Chuyện nghề của hai nhà thiết kế trẻ – Đỗ Mạnh Cường vs. Huy Võ

Đăng ngày:

Đỗ Mạnh Cường (29 tuổi) và Huy Võ (21 tuổi) là hai nhà thiết kế trẻ đang được chú ý với tần suất xuất hiện dày đặc nhât trên các phương tiện truyền thông hiện nay.

Huy Võ – “Chúng ta chỉ mới có nghề cắt may”

-002

Từng tốt nghiệp thời trang ở New York, đoạt giải nhất của Fashion Group International (Mỹ) năm 2007, từng xuất hiện trong Talkshow của Tyra Bank, và cũng được mời tham gia vào DFS cùng thời điểm với nhà thiết kế DMC, hình ảnh của anh phủ sóng khá nhiều, nhưng lại không thấy nhãn hiệu HUYVO xuất hiện thường xuyên. Tại sao thế?

Có lẽ do còn trẻ nên thời gian qua tôi ôm đồm quá nhiều việc cùng lúc và mất tập trung vào nhãn hiệu của mình. Tôi đã đóng phim, làm nhà thiết kế cho một thương hiệu Jeans, stylist cho các tạp chí, tự kinh doanh và những việc khác nữa… Đến khi nhìn lại, tôi mới nhận ra rằng mình đã không tập trung vào thương hiệu như mong muốn. Thời điểm này tôi đang tạm đóng cửa hàng để chuẩn bị mở lại trong tháng tới.

Anh có cảm thấy băn khoăn vì chuyện đó?

Thật ra ai cũng muốn mình phải đạt được một mục tiêu nào đó và tôi cũng thế. Quá nhiều cơ hội đến với tôi và tôi cho phép mình nắm bắt và thử hết để xem mình có thể làm đến đâu. Tôi nghĩ nếu có thất bại, thì vẫn còn trẻ để làm lại từ đầu với những bài học kinh nghiệm rút ra từ thất bại đó.

Tôi đã phải đóng cửa hàng và tạm ngừng kinh doanh. Điều đó đã cho tôi bài học là muốn làm gì cũng phải có một kế hoạch cụ thể, phải xét đến yếu tố thời gian, phải có người quản lý chứ không thể tự mình ôm đồm nhiều việc, và đặc biệt là phải dành thời gian cho nó. Tôi đã từng nghĩ có thể làm được tất cả mọi thứ một mình, nhưng bây giờ thì mới biết là không thể.

Là một nhà thiết kế trẻ và được đào tạo bài bàn từ nước ngoài, anh có đánh giá như thế nào về thời trang tại Việt Nam?

Thị trường thời trang của mình chỉ mới bắt đầu. Hay nói cụ thể hơn là chúng ta chưa có ngành công nghiệp thời trang thật sự mà chỉ là nghề cắt may, thậm chí chúng ta cũng chưa phải là một nền công nghiệp cắt may phát triển vì chất lượng của sản phẩm vẫn chưa tốt, từ chất liệu, đường cắt cho đến đường may…

Trong thiết kế thời trang, anh quan tâm đến yếu tố nào nhất, và anh đánh giá thế nào về các nhà thiết kế Việt Nam hiện nay?

Mỗi nhà thiết kế cần có một triết lý và tinh thần riêng. Ví dụ nói đến Kenzo, người ta lập tức sẽ hình dung ra các họa tiết hoa và thiên nhiên, hoặc nói về Chanel, Yves Saint Laurent. người ta nhận diện được sản phẩm thời trang cao cấp với tinh thần, vẻ đẹp Pháp lãng mạn pha chút cổ điển, sang trọng. dù rằng những nhà thiết kế sáng lập các thương hiệu trên không còn sống, nhưng nhà thiết kế nào làm việc cho họ đều phải thể hiện được tinh thần và cá tính của thương hiệu.

Ở Việt Nam, để làm được điều này cần qua một chặng đường dài, bởi nó liên quan đến chất liệu đặc biệt, kiểu dáng, công nghệ… và tài năng sáng tạo. Các NTK Việt Nam cần quyết liệt trong việc tạo ra cá tính riêng, mỗi thương hiệu phải có một dấu ấn, chất lượng sản phẩm phải hoàn hảo để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn, có thế họ mới mua sắm sản phẩm trong nước nhiều hơn.

Việc sao chép mẫu trong làng thời trang Việt Nam đang diễn ra một cách ồn ào, anh nghĩ gì về chuyện đó?

Đừng dại dột ăn cắp nguyên mẫu của ai cả vì mọi người có thể vào Internet và tìm ra những mẫu ấy một cách dễ dàng. Bạn có thể tham khảo và lấy cảm hứng từ những sáng tạo của người khác, vì rõ ràng sáng tạo vẫn có thể dựa trên những cái có sẵn và ít ai có thể nghĩ ra những điều hoàn toàn mới, nhưng nếu copy thì bạn sẽ tự hủy hoại tên tuổi của mình. Nếu copy của người khác, bạn đừng tự vỗ ngực xưng mình là nhà thiết kế, vì thật ra bạn chỉ xứng đáng được gọi là thợ may mà thôi.

Nhóm thực hiện

Thực hiện: Thái Bá Dũng – Ảnh: DMC

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more