Những điều cần biết về kỷ nguyên Reiwa của Nhật Bản

Đăng ngày:

Giây khắc lịch sử khi Hoàng đế Akihito nhường lại ngai vàng cho con trai mình, Hoàng tử Naruhito, vào ngày 1/5/2019 vừa qua, Nhật Bản chính thức bước vào triều đại mới gọi là kỷ nguyên Reiwa.

Ở Nhật Bản, sự cai trị của một hoàng đế được đánh dấu bằng một niên hiệu, hay còn gọi là gengou. Khi Hoàng đế Akihito tuyên bố thoái vị ngai vàng Hoa cúc, cũng là lúc bắt đầu sự kết thúc cho kỷ nguyên Heisei. Nó cũng mở màn cho cuộc tìm kiếm một cái tên mới, xác định quyền cai trị của Hoàng tử Naruhito, người vừa lên ngôi vào ngày 1/5/2019. Sau nhiều tháng họp bàn bí mật giữa các phái đoàn, chính phủ Nhật Bản cuối cùng cũng tiết lộ một sự lựa chọn: Kỷ nguyên Reiwa. Cùng ELLE Việt Nam tìm hiểu những ý nghĩa của niên hiệu và hoàng đế mới đối với Nhật Bản nhé.

Ling Tang / © Chuyến đi văn hóa

1. Kỷ nguyên Reiwa có nghĩa là gì?

Cái tên Reiwa ban đầu gây ra nhiều tranh cãi vì nhân tố đầu tiên “rei” trong tiếng Nhật có thể hiểu là “mệnh lệnh” hoặc “sắc lệnh”, gợi ra một chế độ độc đoán mà nhiều công dân Nhật Bản thận trọng cân nhắc. Tuy nhiên, thủ tướng Shinzo Abe đã nhanh chóng làm rõ, triều đại mới không hề có ý nghĩa chuyên chế. Thay vào đó, trong bối cảnh này, “rei” có nghĩa là tốt đẹp, ghép với “wa” mang nghĩa hòa hợp, tạo thành một kỷ nguyên Reiwa mang thông điệp “hòa hợp tốt đẹp”.

2. Vai trò của Hoàng đế Nhật Bản là gì?

Theo Hiến Pháp năm 1947 của Nhật Bản, các hoàng đế là biểu tượng thống nhất giữa Nhà nước và nhân dân. Mặc dù vai trò chủ yếu là chủ trì nghi lễ, ngai vàng này cũng đi kèm trách nhiệm bổ nhiệm Thủ tướng, sau khi các ứng viên được Quốc hội (cơ quan lập pháp của Nhật Bản) phê chuẩn. Hoàng đế cũng có vai trò bổ nhiệm Chánh án Tòa án Tối cao sau khi ứng cử viên được Nội các Nhật Bản (cơ quan hành pháp của chính phủ) đặt tên.

3. Hoàng đế mới của Nhật Bản là ai?

Kỷ nguyên Reiwa đánh dấu sự lên ngai Hoa Cúc của Thái tử Naruhito, con cả của Hoàng đế Akihito và Hoàng hậu Michiko. Đây là Hoàng đế thứ 126 được giáo dục về lịch sử tại Đại học Gakushuin của Tokyo và Đại học Oxford của Anh. Ông là một người ủng hộ nhiệt liệt các vấn đề về môi trường, khiến nhiều người hy vọng triều đại mới sẽ khởi đầu của một kỷ nguyên xanh tươi cho Nhật Bản. Hoàng đến Naruhito có mối quan tâm cụ thể đến chính sách về nguồn nước và từng là chủ tịch danh dự của Hội đồng Nước Thế giới năm 2003.

4. Reiwa là kỷ nguyên thứ 5 của thời kỳ hiện đại

Lịch sử Nhật Bản trước đây cũng được phân loại theo từng thời đại, nhưng thời kỳ gengou chỉ thực sự bắt đầu sau khi Thiên Hoàng Minh Trị cải cách đất nước năm 1868, khi ngai vàng Hoàng gia được dời về Tokyo. Kể từ thời đại Meiji, Nhật Bản có tiếp ba niên hiệu khác: Taishou, Shouwa và Heisei. Kỷ nguyên Reiwa đánh dấu niên hiệu thứ 5 trong thời kỳ hiện đại của đất nước này.

6. Cái tên Reiwa được truyền cảm hứng từ văn học Nhật Bản

Đây là lần đầu tiên văn học Nhật Bản trở thành nguồn cảm hứng cho một gengou. Trong các thời đại trước, niên hiệu được chọn từ văn học Trung Quốc (lịch sử hàng thế kỷ giao thoa, văn hóa hai nước có nhiều nét tương đồng). Các ký tự kanji cho Reiwa được lấy từ một bài thơ nổi danh có từ thế kỷ thứ 8, nói về hoa mận và bình minh của mùa Xuân. Bài thơ được tìm thấy trong Man’yōshū (万葉集, Tuyển tập Mười ngàn mẫu thơ), tuyển tập thơ cổ nhất Nhật Bản hiện có.

7. Những thay đổi theo Kỷ nguyên Reiwa

Để đánh dấu chế độ mới, các tài liệu chính thức của chính phủ, tiền tệ và vé tàu sẽ mang kanji của Reiwa thay cho Heisei. Các nhà sản xuất quà lưu niệm cũng tận dụng dịp này để ra mắt áo sơ mi, móc khóa hoặc nghệ thuật pha cà phê có biểu tượng Reiwa. Đối với những người đặc biệt hoài cổ về triều đại của Nhật hoàng Akihito, những chiếc lon chứa đầy không khí từ thời Heisei cũng được bày bán.

8. Nhật Bản là quốc gia duy nhất còn hoàng đế

Hoàng gia Nhật Bản là chế độ quân chủ cha truyền con nối liên tục lâu đời nhất trên thế giới, có từ năm 660 trước Công nguyên. Hiện tại, Thiên hoàng là vị quân chủ duy nhất trên thế giới xưng hiệu Hoàng đế (Emperor), hoàng gia các nước khác chỉ sử dụng danh hiệu “Quốc Vương” (King). Vào thế kỷ 20, các hoàng đế được xem là những vị thần sống. Hirohito, cha của Cựu hoàng Akihito, là hoàng đế cuối cùng nhận được chỉ định này. Akihito là vị hoàng đế đầu tiên trong hơn 200 năm thoái vị ngai vàng, khiến bình minh của thời đại Reiwa càng thêm rực sáng.

Xem thêm

Cuộc sống ở Nhật Bản: “Cuộc sống màu hồng”?

Đến Nhật Bản để hưởng thụ Ramen

Nhóm thực hiện

Lược dịch: Huyết Vy

Theo: Tạp chí Phái đẹp ELLE

Nguồn & Hình ảnh: theculturetrip.com

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more