Xu hướng & Cảm hứng

Skin fasting liệu có phải là một giải pháp tốt cho da?

Làn da của bạn sẽ như thế nào nếu bỏ qua các bước skincare?

Share

Chăm sóc da luôn luôn là một trong những vấn đề được phái đẹp ưu tiên hàng đầu. Theo nhịp chảy của thời gian, quá trình dưỡng da của phụ nữ trở nên ngày càng phức tạp hơn. Những xu hướng skincare luôn được đổi mới và cập nhật vô cùng nhanh chóng. Trong thời gian gần đây, skin fasting xuất hiện như một ngôi sao nổi bật trong cộng đồng làm đẹp. Phương pháp này thu hút được khá nhiều sự quan tâm và dần trở thành một trend trên Instagram. Tuy nhiên, là một “tân binh”, liệu pháp này không khỏi gặp phải những tranh cãi và nghi ngờ. Liệu skin fasting có phải là một giải pháp chăm sóc da an toàn và hiệu quả? Hãy cùng ELLE tìm ra đáp án bằng cách tìm hiểu phương pháp skincare này nhé. 

Skin fasting là gì?

Phương pháp này được ví như là quá trình “ăn kiêng” của da. Mỗi ngày, phái đẹp thường dành ra khá nhiều thời gian cho các bước dưỡng da. Đặc biệt là các cô nàng Hàn Quốc nổi tiếng với hơn 10 bước skincare. Việc chăm sóc da đều đặn được xem là cách tốt nhất giúp mang đến làn da đẹp và khỏe khoắn. Tuy nhiên, skin fasting lại đi ngược lại hoàn toàn với tiêu chuẩn này. Cũng giống với cơ thể, làn da cũng có khả năng bị “bội thực” khi bạn sử dụng mỹ phẩm quá nhiều. Vì thế, cần dành một khoảng thời gian giúp da nghỉ ngơi, thải độc và cải thiện bộ máy hoạt động tự nhiên. Ngưng lại các bước dưỡng chính là điều bạn sẽ làm khi áp dụng giải pháp skin fasting.

Skin fasting được cho là có khả năng giúp thải độc cho da. Ảnh: Pexels.

Cách thực hiện liệu pháp skin fasting

Khi áp dụng phương pháp này, bạn sẽ tạm bỏ qua các bước chăm sóc da trong vòng một vài ngày. Các bước skincare như dưỡng ẩm, serum, hay kem chống nắng đều sẽ không được sử dụng đến. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng sữa rửa mặt và sản phẩm tẩy trang để làm sạch da. Ngoài ra, nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể để quá trình diễn ra hiệu quả hơn.

Nhiều ý kiến cho rằng thực hiện skin fasting giúp làn da có thể vận hành lại cơ chế dưỡng tự thân. Tuy nhiên, quan điểm này vẫn chưa được kiểm chứng. Ảnh: Pexels.

Thời điểm tốt nhất để thực hiện skin fasting là vào các dịp nghỉ lễ. Đây là khoảng thời gian cho phép bạn nghỉ ngơi ở nhà và thả lỏng làn da. Nên thực hiện liệu pháp này khoảng 1-2 lần trong một tuần.

 

 

Những sự thật về skin fasting mà bạn cần biết

Giữa vô số những thông tin về phương pháp skin fasting, đâu mới là sự thật đằng sau liệu pháp chăm sóc da này?

Quá trình “ăn kiêng” làm mất đi một lớp bảo vệ da

Việc bỏ qua các bước chăm sóc da đồng nghĩa với việc từ bỏ một “tầng khiên” bảo vệ da. Ngưng sử dụng các sản phẩm dưỡng có khả năng khiến làn da bỏ lỡ các thành phần dưỡng cần thiết. Da bạn sẽ trở nên mong manh hơn trong quá trình thực hiện skin fasting. Ví dụ như việc không bôi kem chống nắng sẽ tạo cơ hội cho tia cực tím tấn công làn da. Đây chính là lý do bạn nên hạn chế ra ngoài trong thời gian đang “ăn kiêng”.

Công tác bảo vệ da sẽ trở nên khó khăn hơn trong quá trình thực hiện skin fasting. Ảnh: Pexels.

Khả năng thải độc của skin fasting không thần kỳ như lời đồn

Được biết đến rộng rãi với công dụng giúp thải độc cho da, nhưng sự thật có phải như vậy? Trên thực tế, quá trình thải độc diễn ra phức tạp hơn rất nhiều. Cơ thể thải độc thông qua nhiều bộ phận khác nhau như da, thận và gan… Nghiên cứu cho thấy các chất độc hại không có khả năng bị phá hủy và thải ra ngoài thông qua làn da. Vì thế, việc dừng sử dụng mỹ phẩm không hề có tác dụng thải độc thần kỳ như lời đồn đại. 

Hiện nay khả năng thải độc da của skin fasting vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớn. Ảnh: Pexels.

Không nên thực hiện skin fasting cho da mụn

Phương pháp này không phải là một ý tưởng phù hợp cho da mụn. Thông thường, làn da dễ nổi mụn cần sự hỗ trợ của các sản phẩm dưỡng chuyên dụng. Retinol, acid salicylic hoặc benzoyl peroxide đều là những thành phần cần thiết cho da mụn. Vì thế, việc ngưng lại các bước dưỡng da có thể sẽ khiến tình trạng mụn nghiêm trọng hơn. 

Không nên thực hiện phương pháp skin fasting nếu bạn sở hữu làn da dễ nổi mụn. Ảnh: Pexels.

Đâu mới là đối tượng mà skin fasting hướng đến?

Tác dụng hiệu quả nhất của liệu pháp này chính là chăm sóc cho làn da nhạy cảm. Trong trường hợp da bị kích ứng do mỹ phẩm, phương pháp này giúp da có thời gian hồi phục. Ngoài ra, bạn còn có thể nhận biết được đâu là sản phẩm không phù hợp với da và kịp thời thay đổi dòng dưỡng khác. 

Skin fasting giúp bạn nhanh chóng phát hiện ra những dòng mỹ phẩm không phù hợp cho da. Ảnh: Pexels.

Bài viết mới nhất

Obagi và hoạt chất “vàng” trong chu trình chống lão hóa

Lão hóa là quá trình tự nhiên và không thể tránh khỏi. Để làm chậm…

1 hour ago

5 đặc điểm thường thấy ở những người phụ nữ hạnh phúc

Tựa như một bức tranh được tô vẽ bởi muôn vàn màu sắc, định nghĩa…

2 hours ago

Hồ Ngọc Hà gia nhập Bulgari với vai trò “Bạn thân thương hiệu”

Bulgari, nhà kim hoàn La Mã nổi tiếng thế giới, trân trọng thông báo Hồ…

4 hours ago

5 cách phối quần vải cho cô nàng công sở đi làm ngày Hè

Các kiểu quần vải luôn là những sản phẩm quen thuộc trong mùa nắng. Mỗi…

15 hours ago

Gặp gỡ Natt Kiewchaum – nữ giám đốc khối vận hành của khách sạn Hilton Saigon

Vào một buổi chiều cuối tháng 4/2024, các vị khách trong buổi trò chuyện cùng…

15 hours ago

Bí quyết “đảo ngược lão hóa” của mỹ nhân Song Hye Kyo

Song Hye Kyo là một trong những mỹ nhân Hàn khiến bất kỳ ai cũng…

15 hours ago