Thời trang trong phim: My Week With Marilyn

Đăng ngày:

Bộ phim được giới thiệu cách đây 4 năm dưới bàn tay chỉ đạo của đạo diễn Simon Curtis – tức 2011 – và hôm nay ELLE xin giới thiệu về thời trang trong phim của bộ phim lưu luyến nhiều xúc cảm này.

Bản “Diamonds Are A Girl’s Best Friend” sinh động với lối diễn xuất sắc sảo, và hình ảnh chiếc đầm xếp pli trắng bị thổi tung trên phố trong bộ phim “The Seven Year Itch” chỉ là 2 trong số những điều đặc sắc nhất, đưa Marilyn Monroe trở thành một trong những biểu tượng tuyệt vời nhất của văn hóa đại chúng trong thế kỷ 20.

x

Marilyn Monroe cho đến giờ vẫn là biểu tượng của vẻ đẹp quyến rũ.

Marilyn Monroe cho đến giờ vẫn là biểu tượng đại diện cho vẻ đẹp quyến rũ.

Bên cạnh những di sản bất hủ để lại trong điện ảnh, những ảnh hưởng tích cực trong thời trang, cô còn là thước đo cho vẻ đẹp hào nhoáng làm say đắm người ngắm. Người ta vẫn thường nói, Marilyn đẹp nhất là khi cô cười và khi cô khoác lên mình những bộ đầm dạ hội lộng lẫy. Tuy vậy, bộ phim “My Week With Marilyn” –với Michelle Williams thủ vai Marilyn Monroe – hướng đến tập trung khai thác một vẻ đẹp khác: Một Marilyn gần gũi và yếu đuối.

x

Bộ phim "My Week With Marilyn" tiếp cận một mặt khác của Monroe: Ngọt ngào nhưng rất dễ tổn thương.

Bộ phim “My Week With Marilyn” tiếp cận một mặt khác của Monroe: Ngọt ngào nhưng rất dễ tổn thương.

Bộ phim được giới thiệu cách đây 4 năm dưới bàn tay chỉ đạo của đạo diễn Simon Curtis – tức 2011 – và hôm nay ELLE xin giới thiệu về thời trang trong phim của bộ phim lưu luyến nhiều xúc cảm này.

x

Poster của phim ở thị trường Anh quốc.

Poster của phim ở thị trường Anh quốc.

Bộ phim kể câu chuyện về quá trình quay bộ phim “The Prince And The Showgirl” tại nước Anh vào năm 1956 lúc Marilyn đã 30, và đang ở với người chồng thứ ba của mình. Nội dung phim tập trung vào cuộc sống riêng tư chứa đựng cuộc đấu tranh cá nhân, vào cái cách mà cô bị cản trở đủ đường bởi xúc cảm u sầu, bị nhấn chìm trong tình trạng nghi ngờ bản thân và trong các loại thuốc.

x

Marilyn trong phim là một cô gái u buồn.

Marilyn trong phim là một cô gái u buồn.

Sự lắng đọng xao xuyến trong phim gần như là hồi chuông dự liệu cho những gì sẽ xảy ra tiếp theo, có buồn vui lẫn lộn: Marilyn quay về Mỹ để quay bộ phim mang tính biểu tượng nhất của cô “Some Like It Hot” và 6 năm sau đó, cô ra đi vĩnh viễn.

x

Một cảnh trong phim.

Một cảnh trong phim.

“Michelle có nét dễ tổn thương giống cô gái bé nhỏ,” nhà thiết kế trang phục cho bộ phim – Jill Taylor – nói về nữ diễn viên chính. “Giống một con nai, một Bambi thực thụ. Tôi nghĩ đó là những cảm nhận mà cô ấy đã mang đến trong những bộ phim cô đóng, và nó thật sự rất hữu ích với ‘My Week With Marilyn’. Bởi vì cô ấy am hiểu được và bộc lộ được nét tinh túy của Marilyn.” Trong quá trình chuẩn bị, Jill Taylor thường đến gặp Michelle để thảo luận về vấn đề thời trang trong phim và fitting.

x

Ở Michelle Williams có một tố chất gì đó, tương đối ngây thơ, ngọt ngào như Marilyn Monroe.

Ở Michelle Williams có một tố chất gì đó, tương đối ngây thơ, ngọt ngào như Marilyn Monroe.

Taylor cho biết chuyện áp dụng số đo cơ thể của Marilyn lên Michelle sao cho Michelle thật sự giống Marilyn là chuyện không hề đơn giản. Về phần trang phục lót, vì bối cảnh bộ phim nói về Marilyn trong những năm 1950 nên phải theo đúng phom dáng và cấu trúc của đồ lót thời ấy. Taylor đã phải nhờ đến What Katie Did, công ty chuyên thiết kế đồ lót retro để làm nên chiếc áo bra hình nón.

x

Sketch của nhà thiết kế trang phục phim Jill Taylor.

Sketch của nhà thiết kế trang phục phim Jill Taylor.

Sketch của nhà thiết kế trang phục phim Jill Taylor.

Sketch của nhà thiết kế trang phục phim Jill Taylor.

Sketch của nhà thiết kế trang phục phim Jill Taylor.

Sketch của nhà thiết kế trang phục phim Jill Taylor.

Sketch của nhà thiết kế trang phục phim Jill Taylor.

Sketch của nhà thiết kế trang phục phim Jill Taylor.

Sketch của nhà thiết kế trang phục phim Jill Taylor.

Sketch của nhà thiết kế trang phục phim Jill Taylor.

Taylor tạo nên trang phục theo phong cách vintage cho các nhân vật chỉ trong khoảng 8 tuần – bao gồm quá trình sourcing đồ đạc ở những hội chợ, cửa hàng vintage – nhằm khắc họa hình ảnh cô đào Monroe và những nhân vật xung quanh cô một cách chính xác.

Trong cảnh mở đầu, Michelle Williams hóa thân thành Marilyn Monroe trong bộ đầm trắng. Jill Taylor đã rất chật vật để tái sinh chiếc đầm đó. Vì không đủ ngân sách và vì người làm trang phục không đủ khả năng để làm nhân đôi chiếc đầm: Một trang phục sử dụng kĩ thuật kết đính bằng tay.

x

Chiếc đầm trắng  được quay phim liên tục trong 11 ngày liền, và đến ngày thứ 4, dây kéo kim loại bị hư. Chiếc váy đã hoàn thiện, Taylor và trợ lý phải phải tháo bung nó ra chỉ để sửa phần dây kéo mỗi ngày.

Chiếc đầm trắng được quay phim liên tục trong 11 ngày liền, và đến ngày thứ 4, dây kéo kim loại bị hư. Chiếc váy đã hoàn thiện, Taylor và trợ lý phải phải tháo bung nó ra chỉ để sửa phần dây kéo mỗi ngày.

Jill Taylor đã tham khảo từ những cảnh phim do Marilyn Monroe đóng để tái sinh trang phục cho Michelle.

Jill Taylor đã tham khảo từ những cảnh phim do Marilyn Monroe đóng để tái sinh trang phục cho Michelle.

“Chiếc đầm trắng đó được quay phim liên tục trong 11 ngày liền, và đến ngày thứ 4, dây kéo kim loại bị hư,” Taylor nói. “Chiếc váy đã hoàn thiện, vậy mà bạn phải tháo bung nó ra chỉ để sửa phần dây kéo mỗi ngày.”

Jill Taylor không chỉ chịu áp lực về thời gian và ngân sách, mà còn chịu áp lực của bản thân khi cô cũng là người hâm mộ Marilyn Monroe. “Đó là trách nhiệm rất lớn để mặc cho Marilyn Monroe. Bạn muốn mọi thứ phải thật đúng.”

x

Một cảnh tràn ngập tiếng cười trong phim.

Một cảnh tràn ngập tiếng cười trong phim.

“Cô ấy nổi tiếng với những chiếc đầm biết thu hút mọi ánh nhìn, nhưng sau khi đã nghiên cứu hàng trăm quyển sách và ảnh chụp, chúng tôi phát hiện Marilyn thật ra luôn ăn mặc thoải mái. Cô ấy đi trước cả thời đại. Phong cách thập niên 1950 là giai đoạn của các mẫu quần áo cắt may cầu kỳ, nhưng cô ấy thường mặc phong cách thể thao Mỹ. Cô ấy là ‘Cavin Klein Girl’ trước cả khi có Calvin Klein. Cô ấy mặc quần áo có phom dáng và được cắt may đơn giản.”

x

Kính râm, khăn chiffon là hai phụ kiện đặc trưng của Marilyn.

Kính râm, khăn chiffon là hai phụ kiện đặc trưng của Marilyn.

Như đã nói, bộ phim tái hiện quãng thời gian Marilyn yếu ớt nhất. Taylor muốn mang đến sự đồng cảm của người xem với Marilyn, rằng cô ấy cũng như họ trong những giây phút tổn thương. “Trong những thời điểm đó, chúng ta muốn cảm thấy được bao bọc và trấn an, nên tôi đã ‘chơi đùa’ với ý tưởng của sự thoải mái và tính chất dễ tổn thương.”

x

Marilyn có gu ăn mặc rất đơn giản, thoải mái.

Marilyn có gu ăn mặc rất đơn giản, thoải mái.

Bảng màu chính mà Jill Taylor quyết định cho Michelle Williams bao gồm những tông màu trung tính của giai đoạn ấy: Trắng, đen, be, kem và màu camel. Trang phục đều được tra cứu trực tiếp từ hình bức ảnh tìm được chụp người thật, việc thật. Đối với Taylor, những tông màu này khiến Marilyn thật sự nổi bật so với những cô đào tóc vàng khác; so với những nhân vật người Anh mặc áo len nâu, và áo blazer xanh học sinh.

x

Trang phục đều được tra cứu trực tiếp từ hình bức ảnh tìm được chụp người thật, việc thật.

Trang phục đều được tra cứu trực tiếp từ bức ảnh tìm được chụp người thật, việc thật.

Trang phục đều được tra cứu trực tiếp từ hình bức ảnh tìm được chụp người thật, việc thật.

Vì vậy các trang phục trong phim đều rất bám sát với thực tế lịch sử của nhân vật

Bên cạnh đó, áo khoác dáng dài khoác hờ hững trên vai, áo sweater, áo sơ mi nam, quân tây lửng, váy bút chì, khăn choàng chiffon, kính mát tối màu đã mang đến hiệu ứng hiệu quả, ngay tức khắc tạo nên những hình ảnh quen thuộc mà người ta vẫn thường thấy khi tìm kiếm hình ảnh về Marilyn.

x

Tông màu cho thời trang trong phim rất trung tính, dịu dàng và thanh lịch.

Tông màu cho thời trang trong phim rất trung tính, dịu dàng và thanh lịch.

Để thành công trong việc tạo dựng và trùng lặp hình ảnh giữa Marilyn Monroe và Michelle Williams, tỉ lệ phối hợp của quần áo và phụ kiện phải được cân chỉnh tuyệt đối chi li. Điển hình chính là những cảnh phim khi Monroe đến Anh. Nhà thiết kế trang phục đã xem lại những đoạn footage để nghiên cứu cái cách màu chiếc kính mát được đeo trên mặt Monroe. Đối với Taylor, sự cân chỉnh để áp dụng cho Michelle nằm ở thông số hàng milimet.

Lấy tài liệu tham khảo cho công việc thiết kế, Taylor đã dựa vào những bức ảnh chụp dàn diễn viên và ekip làm phim thật của bộ phim “The Prince Anh The Show Girl” năm 1957. Trong bức ảnh, có một cô gái trẻ mặc một chiếc đầm kẻ ô (tartan), thế nên Lucy – trợ lý trang phục trong phim được đảm nhiệm bởi Emma Watson – đã được thiết kế riêng chiếc đầm vintage kẻ ô. Thường kết hợp với áo cardigan ngắn, phong cách của Lucy trẻ trung và đậm chất Anh, nghiêm túc và tối màu, tương phản mạnh mẽ với vẻ lả lơi quyến rũ của minh tinh điện ảnh nước Mỹ.

x

Cô trợ lý trang phục Lucy.

Cô trợ lý trang phục Lucy.

Bảng màu cho quần áo của Lucy trầm hơn và vintage với áo sơ mi, váy chữ A và áo cardigan ngắn.

Bảng màu cho quần áo của Lucy trầm hơn và vintage với áo sơ mi, váy chữ A và áo cardigan ngắn.

Eddie và Emma trên trường quay. Bảng màu quần áo cho nhân vật của họ trầm hơn so với bảng màu của Michelle.

Eddie và Emma trên trường quay. Bảng màu quần áo cho nhân vật của họ trầm hơn so với bảng màu của Michelle.

Đồng thời, bức ảnh cũng đã truyền cảm hứng cho trang phục nam giới trong phim. Nhân vật Colin (Eddie Redmayne) ăn mặc theo phong cách vintage thập niên 1950. Taylor muốn khẳng định sự khác biệt vào 1956 giữa quần áo Mỹ và quần áo Anh.

x

Nhân vật Colin (Eddie Redmayne) là người Anh với phong cách ăn mặc chỉn chu, cổ điển hơn.

Nhân vật Colin (Eddie Redmayne) là người Anh với phong cách ăn mặc chỉn chu, cổ điển hơn.

So với các nhân vật người Mỹ chỉ mặc áo sơ mi và áo vest ngoài, nhân vật của Eddie Redmayne thường xuất hiện với 3 mảnh: Áo vest ngoài (hoặc áo len), áo ghi-lê, áo sơ mi.

So với các nhân vật người Mỹ chỉ mặc áo sơ mi và áo vest ngoài, nhân vật của Eddie Redmayne thường xuất hiện với 3 mảnh: Áo vest ngoài (hoặc áo len), áo ghi-lê, áo sơ mi.

Ở Anh, mọi thứ vẫn còn rất chỉn chu, không thoải mái như ở Mỹ và sự khác biệt đó dễ dàng nhận thấy ở trang phục của nhân vật Milton của Dominic Cooper, nhân vật nhà báo của Toby Jones và Arthur Miller của Dougray Scott. “… Họ rất ‘Mỹ’, để làm nổi bật tính ‘Anh’.”

x

Sự khác biệt giữa quần áo mang tính "Anh" và "Mỹ" được thể hiện rõ qua cách ăn mặc của các nhân vật.

Sự khác biệt giữa quần áo mang tính “Anh” và “Mỹ” được thể hiện rõ qua cách ăn mặc của các nhân vật.

Cũng như giai điệu trầm lắng của soundtrack được sáng tác bởi Conrad Pope, thời trang trong phim và mạch cảm xúc của bộ phim có mối liên kết rất ăn ý với nhau, dung hòa với lối diễn xuất tuyệt vời của các diễn viên. Mặc dù cảm xúc của phim rất nhẹ nhàng, không kịch tính nhưng chính cái kết thúc – phảng phất chút luyến tiếc của một tuần đầy ắp kỉ niệm – đã để lại một ấn tượng rất sâu đậm trong lòng người xem và người cảm nhận.

x

Một cảnh trốn đi chơi của Marilyn và Colin.

Một cảnh trốn đi chơi của Marilyn và Colin.

Xem thêm:

Thời trang trong phim: Săn tiền kiểu Mỹ (American Hustle)

Thời trang trong phim: Đại chiến cô dâu (Bride Wars)

Thời trang trong phim: Yves Saint Laurent

Các bài phân tích về thời trang trong phim khác

Nhóm thực hiện

Bài: Thúy Vy.

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more