieber tỏa sáng với bộ suit lớn kết hợp với giày thể thao, và Kendall Jenner làm náo động mùa Hè với chiếc áo gile phóng khoáng, cổ sơ mi dài, và những mảnh quá khổ sắc nét gợi nhớ đến sàn runway của Prada. Nhà thiết kế trang phục Ellen Miroznik dự đoán rằng sức ảnh hưởng của “Oppenheimer-core” không chỉ giới hạn trong lĩnh vực thời trang nam.

Ảnh: Getty Images

Ảnh: Getty Images

Nhóm thực hiện

Bài: Hiếu Ngân
Ảnh: Tổng hợp 

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more