25 sự thật tâm lý thú vị về con người 

Đăng ngày:

Bạn đã bao giờ giật mình khi cảm nhận thấy tiếng điện thoại rung nhưng hóa ra lại không phải chưa? Đây chỉ là một trong trong số rất nhiều sự thật thú vị về tâm lý con người đang chờ bạn khám phá. 

Bạn hiểu rõ bản thân như thế nào? Liệu có những hiện tượng tâm lý bí ẩn nào mà bạn vẫn chưa thể lý giải tại sao lại xảy ra với mình? 25 sự thật tâm lý đầy hấp dẫn sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bản thân.      

1. Chúng ta đều bị thúc đẩy bởi nhu cầu cơ bản

Cô gái cầm giày tâm lý

Ảnh: Pexels/Nati

Tất cả động lực sống của chúng ta đều xuất phát từ 6 nhu cầu cơ bản của con người là tình yêu thương, sự trưởng thành, ý nghĩa cuộc sống, sự đóng góp, sự chắc chắn và không chắc chắn. Tất cả các nhu cầu này thường vô hình thúc đẩy những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và hành động của chúng ta. 

2. Tình trạng căng thẳng có tính lây lan 

Căng thẳng rất dễ lây lan. Nghiên cứu của Viện Max Planck về Khoa học Nhận thức và Não bộ (Max Planck Institute for Cognitive and Brain Sciences) và Đại học Technische Universität Dresden tiết lộ rằng chúng ta sẽ cảm thấy áp lực khi ở cạnh một người bị căng thẳng. Đây là lý do tại sao bạn cần cân nhắc về thời gian bạn dành cho người hay mắc phải tình trạng tâm lý này. 

3. Số lượng thông tin rất quan trọng 

Não bộ chỉ có thể ghi nhớ một cách dễ dàng từ 3-4 mẫu thông tin ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Nếu lượng thông tin ít hơn con số này, chúng ta sẽ khao khát được tiếp nhận nhiều hơn. 

4. Lời từ chối gây ra cảm giác đau đớn 

Một nghiên cứu của Đại học Y tế Michigan (Michigan Medical School) đã phát hiện ra rằng, khi não bộ tiếp nhận và đối phó lời từ chối, nó sử dụng các phương pháp tương tự như khi đối phó với nỗi đau thể xác.

5. Nỗi đau của sự mất mát rất mạnh mẽ

cô gái cầm nến tâm lý

Ảnh: Pexels/Lena Glukhova

Cảm giác tồi tệ khi đánh mất thứ gì đó có giá trị đối với chúng ta lớn hơn nhiều so với cảm giác hạnh phúc khi đạt được một điều gì đó. 

6. Sự mỉa mai giúp bạn thông minh hơn 

Nếu bạn có thể phản ứng lại bất kỳ sự thiếu hiểu biết hoặc sự ngớ ngẩn nào bằng những lời mỉa mai, điều đó cho thấy bạn có một bộ não thông minh và khỏe mạnh.

7. Lời nói không quan trọng bằng cảm nhận 

Khi bạn gặp ai đó, dù là người quen hay người lạ, điều gây ấn tượng với họ không phải là những gì bạn đã nói mà là bạn cho họ cảm giác gì. Vì vậy, thay vì tập trung vào lời nói, bạn nên tập trung vào sự rung cảm và hòa hợp mà bạn và người đó cùng chia sẻ. 

8. Đừng để ai biết mục tiêu của bạn 

Theo một nghiên cứu của Peter Gollwitzer (giáo sư tâm lý học tại Khoa Tâm lý học tại Đại học New York, Mỹ), để lộ mục tiêu của bạn cho người khác biết (truyền miệng, nhắn tin hay đăng lên mạng xã hội) khiến bạn mất động lực và ít có khả năng đạt được kế hoạch đã đặt ra. 

9. “Cú đêm” là những người chấp nhận rủi ro

cô gái làm việc dưới ánh đèn

Ảnh: Pexels/Polina Zimmer

Nếu bạn thường làm việc vào ban đêm, bạn là người khá liều lĩnh vì những hậu quả để lại do thức khuya là rất nguy hiểm. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hội “cú đêm” có xu hướng chịu nhiều rủi ro hơn hơn hội “chim sâu buổi sáng” về nhiều mặt, như sức khỏe, sự nghiệp, các mối quan hệ và cả cuộc sống. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy phụ nữ thức khuya dễ chịu nhiều rủi ro hơn nam giới. 

10. Bài hát “tủ” của bạn phụ thuộc vào ngữ cảnh 

Một trong những sự thật tâm lý thú vị nhất là bài hát yêu thích của một người có tính ngữ cảnh, nghĩa là bài hát “tủ” sẽ phụ thuộc vào các sự kiện xảy ra trong cuộc đời của bạn. Vì vậy, bài hát yêu thích có thể thay đổi nhanh chóng, tùy vào bối cảnh, sự kiện mà bạn trải qua. 

11. Đa nhiệm (multitasking) chỉ là một ảo ảnh

Thực chất, bạn không thể làm nhiều việc cùng một lúc. Bộ não của chúng ta chỉ có thể tập trung vào một nhiệm vụ tại một thời điểm, mặc dù vẫn có trường hợp ngoại lệ (nhưng rất ít). 

Các nghiên cứu cũng tiết lộ rằng chỉ 2,5% dân số có thể làm đa nhiệm một cách hiệu quả, trong khi phần còn lại thường hiểu lầm rằng họ có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ phức tạp cùng một lúc.

12. Âm nhạc ảnh hưởng đến nhận thức 

Theo một nghiên cứu từ Đại học Groningen (Hà Lan), loại nhạc bạn nghe không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng mà còn thay đổi nhận thức của bạn về thế giới.

13. Chi tiêu cho người khác khiến bạn hạnh phúc hơn  

Việc chi tiêu cho bản thân, chẳng hạn như mua quần áo mới, ăn những món yêu thích… sẽ khiến bạn hạnh phúc. Nhưng dùng tiền để giúp đỡ người khác có thể mang lại cho bạn nhiều hạnh phúc hơn. Điều này được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu uy tín, chẳng hạn như trong cuốn sách Happy Money: The Science of Smarter Spend của tác giả Michael Norton và Elizabeth Dunn.   

14. Tình yêu cũng giống như chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) 

hộp quà có tờ giấy chữ love

Ảnh: Pexels/Monstera Hop

Về mặt sinh hóa, chúng ta hầu như không thể phân biệt được giữa tình yêu lứa đôi và chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế nghiêm trọng. Điều này đã được xác nhận bởi một nghiên cứu của Đại học Pisa và Đại học California San Diego với tiêu đề Alteration of the platelet serotonin transporter in romantic love (Sự thay đổi chất vận chuyển serotonin trong tiểu cầu khi chúng ta yêu).

15. Chi tiêu cho những trải nghiệm khiến ta hạnh phúc hơn 

Nếu bạn tin rằng mua những thứ mới mẻ có thể khiến bạn hạnh phúc thì bạn phải nghĩ lại. Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Bang San Francisco, Mỹ đã phát hiện ra rằng những người đầu tư số tiền mà họ đã vất vả kiếm được cho những trải nghiệm thay vì của cải vật chất thì hạnh phúc và hài lòng hơn. 

16. Những người hay khiêu khích trên mạng thường mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ 

Một nghiên cứu tâm lý của Erin Buckels (Đại học Manitoba) tiết lộ rằng tính cách của những người thích khiêu khích trên mạng có mối tương quan với một đặc điểm tính cách được gọi là Tetrad đen tối (bạo dâm, chứng thái nhân cách, tự ái và chủ nghĩa máy móc). 

17. Hội chứng rung Phantom (Phantom Vibration Syndrome)

Bạn đã bao giờ cảm thấy điện thoại của mình rung lên nhưng hóa ra lại không phải? Nếu đã từng trải qua cảm giác đó, bạn có thể mắc hội chứng rung Phantom – một hội chứng hơn 68% người dùng điện thoại đều trải qua. Trên thực tế, tỷ lệ này chiếm khá cao ở sinh viên chưa tốt nghiệp (lên đến 90%, theo một nghiên cứu mới của Tiến sĩ Robert Rosenberger – trợ lý giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia, Mỹ). 

18. Hội chứng lo lắng ở học sinh trung học 

Các nghiên cứu tiết lộ, ngày nay, một đứa trẻ trung học phải trải qua mức độ lo lắng ngang bằng với một bệnh nhân mắc bệnh tâm thần ở mức độ vừa vào những năm 1950.

19. Khóc có thể chữa bệnh 

Cô gái xoa dịu tâm lý buồn bã của bản thân

Ảnh: Pexels/Megan Ruth

Khóc có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân và cuộc sống. Bên cạnh đó, khóc cũng giúp bạn giảm căng thẳng và giúp cơ thể khỏe mạnh. Các nghiên cứu cũng chỉ ra khóc là một cách chữa bệnh hiệu quả khi có thể cải thiện thành công tâm trạng của hơn 88,8% những người hay khóc.  

20. Chúng ta hầu hết là người cầu toàn 

Hơn 90% mọi người có xu hướng cầu toàn trong một số khía cạnh nào đó của cuộc sống. Một nghiên cứu trên trang Mashable SE Asia đã phát hiện ra rằng chỉ có ít hơn 10% người khẳng định họ không phải là người cầu toàn trong bất kỳ lĩnh vực nào. 

21. Cún cưng có thể giúp bạn hẹn hò 

cặp đôi bên cún cưng tâm lý

Ảnh: Pexels/Victoria Strelkaph

Bạn có phải là người yêu cún không? Nếu có, những người bạn bốn chân này có thể giúp bạn gặp được người bạn đời phù hợp. Một cuộc khảo sát đã chỉ ra  82% cá nhân có xu hướng cảm thấy tự tin hơn khi tiếp cận một người khác giới (mà họ thấy hấp dẫn) nếu như người đó dẫn theo một chú cún cưng.

22. Chửi thề có thể là biểu hiện của sự trung thực 

Một nghiên cứu được công bố trên tờ tạp chí Social Psychological and Personality Science (tờ tạp chí học thuật quốc tế uy tín) cho thấy những người thích chửi thề thường trung thực và ít nói dối hơn.

23. Thời gian trôi nhanh hơn khi chúng ta vui vẻ

Bạn đã bao giờ cảm thấy thời gian trôi thật nhanh khi đang tham gia vào một hoạt động nào đó khiến bạn cảm thấy hứng thú chưa? Điều này hoàn toàn có thể xảy ra và được các nhà khoa học đã chứng minh. Khi bắt đầu làm những điều mới, bản năng cảm nhận về thời gian của chúng ta sẽ bị chậm lại và khiến ta có cảm giác như thời gian trôi qua nhanh hơn. 

24. Chuyên môn có thể khiến một người trở nên kiêu ngạo  

Việc tin rằng chúng ta đặc biệt tài năng ở một lĩnh vực nào đó khiến chúng ta bớt khiêm tốn, cố chấp và khó gần. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Xã hội (Journal of Experimental Social Psychology), các nhà nghiên cứu tiết lộ rằng khi đề cập đến lĩnh vực môn môn của mình, chúng ta trở nên giáo điều, quyết đoán, không khoan dung và có xu hướng chống lại các khái niệm và ý tưởng mới.

25. “Đứng núi này trông núi nọ” trên mạng xã hội

Theo một nghiên cứu của Sebastian Deri (nhà nghiên cứu tại Đại học Cornell), hầu hết chúng ta đều so sánh một cách bất công cuộc sống của mình với người khác trên mạng xã hội và ta thường tin rằng họ đang sống rất hạnh phúc. 

Nhóm thực hiện

Bài: Anh Thư

Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE

Tham khảo: themindsjournal

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more