Chế tác Lân Sư Rồng – Vinh quang thầm lặng

Đăng ngày:

[Tạp chí ELLE Decoration – 8/2015] Từ hơn trăm năm trước, nghệ thuật múa Lân Sư Rồng du nhập theo người Hoa đến vùng Sài Gòn – Chợ Lớn, nghề làm đầu Lân Sư Rồng cũng theo đó phát triển, chỉ với những đốt tre trúc được vót tỉa, uốn ghép nhưng biểu hiện đầy đủ được nét phong tráng, hùng tướng, thần sắc oai vệ, cảm xúc tươi vui… của những con linh thú trong bộ môn nghệ thuật Lân Sư Rồng. Nghề làm đầu Lân Sư Rồng với người Hoa là một di sản, một bí truyền bởi thợ nghề đẳng cấp chỉ đếm trên đầu ngón tay

Không chỉ là môn nghệ thuật, Lân Sư Rồng còn được quan niệm đem lại điềm lành, may mắn, bình an, tài lộc, thế nên ngoại hình luôn được chăm chút tỉ mỉ, từ trang phục đến kỹ thuật tạo hình, tiếp đến là tuyệt kỹ công phu trong nghệ thuật trình diễn, biểu đạt trọn vẹn các cảm xúc, tính cách, thần thái (trong Lân – Sư) với Hỉ – Nộ – Ái – Ố – Động – Tĩnh – Kinh – Nghi – Thụy – Tỉnh.

che-tac-lan-su-rong-vinh-quang-tham-lang-1

Sài Gòn có khoảng 100 lò Lân lớn nhỏ, riêng với những lò Lân nổi tiếng có thể kể tên như Nhơn Nghĩa Đường, Hằng Anh Đường, Thắng Nghĩa Đường… việc tuyển chọn một đầu Lân cần nhiều khắt khe, loại thường do lò Lân tự làm, nhưng với những cuộc thi lớn hay biểu diễn quan trọng, vẫn phải nhờ đến các nghệ nhân nổi tiếng trong nghề, tiêu biểu hiện nay có Trương Quốc Tôn – hậu duệ đời thứ 3 của tiệm làm đầu Lân danh tiếng Hồng Hạnh Hiên, do lão tiên sinh Trương Tôn – người Quảng Đông, xưa mở cửa tiệm tại 109 Triệu Quang Phục.Những lò Lân hàng đầu vùng Chợ Lớn xưa đều đặt hàng từ lò sản xuất này.

che-tac-lan-su-rong-vinh-quang-tham-lang-2
Chi tiết khó thực hiện nhất của Lân Sư Rồng nằm ở bộ khung, mang một kết cấu phức tạp của các mối nối từ tre, trúc, Trương Quốc Tôn giới thiệu: Các mối nối này đều đi theo cặp, với trung bình hơn 100 cặp mang chi tiết và kết cấu hoàn toàn khác nhau nên không dễ để tháo ráp và bắt chước hoàn hảo được. Tôi thừa hưởng những công thức, kỹ năng này từ cha và ông nội. Đầu Lân Sư Rồng khi hoàn thiện ngoài vẻ đẹp của màu sắc, tạo hình, mắt phải quạu (thần sắc), miệng dữ mà tươi, trọng lượng phải gọn, nhẹ, bền chắc, chịu được va đập để các môn sinh có thể thi triển bài diễn độ khó cao như “Lân lên mai hoa thung”,“Trúc thanh”, “Lân hí cầu”…

che-tac-lan-su-rong-vinh-quang-tham-lang-3

Dựa vào bí kíp và uy tín trong nghề, những sản phẩm đầu Lân Sư Rồng của Trương Quốc Tôn nhiều năm nay luôn sánh vai các đoàn Lân trong những cuộc thi quốc tế, các cuộc trình diễn lớn tại Thái Lan, Malaysia, Hongkong, Ma Cao, Singapore, Nhật Bản, Canada, Mỹ, Úc… Về thứ bậc, môn nghệ thuật Lân Sư Rồng của Việt Nam từ chục năm trở lại đây luôn trong nhóm 3 của thế giới, nghề làm đầu Lân Sư Rồng của Trương Quốc Tôn như một nghệ nhân thầm lặng phía sau những hào quang.

che-tac-lan-su-rong-vinh-quang-tham-lang-4

che-tac-lan-su-rong-vinh-quang-tham-lang-5

che-tac-lan-su-rong-vinh-quang-tham-lang-6

che-tac-lan-su-rong-vinh-quang-tham-lang-7

che-tac-lan-su-rong-vinh-quang-tham-lang-8

che-tac-lan-su-rong-vinh-quang-tham-lang-9

che-tac-lan-su-rong-vinh-quang-tham-lang-10

Xem thêm

Một vòng các bảo tàng tìm hiểu về lịch sử Việt Nam

Những nhà thiết kế trang sức huyền thoại thế giới

Lịch sử ra đời của các chất liệu vải thuần Việt

Nhóm thực hiện

Tạp chí Phái đẹp ELLE

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more