Những điểm đến và phong cách du ngoạn được gợi ý bởi các “ông lớn” làng thời trang

Đăng ngày:

Các thương hiệu xa xỉ trên khắp thế giới đã trở lại với nhịp điệu thời trang sôi động. Những cuộc du ngoạn lại bắt đầu.

Điểm đến sau đại dịch của các thương hiệu thời trang

Từ Pucci ở Capri, Alexander Mcqueen ở New York, đến gần đây nhất là show diễn thời trang của Louis Vuitton ở San Diego. Không thể không kể Dior lần đầu chọn điểm đến là Seoul, và CHANEL đến Monte-Carlo, một địa điểm mang nhiều ý nghĩa với thương hiệu.

thời trang điểm đến sau dịch

Tại trường Đại học Nữ sinh Ewha ở Seoul, BST mùa Thu 2022 của Dior được trình diễn sống động. Sự kiện khai trương concept store hoành tráng cũng đánh dấu cho tham vọng của nhà mốt tại thị trường Hàn Quốc và châu Á – Thái Bình Dương nói chung. Với CHANEL, NTK Virginie Viard đưa CHANEL Cruise 2023 đến Monte-Carlo với BST tiếp nối tư duy thời trang của các huyền thoại Coco Chanel, Karl Lagerfeld. BST được truyền cảm hứng từ Monaco, nơi có dải bờ biển xinh đẹp và giải đua Công thức 1 vang danh toàn cầu. Hơn một tuần sau, Louis Vuitton trình diễn BST tại Viện Nghiên cứu Sinh học Salk ở California, Mỹ. Không chỉ là chuyến viễn du thời trang, đây còn là một hành trình đầy tính ý niệm trong không gian kiến trúc của suy tư và tiềm thức.

cool shades

Gen Z với phong cách thời trang và vô vàn những xu hướng xoay quanh đã và đang chi phối mạnh mẽ đến làng mốt. Trong thế giới thời trang của Thế hệ Z, giống như hầu hết các mặt hàng chủ lực khác trong tủ quần áo, xu hướng của kính mát cũng liên tục xoay vòng. Từ những chiếc kính có màu sắc tươi sáng đến chiếc kính giống như chiếc khiên khổng lồ lấy cảm hứng từ kính trượt tuyết. Nhưng rồi kính râm mảnh mai hơn lại khiến họ yêu thích. Những khung kính chữ nhật hoặc mắt kính có chiều ngang ấn tượng đã trở nên thời thượng hơn. Màu đen và nâu đồi mồi vẫn giữ được vị thế quan trọng.

thời trang kính mát gen z

Hy vọng từ những vật liệu thay thế mới

“Chất liệu thay thế” đang trở thành trọng tâm chủ đạo của câu chuyện sản xuất thời trang bền vững. Trong thời gian qua, các phòng nghiên cứu, các hãng thời trang đã liên tục công bố những phát kiến mới, góp phần thúc đẩy xu hướng sử dụng các chất liệu thay thế và tái chế. Các tập đoàn thời trang lớn đang đầu tư rất nhiều vào các công ty start-up, các đơn vị nghiên cứu chất liệu mới như một hướng đi bắt buộc cho tương lai. Trong đó, công ty khởi nghiệp về da do phòng thí nghiệm VitroLabs phát triển đã huy động được 46 triệu USD từ nhóm các nhà đầu tư trong đó có tập đoàn Kering. Mối quan tâm đến các vật liệu thay thế có thể giúp các công ty đáp ứng các mục tiêu bền vững ngày càng tăng. VitroLabs có kế hoạch sử dụng quỹ để đẩy nhanh việc thương mại hóa da nuôi cấy từ tế bào.

Trong khi đó, thương hiệu bền vững mới là Lerins đã giới thiệu đôi giày trị giá 130 bảng Anh được làm bằng chất liệu giống như da được tạo ra từ vỏ nho còn sót lại trong quá trình làm rượu vang. Lerins không chỉ tận dụng nguồn chất thải hiện có (như “da” làm từ táo, chuối và dứa), mà còn ngắt kết nối với ngành chăn nuôi gia súc, tránh được vấn đề về phát thải khí nhà kính, phá rừng và phúc lợi động vật. Khái niệm “da làm từ thực vật” hứa hẹn những lợi ích to lớn cho hành tinh.

thời trang chất liệu bền vững

Trong năm nay, thương hiệu thời trang bền vững nổi tiếng Stella McCartney sẽ ra mắt giày và túi xách bằng da nho và túi da được làm từ sợi nấm. Với thương hiệu Allbirds, đôi giày da thực vật đầu tiên được làm bằng dầu thực vật và cao su tự nhiên, dự kiến cũng sẽ chào sân. Tuy nhiên, các lựa chọn thay thế da làm từ thực vật khó có thể cạnh tranh với độ bền của da bò. Cả Stella McCartney và Lerins đều làm việc với công ty vật liệu sinh học Vegea để ứng dụng polyurethane gốc nước thân thiện hơn với môi trường. Allbirds tuyên bố “da thực vật” của họ là 100% không có nhựa.

giày thể thao Allbirds

Mẫu giày thể thao được làm bằng chất liệu bền vững với xưởng sản xuất ngay tại Việt Nam của Allbirds. (Ảnh: Allbirds)

da thực vật của Allbirds

Loại da thực vật mới của Allbirsds được làm từ cao su, dầu thực vật, axit xitric và các thành phần có nguồn gốc thực vật khác. (Ảnh: Allbirds)

Cùng với Stella McCartney, adidas và Kering, thương hiệu đồ thể thao LuluLemon đều đầu tư vào Bolt Threads để có thể ứng dụng chất liệu da thực vật làm từ nấm Mylo. Ralph Lauren cũng đã quyết định mua cổ phần của Natural Fiber Welding, một start-up công nghệ tập trung nghiên cứu cho việc tăng cường chất lượng của vải cotton tái chế.

sneakers Stan Smith Mylo

Đôi giày Stan Smith Mylo™ được làm từ da thực vật. (Ảnh: adidas)

phụ kiện thời trang yoga từ chất liệu bền vững lululemon

lululemon ra mắt BST phụ kiện yoga đầu tiên sử dụng chất liệu Mylo. (Ảnh: lululemon)

Vải Clarus của Natural Fiber Welding

Vải Clarus của Natural Fiber Welding mà nay thuộc tập đoàn Ralph Lauren. (Ảnh: Natural Fiber Welding)

H&M Group cũng là một trong những tập đoàn thời trang tham gia đầu tư cho các tổ chức nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tái chế. Bên cạnh những dự án thử nghiệm tái chế rác thải thành phụ kiện và thời trang cùng các đối tác, H&M Group cũng đầu tư cho những start-up về công nghệ như Renewcell để tái chế áo thun cotton hay những chất liệu từ tự nhiên thành nguyên liệu mới. 

thương hiệu thời trang H&M hợp tác với Renewcell

H&M Group đã đạt được thỏa thuận kéo dài nhiều năm với công ty tái chế hàng dệt may của Thụy Điển – Renewcell để được cung cấp hàng nghìn tấn sợi Circulose® làm từ chất thải may mặc. (Ảnh: Alexander Donka)

Việc đầu tư cho những loại chất liệu thế hệ mới của các thương hiệu thời trang đang ngày càng lớn mạnh cùng mức độ quan tâm và đòi hỏi từ người tiêu dùng. Điều này sẽ càng thúc đẩy việc mở rộng nghiên cứu để ứng dụng và nhân rộng trong sản xuất.

vải nấm Mylo của Bolt Threads

Để tạo ra Mylo, Bolt Threads đã thiết kế một quy trình để nuôi cấy sợi nấm trong một cơ sở canh tác sử dụng 100% năng lượng tái tạo và biến nó thành một vật liệu trông giống như da động vật. (Ảnh: Bolt Threads)

Nhóm thực hiện

Bài: Thùy Trang
Ảnh: Tư liệu
Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more