Mỹ phẩm thử nghiệm trên động vật – Bước lùi của ngành công nghiệp làm đẹp

Đăng ngày:

Nếu không thay đổi định hướng theo 3 tiêu chí (nhân văn, môi trường và khách hàng), doanh nghiệp sẽ nhanh chóng mất đi niềm tin khách hàng và thất bại.

*Trong bài có sử dụng từ Cruelty (nhân đạo)Cruelty-free cosmetics (Mỹ phẩm không thử nghiệm trên động vật)

Hiểu đúng về mỹ phẩm cruelty-free

Đây là mỹ phẩm không tiến hành thử nghiệm trên động vật, ở bất kỳ công đoạn nào trong quá trình sản xuất. Tuy vậy, cruelty-free khác vegan (thuần chay) bởi mỹ phẩm cruelty-free vẫn cho phép thành phần không thuần chay như như mật ong, sáp ong, mỡ cừu, nhau thai cừu…

mỹ phẩm thử nghiệm trên động vật 2

Logo biểu tượng – Tuyên ngôn của nhãn hiệu, nói không với thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật

Chặng đường gian nan của tính nhân văn

Về lý thuyết, mỹ phẩm thử nghiệm trên động vật thường diễn ra với mục đích kiểm tra các đặc tính về độ an toàn và không gây dị ứng của sản phẩm trước khi cho con người sử dụng. Đổi lại giá trị này, các loài vật thí nghiệm phải chịu đau đớn, thậm chí bỏ mạng.

Sau nhiều năm nỗ lực, Liên minh Châu Âu đã chính thức thông qua đạo luật cấm sản xuất và nhập khẩu mỹ phẩm thử nghiệm trên động vật từ 2013. Thế nhưng vẫn phải mất thêm vài năm để các công ty mỹ phẩm lớn, vừa ở các nước khác nhìn nhận vấn đề và sẵn sàng từ bỏ lợi ích để thay đổi cách tiếp cận. Khó khăn nằm ở chỗ, việc từ bỏ thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật được cho là sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm và doanh thu.

Điều đáng nói là trong danh sách những cái tên ủng hộ mỹ phẩm cruelty-free bằng hành động thiết thực lại không có Mỹ – thị trường mỹ phẩm rộng lớn nhất hiện nay. Và người Mỹ không phải ngoại lệ. Có đến 80% các nước trên thế giới vẫn cho phép phát triển mỹ phẩm thử nghiệm trên động vật. Đồng nghĩa là các loài động vật như thỏ, chuột bạch và một số loài vô tội khác đều đang bị tra tấn hàng ngày trong phòng thí nghiệm để thu lợi cho ngành công nghiệp làm đẹp. Liệu có lý do nào chính đáng khi đày đọa động vật đổi lấy xà phòng, son môi và mỹ phẩm? Đây là nỗi trăn trở của hàng ngàn tổ chức hoạt động nhân đạo trên thế giới.

mỹ phẩm thử nghiệm trên động vật 5

Ảnh: Shutterstock

Lý do cấm mỹ phẩm thử nghiệm trên động vật là bước đi có lợi cho ngành công nghiệp làm đẹp

Trở lại cuối những năm 1989, xu hướng thuần chay bắt đầu nở rộ và được đông đảo tín đồ làm đẹp ủng hộ vì tính nhân văn và lành mạnh. Nhiều thương hiệu lớn lúc bấy giờ đứng trước sức ép dư luận đã phải thay đổi cách thức sản xuất mỹ phẩm để lấy lại sự ủng hộ của người tiêu dùng.

Đến năm 2018, không còn nghi ngờ gì việc đa số khách hàng tiềm năng của ngành công nghiệp mỹ phẩm đều có nhận thức cơ bản về cruelty-free. Các số liệu kinh doanh thực tế chứng kiến sự tăng tưởng về doanh thu mỹ phẩm cruelty-free trong nhiều năm. Đây rõ ràng là tin vui đối với nhà lãnh đạo doanh nghiệp theo đuổi con đường kinh doanh nhân đạo. Mặt khác, chính vì cấm mỹ phẩm thử nghiệm trên động vật, ngành công nghiệp làm đẹp buộc phải chuyển hướng, sáng tạo và đã phát minh ra các phương pháp tiên tiến, rẻ hơn và tốt hơn để thay thế. Như vậy, các nhãn hiệu mỹ phẩm làm đẹp (nói riêng) nếu không có ý thức chuyển đổi chắc chắn sẽ bị khách hàng hiện đại tẩy chay.

mỹ phẩm thử nghiệm trên động vật 6

Ảnh: Getty Images

Xem thêm:

12 sao Hollywood “lăng-xê” mỹ phẩm trang điểm Cruelty-Free

Một năm mới nói không với mỹ phẩm thử nghiệm trên động vật

Nhóm thực hiện

Phùng Tiên

Nguồn: Tập chí Phái đẹp ELLE

Ảnh: Tổng hợp

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more