Brunch là gì mà nha sĩ Yoon Hye Jin trong “Hometown Cha-Cha-Cha” lại yêu thích?

Đăng ngày:

Trong tập 7 của “Hometown Cha Cha Cha” (Điệu Cha Cha Cha làng biển), tiền bối Sung Hyun (Lee Sang Yi) đã lấy lòng nha sĩ Hye Jin (Shin Min Ah) bằng bữa lỡ với những món đồ mà cô yêu thích. Vậy bữa lỡ là gì và có thực sự tốt cho sức khoẻ không?

Brunch (bữa lỡ) được chuẩn bị bằng những món mà nha sĩ Yoon Hye Jin yêu là cách khôn ngoan mà PD (giám đốc sản xuất nội dung) Sung Hyun – “tình địch đáng gờm” của Tổ trưởng Hong sử dụng. Ăn bữa lỡ thay cho bữa sáng và trưa là điều thường thấy của những người có lối sống hiện đại, tuy nhiên lại không được Tổ trưởng Hong tán thành khi anh nói: “Người Hàn Quốc thì phải ăn sáng bằng cơm và canh nóng”.

Mời bạn cùng ELLE tìm hiểu thêm về phong cách brunch qua một số quốc gia và phân tích xem thói quen ăn uống này có lợi cho sức khoẻ không nhé.

bữa brunch trong Hometown Cha Cha Cha

Ở cuối tập 7, nha sĩ Yoon Hye Jin (Shin Min Ah thủ vai) tỏ ra rất thích thú bên những món brunch do PD Sung Hyun mang tặng. Ảnh phim “Hometown Cha-Cha-Cha”.

Brunch (BỮA LỠ) LÀ GÌ?

Trước đây, khi nói đến brunch người ta sẽ nghĩ về những bữa ăn nhỏ giữa hai bữa ăn chính với mục đích bổ sung thêm năng lượng cho các hoạt động trong cuộc sống. Thế nên, bữa lỡ thường sẽ rơi vào khoảng khung giờ 9-10 giờ sáng và/hoặc 3-4 giờ chiều. Tuy nhiên, với lối sống hiện đại, brunch giờ đây thường để nói đến những bữa ăn thay thế cho bữa sáng và trưa. Bên cạnh việc ăn sáng vào lúc gần trưa đã trở thành thói quen mỗi ngày ở một số người hiện đại, brunch còn là nét văn hóa ở một số nơi – ví dụ như Hongkong – vào dịp cuối tuần.

Brunch-Bua-lo-Phong-cach-song-moi-cua-nguoi-hien-dai-ELLE-Viet-Nam-1

Ảnh: running denver.

Nếu như trước đây brunch là những món ăn nhẹ nhàng lót dạ thì ngày nay bữa lỡ dường như coi là bữa chính với nhiều món ăn thịnh soạn và đầy đủ dinh dưỡng. Bữa lỡ cũng là dịp tụ họp cuối tuần của dân thành thị vào ngày cuối tuần, từ những ở thế hệ trước đến giới trẻ hiện đại. Ví dụ như tại Trung Quốc, các bữa điểm tâm với các món mặn và ngọt được nấu sẵn để chờ phục vụ những thực khách vào những ngày thứ 7 và Chủ nhật. Tại Anh, bữa sáng muộn đã trở nên rất phổ biến bởi thế hệ millennial rất thích việc dậy muộn nhưng vẫn thưởng thức các món ăn ngon trong không gian vô cùng “chill”.

GIỚI THIỆU PHONG CÁCH brunch 

Tùy thuộc vào những quốc gia và văn hóa khác nhau, những món ăn trong bữa lỡ sẽ không giống nhau. Cụ thể là:

Brunch của người Hongkong thường là những món ăn điểm tâm quen thuộc

Brunch của người Hongkong thường là những món ăn điểm tâm quen thuộc. Hầu hết những món ăn là những món hấp như há cảo, xíu mại, bánh bao… Người Hoa còn thường dùng với các loại trà ấm trong các bữa ăn này, vừa trò chuyện vừa ăn vào cuối tuần để xây dựng các mối quan hệ. Ảnh: Time Out

 bữa brunch của người Hàn Quốc

Tại Seoul – Hàn Quốc, giới trẻ rất thích ăn các món ăn như salad, bơ, thịt xông khói, xúc xích và bánh mì cắt lát cho bữa lỡ vào buổi sáng. Bên cạnh đó, ly nước trái cây uống cùng để buổi sáng thật đầy đủ chất dinh dưỡng. Ảnh: 10mag.

 bữa brunch của người Mỹ

Súp bí ngô, ngũ cốc, bánh mì, bơ, nước ép hoa quả là những gì thường thấy trong brunch của người Mỹ. Ảnh: Shut up and go.

bữa brunch tại Pháp có gì

Tại Pháp, bánh sừng trâu hoặc bánh tổ ong là một trong những món yêu thích trong bữa lỡ. Tất nhiên không thể thiếu ly cafe au lait với phần sữa gấp đôi được thêm vào cafe espresso. Ảnh: Discover Walks Blog.

Người Nhật thường ăn brunch vào buổi sáng

Người Nhật thường ăn brunch vào buổi sáng với các món như cá hồi, súp miso, cà tím nướng, dưa chuột muối và Tamagoyaki (loại bánh truyền thống của người Nhật). Ảnh: Goop.

Bữa brunch của người Việt Nam vô cùng phong phú.

Bữa lỡ của người Việt Nam vô cùng phong phú. Bên cạnh những món nước như phở, bún bò Huế, bánh canh thì chúng ta còn có những món như bánh khọt, gỏi cuốn, bún thịt nướng, bánh xèo và không thể nào không có cà phê sữa đá hoặc cà phê phin đen. Ảnh: South East 15.

ĂN BRUNCH THAY CHO BỮA CHÍNH, CÓ LỢI HAY KHÔNG?

Ăn bữa lỡ đã trở thành phong cách sống mới của người hiện đại. Tuy nhiên, bữa lỡ đều có những mặt tích cực và tiêu cực đối với chúng ta.

1. Những mặt tích cực của Brunch

Nuông chiều cảm xúc và làm những điều mình thích là lợi ích đầu tiên mà brunch đã trở nên phổ biến trong thời đại ngày nay. Bạn có thể để bản thân ngủ thỏa thích sau cả tuần tất bật với công việc hoặc bữa tiệc thịnh soạn vào tối hôm trước, sau đó thức dậy tận hưởng cuộc sống với bữa ăn ngon và thịnh soạn trong không gian vô cùng thoải mái cùng những người thân, bạn bè. Đối với một số người, đây là niềm vui là cách giải tỏa áp lực và yêu thương bản thân.

ăn brunch có lợi cho sức khoẻ hay không

Ảnh: Eat this, not that

Sở dĩ brunch lại được nhiều người đón nhận và yêu thích nhờ tính tiện lợi và tiết kiệm. Cả hai bữa chính gộp thành một, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian chế biến hoặc kinh tế cho bữa cuối tuần.

Vì bữa lỡ ngày nay dần trở thành bữa ăn lớn, nên bạn sẽ có nhiều lựa chọn về món ăn và các loại đồ uống hơn. Như việc bạn có thể ăn món mặn hoặc ngọt, ăn món nước hoặc khô, món chiên hoặc hấp… rất nhiều sự lựa chọn giúp bữa ăn trở nên phong phú mà không bị nhàm chán. Đây cũng là dịp để xây dựng các mối quan hệ xã hội hoặc mối quan hệ gia đình, bạn bè vào cuối tuần.

2. Những điều không tốt của bRUNCH

Theo Hiệp hội Mô hình Ăn uống và Béo phì ở dân số trưởng thành tại Mỹ (Eating Patterns and Obesity in a Free-living US Adult Population), việc duy trì thói quen ăn uống đúng giờ là cách ngăn ngừa cơ thể tích trữ mỡ thừa. Khi bạn bỏ qua bữa ăn sáng hoặc ăn uống không đúng giờ, cơ thể sẽ tăng cường cơ chế tích trữ chất béo và gia tăng nguy cơ béo phì. Thế nên, việc ăn bữa lỡ vào cuối tuần sẽ rất dễ khiến chúng ta tăng cân. Hãy lưu ý điểm này để duy trì một cơ thể cân đối và khoẻ mạnh bạn nhé.

Nhóm thực hiện

Thực hiện: Aaron Nguyen
Tham khảo: Esquires Coffee, Quora
Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more