Quần tây – Dấu ấn nữ quyền

Đăng ngày:

Hình ảnh của phái đẹp thường gắn liền với những chiếc váy thướt tha, dịu dàng, còn hình ảnh của phái mạnh lại đi cùng những chiếc quần xỏ ống với đường cắt dứt khoát, mạnh mẽ. Tuy nhiên, cuộc sống không có vách ngăn và thời trang không hề có biên giới…

CUỘC TRỞ VỀ TỪ NHỮNG NĂM 70

-005

Thời trang Xuân – Hè 2011 chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thời trang thập niên 70. Chính vì thế, sự quay trở lại của kiểu quân ống rộng (wide-leg pants), quân ống xòe (flared pants), và quân ba phân tư (capris) đã từng rất phổ biến ở những năm 70 là tất yếu! Các hãng thời trang tên tuổi như Jason Wu, Marc Jacobs, Tommy Hilfiger, Derek, Dior… đều đưa những mẫu quần kể trên vào bộ sưu tập Xuân – Hè 2011 của mình, với những nét chấm phá hiện đại.

Sự quay trở lại của những loại quần này cũng rất dễ hiểu. Lý do chính là vì loại quần bó sát (skinny pants) đã trở nên quá quen thuộc, đồng nghĩa với việc mặc chúng không còn là một tuyên ngôn cá tính nữa, như nhà văn người Ái Nhĩ Lan Oscar Wilde đã từng nói “Thời trang là một hiện thân của sự xấu xí, và nó khó chịu đến mức chúng ta buộc phải thay đổi nó mỗi 6 tháng”.

Phức tạp nhưng thư giãn, sắc bén và gọn ghẽ với eo lưng chừng hoặc eo cao là nét hiện đại hóa của quần ống rộng cho Xuân – Hè 2011. Kiểu quần này hoàn toàn phù hợp với một diện mạo đậm chất nam tính, nhưng không kém phần quyến rũ nữ tính, rất hiện đại nhưng lại phảng phất âm hưởng cổ điển từ quá khứ.

Đối với kiểu quần ống xòe, phần eo và đùi bó sát với đường viền to bản chạy dọc suốt chiều dài ống quần, nới lỏng ở đầu gối, và xòe ra ở gần mắt cá chân là đặc điểm phân biệt quần ống xòe Xuân – Hè 2011 với quần ống xòe những năm 70.

Tuy nhiên, hai loại quần kể trên chỉ phù hợp với những người chân dài hoặc cao ráo. Trong khi quần ba phần tư là lựa chọn thích hợp hơn cho những ai có chiều cao vừa phải. Điểm nhấn của quần ba phần tư Xuân – Hè 2011 là độ cắt không cao như ở thập niên 70, mà chỉ vừa phải, nằm ngay ngắn phía trên mắt cá chân một chút mà thôi.

NHƯ MỘT TUYÊN NGÔN Ở CHỐN THƯƠNG TRƯỜNG

Nữ hoàng Anh đã từng nói với Thái tử Charles rằng “Quần áo là sự thể hiện bên ngoài để giúp người khác đánh giá con người bên trong. Quần áo thì người ta thấy được, còn con người bên trong thì không”. Như thế có nghĩa là đứng chung hàng ngũ với nam giới. Không chỉ vậy, nó còn góp phần tăng thêm tính tin cậy và sự chuyên nghiệp.

Người ta thường xuyên dựa vào bề ngoài để đánh giá một con người, và điều đó đặc biệt quan trọng trong chốn thương trường! Mỗi một bộ quần áo khoác lên người là một thông điệp cá nhân gửi đến những người đối diện; đồng nghĩa với chuyện nếu biết sử dụng đúng cách, việc sử dụng thời trang để chọn cho mình một bức thông điệp hoàn hảo và bóng bẩy là hoàn toàn khả thi.

Điều này có phần quan trọng hơn đối với những phụ nữ trong giới kinh doanh, nơi mà đàn ông được xem là lực lượng lao động chính. Việc sử dụng quần tây trong thời trang công sở cho họ sự tự tin và bình đẳng khi mà những chiếc váy thướt tha không thể đem lại!

Nhà văn Pháp Jean Cocteau đã từng nhận xét “Nghệ thuật sản sinh ra những điều xấu xí mà thường qua thời gian lại trở nên đẹp. Thời trang, ngược lại, sản sinh ra những thứ xinh đẹp nhưng lại luôn trở nên xấu xí với thời gian”. Tuy nhiên, có một điều mà nhà văn có lẽ đã không nghĩ đến đó là thời trang còn là sự lặp lại và làm mới quá khứ nữa!

Đặc biệt lần này, trong quá khứ đó, quần tây đã là một cột mốc quan trọng đánh dấu sự thành công trong việc đấu tranh cho bình quyền nữ giới, khẳng định khả năng độc lập, không phụ thuộc của phái đẹp trong môi trường làm việc mà trước đó chỉ dành cho “những người đến từ Sao Hỏa”.

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more