Phim Kẻ trộm sách

Trong tận cùng đau khổ của chiến tranh và nạn phân biệt chủng tộc, chỉ có tình người, sự trong sáng của những tâm hồn trẻ thơ trở thành ngọn đuốc.

Share

Liesel Meminger chưa từng đi học cho đến khi cô bé được đưa đến ngôi nhà của cha mẹ nuôi tại Berlin, với một cuốn sách trên tay, vốn là thứ cô ăn trộm từ người phu đào huyệt đã chôn cất cho em trai mình. Cô bé bướng bỉnh và đầy nghi ngờ thế giới xung quanh bắt đầu bước vào thế giới của những con chữ từ cuốn sách Hướng dẫn dành cho phu đào huyệt ấy, và từ đó cô học được cách sống một cách bình yên trên thế giới.

Tuy nhiên, cuộc sống yên ổn không kéo dài lâu, chính quyền Nazi bắt đầu quá trình đàn áp người Do Thái khốc liệt. Giữa khoảnh khắc khủng khiếp của lịch sử nước Đức, Liesel đã gặp được một người thanh niên Do Thái, người được cha mẹ cô che giấu trong tầng hầm. Trong suốt cuộc chiến tranh, cô nếm trải tất cả những nỗi đau đớn, sợ hãi nhưng đồng thời cả niềm tin, tình yêu, tri thức và hy vọng và nhận được cuốn sách vĩ đại nhất của cuộc đời mình.

Chuyển thể từ cuốn sách best-seller cùng tên, Kẻ trộm sách là một thử nghiệm mới về tay nghề của đạo diễn Brian Percival và cả của nữ diễn viên chính Sophie Nélisse, hai cái tên còn rất mới mẻ. Tuy nhiên, có vẻ như chất lượng của tác phẩm đã được phần nào đảm bảo qua cái tên của nữ diễn viên phụ mà không phụ Emily Watson (trong vai người mẹ nuôi ác khẩu của Liesel).

 

Sách Kẻ trộm sách Tác giả Markus Zusak là một người Úc gốc Đức. Anh viết ra cuốn sách dựa trên ký ức từ thời phát-xít Đức được kể lại trong chính gia đình mình. Cuốn sách nhanh chóng nổi tiếng và đạt được nhiều giải văn chương. Kẻ trộm sách đã được dịch ra tiếng Việt, do công ty sách Dân Trí xuất bản năm 2011.

Tác giả của cuốn sách nguyên gốc Markus Zusak khẳng định bộ phim sẽ giữ lại điều đặc biệt nhất từ tác phẩm văn học: Người kể chuyện từ đầu tới cuối sẽ là thần chết, kẻ đã đi theo chân cô bé Liesel bé bỏng từ khoảnh khắc cô ăn trộm cuốn sách đầu tiên, qua quá trình ăn cắp các cuốn sách khác của cô như một nỗ lực để lớn lên, để cứu vớt thế giới với bàn tay bé nhỏ.

Dù ngay từ đầu phim, cô bé đã khẳng định “mình không hiểu ý nghĩa của từ hy vọng”, nhưng nhà làm phim đã tự biến cô thành tượng trưng của từ ngữ đó. Giữa thế giới xám xịt của chiến tranh, của các âm mưu chính trị, sự tàn bạo của nạn diệt chủng, khuôn mặt của Liesel luôn là một điểm nhấn sáng bừng. Các nhà làm phim đã tạo ra một vầng hào quang xung quanh cô bé mồ côi, biến cô thành một ngọn đuốc chỉ đường để từ đó, người ta thấy sự trong trẻo, nhân hậu và sự thánh thiện của trẻ em sẽ trở thành một chiếc phao cứu sinh cho toàn bộ loài người.

Bộ phim đã ra mắt tại Mỹ từ 15/11 và sẽ sớm có mặt tại Việt Nam.

Bài viết mới nhất

Phương pháp rửa mặt bằng nước lạnh được lòng các sao

Rửa mặt là bước không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da hằng ngày.…

9 hours ago

6 bộ phim châu Á nổi bật bạn không nên bỏ qua trong dịp lễ 30/4-1/5

Dịp lễ 30/4-1/5 là thời điểm tuyệt vời để bạn tự thưởng cho bản thân…

10 hours ago

Đi tìm 5 kiểu áo tắm “chân ái” cho hội chị em mùa Hè này

Cùng ELLE Vietnam khám phá những xu hướng áo tắm sẽ khiến bạn tỏa sáng…

18 hours ago

Top 8 lăn khử mùi giúp vùng da dưới cánh tay luôn khô thoáng và tỏa hương

Lăn khử mùi Antiperspirant và Deodorant, bạn nên chọn loại nào? Cách phân biệt là…

18 hours ago

14 bộ phim gia đình Hàn Quốc bạn nên xem cùng người thân trong kỳ nghỉ

Các dịp lễ trong năm là khoảng thời gian tuyệt vời để chúng ta quây…

18 hours ago

5 bài tập squat đơn giản khắc phục tình trạng “mông hóp”

Cùng ELLE trải thảm cùng 5 bài tập squat đơn giản dễ thực hiện tại…

1 day ago