Nguyễn Hùng Cường – Sáng tạo mọi thứ từ một tờ giấy

Nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản được biết đến ở Việt Nam từ khá lâu. Không quá thịnh hành nhưng nó mang một giá trị riêng bởi những người ham mê môn nghệ thuật này có thể sáng tạo bất cứ thứ gì chỉ từ những tờ giấy vô hồn.

Share

Sự sáng tạo không ngừng, sự tỉ mỉ và sức trẻ dẻo dai khi có thể ngồi hàng giờ, thậm chí vài ngày để làm nên một tác phẩm gấp giấy là những gì tôi cảm nhận được ở Nguyễn Hùng Cường – một sinh viên cao học của ngành Điện tử – Viễn thông và cũng là một “nghệ nhân” trẻ của bộ môn nghệ thuật này.

Bạn nói một chút về nghệ thuật Origami cho bạn đọc của chúng tôi hiểu nhé?

Cái tên Origami bắt nguồn từ tiếng Nhật, trong đó “ori” có nghĩa là gấp và “kami” nghĩa là giấy, sau biến âm thành “gami”. Không ai biết chính xác Origami bắt nguồn từ đâu, nhưng Nhật Bản vẫn được xem như cái nôi của bộ môn nghệ thuật này. Ngày nay Origami đã phát triển rất mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc… mỗi nước đều có nghệ thuật gấp giấy của riêng mình.

Có lẽ Origami bắt đầu được nhiều người biết tới từ khoảng 15-20 năm trở lại đây, khi mà bắt đầu có các sách dạy gấp giấy được bày bán rộng rãi, giúp mọi người tiếp cận với bộ môn này dễ hơn. Và sau này, với sự phát triển của internet, những người yêu thích Origami tại Việt Nam mới có điều kiện tìm hiểu, trao đổi với nhau nhiều hơn và Origami mới thực sự phát triển mạnh mẽ.

Được biết bạn còn tham gia một diễn đàn và tham gia dạy bộ môn này cho các bạn trẻ khác?

Những người yêu thích Origami tại Việt Nam chúng mình đã lập ra nhóm Vietnam Origami Group (VOG). Diễn đàn của VOG (http://forum.origami.vn) là nơi mọi người cùng thảo luận, chia sẻ những vấn đề liên quan đến gấp giấy. Nhóm chúng mình cũng từng tổ chức trưng bày tại các hội chợ, các trường đại học và các triển lãm trong và ngoài nước để quảng bá bộ môn nghệ thuật này tới công chúng.

Nếu bạn nào ở Hà Nội quan tâm tới Origami có thể tìm đến Câu lạc bộ Gấp giấy Hà Nội. Chúng mình sinh hoạt vào chiều Chủ nhật hàng tuần tại Cung Văn Hóa Hữu Nghị Việt Xô. Nhóm VOG từng được nhiều trường học, tổ chức mời giảng dạy bộ môn này. Và tại mỗi miền, mỗi tỉnh thành chúng mình lại cố gắng thành lập những câu lạc bộ để kết nối những người yêu Origami lại với nhau.

Origami ứng dụng được như thế nào trong cuộc sống?

Origami mang lại nhiều lợi ích về mặt tâm lý. Chính vì vậy nhiều trường học và bệnh viện đã đưa Origami vào chương trình đào tạo và điều trị để rèn luyện con người ta tính cẩn thận, sự kiên nhẫn, óc tư duy. Các kiểu gấp của Origami cũng có thể sử dụng trong thiết kế sản phẩm, thời trang hay ứng dụng trong các thiết bị công nghệ.

Ta có thể thấy ứng dụng của gấp giấy ở rất nhiều nơi, từ những nếp gấp trên quần áo, ví, túi xách, đến túi khí trong ôtô, hay xa hơn nữa là những chiếc kính viễn vọng có thể được gấp gọn lại trong vệ tinh để có thể bung ra khi lên quỹ đạo…

Để tìm hiểu và học nghệ thuật này thì nên bắt đầu thế nào?

Đối với những người mới bắt đầu thì theo mình nên làm quen với các mẫu gấp đơn giản trước, nắm được các ký hiệu cơ bản để có thể làm theo hướng dẫn trong sách, từ đó gấp những mẫu có độ phức tạp tăng dần để rèn luyện khả năng của mình. Khi đã gấp thành thạo thì bạn hoàn toàn có thể tự nghĩ ra những mẫu gấp của riêng mình.

Những tác phẩm của bạn thường thiên về chủ đề gì?

Mình thường gấp những gì mà mình thấy thích nhất. Từ bé mình hay xem các chương trình thế giới động vật trên truyền hình và rất thích lưu lại vẻ đẹp của những loài động vật ấy. Và sau này, mình vẫn sẽ tiếp tục dùng gấp giấy để chia sẻ với mọi người tất cả những gì mình thấy và trải nghiệm.

Bạn thường mất bao lâu để hoàn thành một tác phẩm? Và giá trung bình của một tác phẩm có đắt không?

Mình thường mất một tháng để hoàn thiện một tác phẩm từ khâu ý tưởng. Giá cả của một tác phẩm phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như tính thẩm mỹ, loại giấy, độ phức tạp và kích thước thành phẩm. Ở nước ngoài thì một mẫu gấp được bán với giá hàng trăm đến hàng ngàn USD là bình thường. Để có được kỹ thuật như vậy thì người tác giả phải mất hàng chục năm rèn luyện cũng như trau dồi kiến thức. Do vậy việc bán đi một tác phẩm – kết quả của nỗ lực hàng chục năm cũng khiến nhiều tay gấp trăn trở.

Các bước chính để gấp một con ngựa?

Mẫu ngựa được sáng tác từ tờ tiền giấy Việt Nam, do vậy nó được thiết kế dựa trên tờ giấy chữ nhật có tỷ lệ giống như tỷ lệ của tờ tiền Việt Nam.

 

1. Tờ giấy ban đầu
2, 3. Tạo các nếp chính cho phần thân sau của chú ngựa
4. Tạo nếp cho phấn thân trước

 

5,6,7. Gấp ra bộ khung của chú ngựa
8. Bắt đầu đi vào chi tiết để hoàn thành mẫu cuối cùng

 

Hình ảnh mẫu ngựa được gấp từ tờ 2000 VNĐ

Xin cảm ơn và chúc bạn có nhiều mẫu gấp sáng tạo!

Bài viết mới nhất

[Review phim] “Sắc Xuân gửi người tình”: Vũ điệu của tình yêu, hy vọng và cái chết

Được chuyển thể từ tiểu thuyết “Người tình” của nhà văn Xá Mục Tư, “Sắc…

1 hour ago

10 sữa tắm trắng da mang hương thơm quyến rũ

Thư giãn trong những giây phút làm sạch cơ thể là một nghệ thuật tinh…

2 hours ago

Đi đâu, làm gì khi du lịch “thành phố ma thuật” Trùng Khánh?

Hiện đại nhưng mang đậm nét Trung Hoa cổ kính, khoác lên mình dáng dấp…

2 hours ago

Gợi ý 5 outfit đi biển theo các xu hướng thẩm mỹ thời trang mùa Hè 2024

Tựa như bản nhạc cổ điển đang phát giữa vùng biển đầy cát vàng và…

7 hours ago

Trải bài tarot: Điều gì sẽ đến với bạn trong tuần lễ 6/5 – 12/5?

Những điều bất ngờ và thú vị nào sẽ tìm đến bạn trong tuần mới?…

7 hours ago

Những bài tập đơn giản làm săn chắc bắp chân

Sở hữu bắp chân to khiến bạn tự ti khi diện váy ngắn, quần short?…

7 hours ago