Hợp tác thiết kế (Phần 1): Những đôi đũa lệch gắp vàng

Người ta những tưởng Donatella Versace sẽ không bao giờ thèm ngó ngàng tới thời trang "mì ăn liền" của H&M. Thế rồi một ngày, H&M làm người yêu thời trang xếp hàng suốt đêm từ New York đến Stockholm để mua những thiết kế của Versace trong những cửa hàng H&M...

Share

Đó chỉ là một trong nhiều ví dụ ELLE dùng để kể câu chuyện về những thương vụ hợp tác giữa những cá nhân xuất chúng và các thương hiệu thời trang.

Nếu các thương hiệu bình dân cứ mãi sản xuất đồ giá rẻ, các thương hiệu cao cấp cứ chạy đua hết mùa Haute Couture này đến mùa Haute Couture khác, nền công nghiệp thời trang đã thành một guồng máy chạy chuẩn xác nhưng nhàm chán. Và thế là các thương hiệu bình dân quyết định tạo ra bom tấn, bằng cách mời các NTK thời trang cao cấp vào cuộc.

 

Kate Moss hợp tác cùng Topshop

Chiếc váy một vai của Kate Moss làm cho Topshop năm 2007 được Design Museum chọn vào danh sách “50 chiếc váy thay đổi thế giới” chỉ đơn giản vì nó đánh dấu một kỷ nguyên mới khi những yếu nhân “nhúng tay” vào việc thiết kế các thương hiệu thời trang và tạo nên những thành công gây sốc. Câu chuyện của Kate Moss và Topshop bắt đầu từ cuộc gặp gỡ tình cờ của Kate và Sir Philip Green tại một phiên đấu giá năm 2006. Kate nói rằng họ nên làm gì đó với nhau. Và ý tưởng “cái gì đó” đã tạo ra cơn sốt chiếc váy một vai vào tháng 5/2007.

Khoảng 2.000 phụ nữ đã xếp hàng trước cửa hàng Topshop trên phố Oxford ở London, chờ đợi để có 20 phút mua một chiếc váy Kate Moss ở Topshop. Cuộc gặp gỡ tình cờ đó đã gắn bó Kate Moss bốn năm với Topshop và kết quả là 14 BST “cháy hàng”. Tháng 11/2010, Kate đưa ra BST hợp tác cuối cùng và lời chia tay với Topshop. Nhưng sau Kate, Topshop lại tìm kiếm các kế hoạch hợp tác thiết kế khác: BST hợp tác với NTK Anh, Mary Katrantzou (8/2012) và hai BST với J.W. Anderson, NTK trẻ được săn đón nhất trong làng thời trang hiện giờ.

 

Thiết kế của Anderson cho Topshop

Jason Wu cũng vừa có thương vụ hợp tác thành công ngoài sức tưởng tượng với Target – chuỗi cửa hàng bán lẻ khổng lồ của Mỹ. Tháng 6/2012, BST Jason Wu for Target gồm 53 mẫu bao gồm váy, chân váy, áo, quần shorts, túi và khăn được cho ra mắt với giá từ 400 ngàn – 1 triệu đồng, trong khi một món đồ của Jason Wu thường có giá tới 60 triệu đồng. Joshua Thomas, đại diện của Target, cho biết chỉ sau vài giờ xuất hiện, BST đã bán hết bay trên trang web và 1.200 cửa hàng của Target có bán đồ Jason Wu trên khắp nước Mỹ.

 

Thiết kế của Jason Wu cho Target

 

Thiết kế của Jason Wu cho Target

Trước đó, Target cũng hợp tác với Missoni, thương hiệu cao cấp của Ý. Target giới thiệu 400 mẫu có giá từ 6 triệu đến 12 triệu đồng, trong khi đó, các món đồ của Missoni trong các cửa hàng cao cấp có giá khoảng 160 triệu đồng. Trong vòng 24 giờ, tờ Washington Post ghi nhận chỉ còn bốn món đồ còn sót lại trong một cửa hàng Target ở Washington. Ở một vài cửa hàng ở New York, BST được bán hết chỉ trong vòng 10 đến 15 phút.

Thương hiệu chăm chỉ hợp tác nhất mà không ai quên được là H&M. Mở đầu bằng hợp tác với Karl Lagerfeld năm 2004, trong vòng 8 năm trở lại đây, H&M cần mẫn hợp tác với hơn 15 NTK khách mời huyền thoại. Trong đó đáng chú ý là Roberto Cavalli, Lanvin, Madonna, Jimmy Choo, Tom Ford, Versace, Marni, Anna Dello Russo, Maison Martin Margiela.

 

Maison Martin Margiela hợp tác cùng H&M

 

Maison Martin Margiela hợp tác cùng H&M

Bom tấn lớn nhất là năm 2011, khi H&M giới thiệu Versace for H&M: Những hàng dài người đứng chờ suốt đêm trước các cửa hàng H&M. Có nơi kỷ lục, khách hàng đứng đợi suốt 24 giờ. Sau đúng 30 phút, cửa hàng H&M tại Bắc Kinh và Dubai bán hết hàng. Trang web của H&M bị quá tải, không thể truy cập.

 

Versace hợp tác cùng H&M

 

H&M và VERSACE

Năm 2012, H&M lại tạo ra bom tấn khác mang tên Anna Dello Russo. Trang web của H&M bán hết sạch các món trang sức Anna Dello Russo trong vòng ba giờ. Tất cả các cửa hàng của H&M có bán BST này đều chứng kiến một hàng dài khách hàng chờ đợi từ 6 giờ sáng. Ở Anh, các cửa hàng H&M phải thực hiện chính sách từng-người-một. Mỗi khách hàng được phát một băng đeo tay, đợi đến phiên mình được vào cửa hàng và chỉ có 15 phút để chọn mua hàng. H&M tiếp tục chinh chiến với các kế hoạch hợp tác thiết kế. Trong đó, mới nhất là với NTK nữ tài năng người Pháp Isabel Marant. Tờ ELLE Thụy Điển gọi Isabel Marant và H&M là “hợp tác đáng mơ ước nhất của mùa Thu”. Chính ZARA từng tuyên bố không cần hợp tác thiết kế với các NTK nổi tiếng nhưng gần đây, thương hiệu này cũng gắn với tin đồn hợp tác cùng John Galliano.

 

Nhà thiết kế Anna Dello Russo đã bắt tay hợp tác cùng H&M

 

Hình ảnh từ BST hợp tác của Anna Dello Russo và H&M

Các thương hiệu bình dân tiến những bước nhỏ đến thời trang cao cấp; các thương hiệu, NTK cao cấp tới gần hơn với công chúng; giới quan sát thời trang có sự kiện để theo dõi, công chúng sở hữu những món đồ cao cấp với giá hời (một chiếc váy Versace for H&M có giá trung bình chỉ hơn hai triệu đồng). Nếu ai đó coi những hợp tác thiết kế này như những đôi đũa lệch thì chắc đó là những đôi đũa gắp vàng.

Đón xem Hợp tác thiết kế (Phần 2): Hơn cả một thương vụ kinh doanh vào tuần sau.

Bài viết mới nhất

Sao Hàn đang “bắt trend” tất cao cổ như thế nào?

Từ nét đáng yêu, tinh nghịch khi kết hợp cùng váy ngắn, đến sự gợi…

3 hours ago

Thói quen uống cà phê tiết lộ điều gì về tính cách của bạn?

Không chỉ là “nghi thức” khởi đầu ngày mới, thói quen uống cà phê còn…

11 hours ago

Công dụng tuyệt vời của nước gạo trong việc nuôi dưỡng mái tóc

Bên cạnh công dụng dưỡng trắng da, nước vo gạo còn được biết đến như…

11 hours ago

Những mối tình tay ba đáng chú ý trong các bộ phim lãng mạn nổi tiếng suốt hàng thập kỷ

Trong rất nhiều tác phẩm lãng mạn, “tình tay ba” là một “gia vị” thú…

1 day ago

37 bộ phim Hàn tình cảm lãng mạn đáng xem nhất 2024

Trong năm 2024, các nhà sản xuất phim Hàn sẽ tiếp tục chiêu đãi khán…

1 day ago

“Pop of blue” – Thời khắc xu hướng chinh phục thế giới phụ kiện màu xanh dương

Màu xanh dương từng bước “xâm nhập” vào tủ đồ phụ kiện yêu thích mùa…

1 day ago